Khó khăn khi thực hiện mô hình QLCĐ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã phúc thuận, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 111)

8. Phương pháp thu thập thông tin

2.5.2.Khó khăn khi thực hiện mô hình QLCĐ

Bên cạnh những thuận lợi kể trên thì quá trình thực hiện mô hình QLCĐ vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định. Có thể kể đến một số khó khăn như sau:

2.5.2.1. Khó khăn về cộng đồng

Đối với những cộng đồng có trình độ dân trí đồng đều thì việc thực hiện mô hình QLCĐ sẽ gặp nhiều thuận lợi, thời gian đạt kết quả mong đợi sẽ rút ngắn, tuy nhiên, với những cộng đồng dân trí không đồng đều, trình độ nhận thức kém hơn (như cộng đồng có số đông là người dân tộc thiểu số ở những vùng sâu, xa) thì việc tiếp cận mô hình QLCĐ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, cần có thời gian để nâng cao năng lực và hướng dẫn chi tiết cho cộng đồng các phương pháp và kỹ năng QLCĐ.

2.5.2.2. Khó khăn về tổ chức và cán bộ của cơ quan thực hiện dự án

Qua khảo sát, phỏng vấn Giám đốc Trung tâm DWC và các cán bộ dự án của trung tâm DWC thì tác giả có phát hiện được một số khó khăn về tổ chức và nhân sự như:

Trình độ chuyên môn của cán bộ dự án DWC không đồng đều. Trong số 16 cán bộ dự án thì chỉ có 03 cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội, 01 cán bộ có chuyên ngành xã hội học, 01 cán bộ có chuyên ngành tâm lý học, còn lại 11 cán bộ khác có chuyên ngành kế toán, quản trị kinh doanh, luật, kế toán… Giám đốc DWC - bà Bùi Thị Kim cũng nhận định rằng, với đội ngũ cán bộ có chuyên ngành xã hội thì khả năng thích ứng và khả năng làm việc tốt hơn các cán bộ trái ngành, các cán bộ trái ngành cần có nhiều thời gian thích ứng và đào tạo hơn, thường mất ít nhất 06 tháng cho hoạt động đào tạovà khoảng tối thiểu 1 năm để các cán bộ này có thể làm việc độc lập.

Yếu tố giới tính cũng có ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động. Cơ cấu giới tính của đội ngũ cán bộ dự án DWC là 6/16 trong đó 6 cán bộ dự án là nữ giới và 10 cán bộ dự án là nam giới. Do đặc thù công việc cần phải đi công tác thường xuyên, khoảng cách địa lý giữa văn phòng trung tâm và vùng dự án xa, đồng thời phải làm việc liên tục kéo dài tại địa phương dự án do đó các cán bộ cần có sức khỏe và sự dẻo dai bền bỉ, các cán bộ nữ sẽ yếu hơn về mặt này. Tuy nhiên, khi phỏng vấn các cán bộ dự án là nữ giới thì họ cho rằng họ đã có khả năng khắc phục được điều này và hình thành sức khỏe trong quá trình làm việc.

2.5.2.3. Khó khăn trong việc giám sát tính lan tỏa và bền vững của mô hình

Mặc dù mô hình QLCĐ có tính bền vững được thể hiện bằng việc nâng cao năng lực cho cộng đồng thông qua các khóa tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, những kiến thức cộng đồng được trang bị về QLCĐ, quản lý tài chính, huy động nguồn lực và các kiến thức về văn hóa – xã hội khác sẽ là nền tảng thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Đồng thời đội ngũ thành viên nòng cốt của mỗi thôn/xóm hoạt động như những người tiên phong hỗ trợ thành lập các nhóm cộng đồng giải quyết vấn đề của nhóm theo phương pháp QLCĐ. Ngoài ra, việc người dân chủ động xây dựng những quy

chế hoạt động, quy chế sử dụng và bảo quản các công trình công cộng do chính họ làm ra cũng là biểu hiện của tính bền vững. Tuy nhiên, giám sát việc duy trì tính bền vững sau khi dự án kết thúc là một vấn đề cần được xem xét thêm. Tính bền vững sau khi dự án kết thúc bao gồm cả hoạt động của nhóm nòng cốt tại cộng đồng.

