8. Phương pháp thu thập thông tin
1.2.4. Thuyết huy động nguồn lực
Trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nguồn lực đóng vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định sự phát triển. Các hoạt động trong công tác xã hội cũng không nằm ngoại lệ, yếu tố nguồn lực luôn được xem
xét đến như một công cụ để giải quyết nan đề của đối tượng. Đặc biệt, đối với hoạt động phát triển cộng đồng nói riêng thì nguồn lực đóng vai trò tiên quyết trong việc thúc đẩy tạo nên sự thay đổi. Do đó bất cứ hoạt động phát triển cộng đồng nào đều cần lưu ý tới việc phân tích, tìm kiếm nguồn lực, phát huy nguồn lực. Nguồn lực ở đây là cả nguồn nội lực và ngoại lực.
Thuyết huy động nguồn lực xuất phát từ thuyết nhân văn hiện sinh khi cho rằng các nhóm trong cộng đồng đặc biệt là những nhóm nhỏ và yếu thế đều có những tiềm năng nhất định và chúng ta có thể huy động nguồn lực của những nhóm này trong các hoạt động động chung. Thuyết cho rằng các thành viên của một cộng đồng có thể hợp tác với nhau để tạo ra được sức mạnh trong các hoạt động của cộng đồng nếu như các lợi ích của họ được gắn với các hoạt động và chương trình đó. Lý thuyết này cũng nhấn mạnh đến khả năng của các thành viên tham gia là: (1) có được nguồn tài nguyên và (2) vận động người dân đối với việc hoàn thành các mục tiêuchung của cộng đồng. Trái ngược với lý thuyết hành vi truyền thống khi tập trung vào cá nhân, thuyết huy động nguồn lực chú trọng vào các hoạt động xã hội để huy động nguồn lực hợp lý từ các nguồn khác nhau trong việc thay đổi hành vi và can thiệp giải quyết vấn đề.
Lý thuyết huy động nguồn lực giả định rằng các cá nhân luôn cân nhắc chi phí và lợi ích của việc tham gia và hành động vào các hoạt động chung của cộng đồng. Người dân sẽ chỉ tham gia vào các hoạt động khi lợi ích có được là nhiều hơn những thứ bỏ ra.Vậy để huy động nguồn lực là sự tham gia của người dân thì chúng ta cần đẩy mạnh yếu tố lợi ích hoặc hướng những hoạt động phát triển cộng đồng tới những nhóm người mà sẽ có được nhiều lợi ích khi tham gia vào các hoạt động. Thuyết huy động nguồn lực có thể được chia thành hai trường phái: Trường phái John D. McCarthy và Mayer Zald; John và Mayer là những người đưa ra và ủng hộ trường phái sẵn sàng chịu rủi ro để thành công (kinh tế) của lý thuyết này. Cụ thể là các yếu tố về
lợi ích, giá trị kinh tế sẽ được đặt ra hàng đầu trong việc huy động nguồn lực; Trường phái Charles Tilly và Doug McAdam, Charles và Doug nêu bật vai trò của chính trị trong việc huy động nguồn lực với quan điểm kể cả không có kinh tế tuy nhiên nếu có những tác động của các yếu tố chính trị thì có thể huy động được nhiều nguồn lực từ các bên tham gia trong cộng đồng ngay cả khi không có lợi ích kinh tế.
Tuy nhiên cả 2 trường phái trên vẫn còn những điểm hạn chế khi chưa tính đến yếu tố trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và cơ quan tổ chức. Đây cũng là 1 yếu tố quan trọng nếu tác viên PTCĐ nắm được để huy động hiệu quả các nguồn lực từ các cơ quan tổ chức khác nhau.
Vận dụng thuyết huy động nguồn lực trong phát triển cộng đồng, trước hết sẽ giúp nhân viên xã hội/tác viên phát triển cộng đồng có quan điểm và cách nhìn tích cực đối với những cộng đồng có vấn đề. Nội dung chủ đạo của thuyết nhấn mạnh tới việc bất cứ cộng đồng nào cũng có những nguồn lực nhất định. Dựa vào triết lý này, nhân viên xã hội sẽ có sự tin tưởng và định hướng trong công việc.
Thuyết cũng chỉ ra rằng muốn huy động hiệu quả các nguồn lực, các vấn đề hay nhu cầu phải xuất phát từ lợi ích chung của người dân và cộng đồng. Điều này cũng là triết lý trong phát triển cộng đồng và