2.6. Bài học kinh nghiệm khi thực hiện mô hình QLCĐ

Qua quá trình thực hiện QLCĐ của Trung tâm DWC và kết quả nghiên cứu của tác giả, có một số bài học kinh nghiệm trong việc triển khai mô hình này trên thực tế như sau:

Chú trọng nâng cao năng lực cho cộng đồng: Các cộng đồng cần có đủ năng lực để tự tổ chức các hoạt động tự quản với sự tham gia thực sự của mọi thành viên trong cộng đồng. Mỗi cộng đồng tự quản tương ứng một thôn/xóm/khu dân cư. Để cộng đồng có thể tự quản cần có một số người nòng cốt, được người dân tự bầu chọn, đại diện cho người dân tham gia các khóa tập huấn, được trang bị các kiến thức và kỹ năng nhằm hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động tự quản. Nhóm nòng cốt có vai trò chuyển giao các kiến thức và kỹ năng quản lý cộng đồng cho toàn bộ cộng đồng. Những người có năng lực tốt nhất trong Nhóm nòng cốt được đào tạo kỹ hơn để trở thành Thúc đẩy viên. Thúc đẩy viên cần có đủ khả năng hướng dẫn người dân thực hiện các bước trong chu trình quản lý dự án có sự tham gia: phân tích hiện trạng và xác định nhu cầu, lựa chọn ưu tiên, hình thành tổ nhóm, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động phát triển cộng đồng. Bên cạnh các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực, các hướng dẫn hỗ trợ trực tiếp từ bên ngoài (ví dụ từ các cán bộ dự án) sẽ giúp việc thực hiện quản lý cộng đồng thực chất và hiệu quả hơn.

Không đánh giá thấp khả năng của cộng đồng. Khi mới tham gia dự án, đa số các hộ gia đình đều cho rằng, việc lập kế hoạch, viết dự án, thực hiện dự án là công việc của những người có nhiều chữ. Nhưng sau một quá trình được

nâng cao năng lực, học thông qua thực hành và tự trải nghiệm, người dân đã thấy rằng họ hoàn toàn có thể tự làm tốt mọi việc. Đây cũng chính là nguyên tắc phải luôn tin tưởng vào khả năng thay đổi của cộng đồng trong phát triển cộng đồng.

Các nguyên tắc và quy trình thực hiện quản lý cộng đồng cần được thảo luận rõ ràng: Các nguyên tắc và quy trình thực hiện quản lý cộng đồng cần được người dân thảo luận và hiểu kỹ lưỡng ngay từ đầu, làm nền tảng cho các hoạt động cộng đồng tự quản. Các nội dung trong quy trình QLCĐ cũng có thể được thay đổi hoặc đơn giản hóa một cách linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm và trình độ dân trí ở từng địa phương nhưng vẫn phải đảm bảo tính minh bạch và sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan.

Người dân tự xây dựng quy chế tự quản: Để quản lý cộng đồng được thực hiện một cách thực chất, người dân cần bàn bạc đi đến đồng thuận xây dựng các nội quy/quy chế trong cộng đồng, đảm bảo có sự cam kết cùng thực hiện của toàn cộng đồng, có xác nhận của chính quyền địa phương để nâng cao tính pháp lý của các quy chế này.

Người thiệt thòi ở vị trí trung tâm: Người thiệt thòi (nghèo, khuyết tật, già, neo đơn, phụ nữ, trẻ em…) là những đối tượng dễ bị “lãng quên” và dễ bị đẩy ra “ngoài lề” cần được quan tâm và chú trọng trong quản lý cộng đồng. Họ không chỉ là đối tượng hưởng lợi mà cần tham gia tích cực vào quá trình phát triển để họ được nâng cao năng lực và có tiếng nói trong cộng đồng. Trong các nhóm cộng đồng cũng nên có sự kết hợp giữa những người thiệt thòi và các hộ gia đình “khá giả” để những người thiệt thòi được học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn. Người thiệt thòi luôn được tham gia và được hưởng lợi là yếu tố quan trọng phù hợp với nguyên tắc của phát triển cộng đồng.

Quy mô của một cộng đồng không nên quá đông: Qua thực tế, để các cộng đồng tự quản được thực sự thì quy mô của cộng đồng cần phù hợp với trình độ quản lý hiện tại, không nên quá đông (dưới 80 hộ đối với thành thị,

dưới 60 hộ đối với nông thôn). Với quy mô này đảm bảo các hộ có đủ chỗ để hội họp, thảo luận, đồng thời việc cung cấp, trao đổi thông tin và điều hành sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn. Trong trường hợp các tổ/thôn có quy mô lớn hơn (hàng trăm hộ) thì nên chia tổ/thôn đó ra thành nhiều cụm dân cư để đảm bảo quy mô phù hợp cho việc thực hiện quản lý cộng đồng.

Luôn luôn công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong mọi hoạt động: Công khai, minh bạch, trách nhiệm là các nguyên tắc trong quản lý cộng đồng. Các nguyên tắc này được thực hiện, không những chất lượng dự án được đảm bảo mà niềm tin, sự gắn kết trong cộng đồng cũng sẽ tăng lên. Quản lý cộng đồng là một minh chứng cho Chính quyền địa phương thấy rằng công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và làm tăng niềm tin của người dân đối với các chương trình dự án phát triển của Nhà nước.

Thay đổi thói quen, cách nghĩ của người dân về “Dự án”: Vẫn còn hiện tượng người dân cho rằng Dự án là do một một chức, cá nhân, hay chính quyền đem cho. Coi dự án là nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, là “tiền chùa” nên không cần quản lý chặt chẽ như tiền do dân đóng góp. Bởi vậy, người dân cần được chia sẻ để hiểu rằng nguồn lực là có hạn và mọi nguồn ngân sách đều phải được trân trọng và kiểm soát chặt chẽ. Việc đóng góp của người dân trong QLCĐ là yêu cầu bắt buộc nhằm tăng tính sở hữu và đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển. Nhờ đó người dân biết quý trọng các công trình, sản phẩm mà họ cùng làm ra, tăng tính trách nhiệm trong quá trình sử dụng và bảo quản. Đóng góp của dân không nhất thiết phải bằng tiền, có thể bằng công sức, vật liệu và các phương tiện sẵn có.

Thúc đẩy mạnh mẽ sự cam kết và trách nhiệm giải trình của Chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương và người dân cần được thảo luận rõ rằng thực hiện QLCĐ chính là thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở. QLCĐ thúc đẩy hiệu quả quá trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Tạo môi

trường thuận lợi cho áp dụng QLCĐ là trách nhiệm của Chính quyền địa phương. Nhờ QLCĐ Chính quyền địa phương cũng được giảm nhẹ một phần trong công tác quản lý Nhà nước. PCM đã huy động sự hỗ trợ của chính quyền thông qua việc tham gia trực tiếp và cam kết trong các cuộc đối thoại với người dân. Chính quyền địa phương cũng chia sẻ một phần nguồn lực, trao trực tiếp cho người dân tự quản lý vì sự phát triển chung và bền vững.

Liên kết với các đơn vị và các tổ chức cung cấp dịch vụ khác tại địa phương: Các nguồn lực từ các đơn vị, tổ chức và cá nhân tại địa phương là nguồn lực bền vững cho việc áp dụng và duy trì QLCĐ. Bước đầu dự án PCM đã hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm ở tại địa phương và các vùng lân cận, đóng góp một phần vào các dự án phát triển cộng đồng.

Kết luận và Khuyến nghị Kết luận

Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người cũng theo đó tăng lên. Tuy nhiên, ở bất kể môi trường nào từ thành thị đến nông thôn đều tồn tại những vấn đề khó khăn riêng, nếu không được giải quyết kịp thời và đúng cách thì những vấn đềnày sẽ trở nên phức tạp và có thể trở thành yếu tố cản trở sự phát triển của cộng đồng, của địa phương.

Mô hình QLCĐ đã đáp ứng được vấn đề cấp thiết đó và thực tế nghiên cứu đã chỉ ra rằng mô hình QLCĐ đã và đang được áp dụng có hiệu quả tại địa bàn xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và địa bàn dự án do trung tâm DWC quản lý và thực hiện nói chung. Sau thời gian

thực hiện giai đoạn 1 của dự án “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” từ

năm 2011 đến 2014, mục tiêu dự án đề ra đã đạt được: năng lực của chính quyền và người dân về tham gia và tự quản được nâng cao, điều kiện sống của người dân được cải thiện, người dân tham gia cực hơn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Các vấn đề cộng đồng được giải quyết có hiệu quả.Kết quả này là nền tảng góp phần phát triển bền vững tại địa bàn nghiên cứu.

Mô hình quản lý cộng đồng 9 bước đơn giản, lô gic, dễ thực hiện và có tính linh hoạt nên dễ dàng vận dụng ở bất kỳ cộng đồng có vấn đề khó khăn nào, từ cộng đồng nông thôn cho tới thành thị, hay cả trong trường học khi thúc đẩy sự tham gia của học sinh vào quá trình dạy và học tại trường (như dự

án Thúc đẩy Quản lý cộng đồng tại Việt Nam – giai đoạn 2 – PCM 2 mà

DWC đang thực hiện tại 08 trường Trung học cơ sở của tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Quảng Bình).Thêm nữa là mô hình QLCĐ phù hợp với nhu cầu của các đối tượng hưởng lợi, tuân thủ các chủ trương và chính sách của Nhà nước nói

chung và của địa phương nói riêng nên đã thu hút và thúc đẩy được tối đa sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển. Những giá trị vật chất và phi vật chất do dự án mang lại được duy trì, phát triển bởi chính các đối tượng hưởng lợi và cộng đồng. Ngoài ra, với những kỹ năng và phương pháp quản lý dự án đã được trang bị, người dân địa phương, đặc biệt là các thành viên nòng cốt có khả năng tự thực hiện các dự án phát triển từ các nguồn hỗ trợ của Chính phủ hay từ các nhà tài trợ khác. Người dân địa phương còn học được cách quản lý dự án một cách công khai minh bạch để tăng tính hiệu quả của các hoạt động phát triển, tăng tính đoàn kết cộng đồng.

Quy trình của mô hình Quản lý cộng đồng khá tương đồng với tiến trình phát triển cộng đồng trên lý thuyết, do đó nghiên cứu cũng góp phần hoàn thiện và hệ thống hóa mô hình thành tài liệu phục vụ cho hoạt động tham khảo, giảng dậy và thực hành phát triển cộng đồng trong trường học.

Quá trình thực hiện QLCĐ tại địa bàn nghiên cứu mặc dù có nhiều thuận lợi song cũng còn nhiều khó khăn chủ yếu từ yếu tố khách quan bên ngoài, tuy vậy những khó khăn này sẽ được giải quyết và không có ảnh hưởng tới hiệu quả của mô hình tại cộng đồng.

Khuyến nghị

Từ những phân tích trên, nghiên cứu xin đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện và khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện của mô hình QLCĐ trên thực tế như sau:

Đối với chính quyền địa phương thì cần tăng cường nâng cao nhận thức của họ về Quản lý cộng đồng. Cần giúp họ nhận thức rõ ràng rằng thực hiện QLCĐ chính là thực hiện theo chủ trương chính sách của Nhà nước về thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở ở xã, phường thị trấn. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường sự tham gia của chính quyền vào hoạt động QLCĐ tại thôn xóm để họ hiểu được giá trị và hiệu quả, tác động mà mô hình mang lại cho người dân địa bàn họ quản lý, góp phần thúc đẩy hiệu quả quá trình phát triển kinh

tế - xã hội tại địa phương. Đồng thời, hiệu quả tự quản tại cộng đồng mà mô hình mang lại cũng giúp cho chính quyền địa phương giảm nhẹ một phần trong công tác quản lý Nhà nước.

Ngoài ra, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tính cam kết của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng thực hiện QLCĐ, cam kết trong các cuộc đối thoại với người dân.

Một điều quan trọng nữa là cần thúc đẩy chính quyền địa phương tìm kiếm và chia sẻ một phần nguồn lực ngân sách cố định hàng năm để hỗ trợ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã phúc thuận, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 111)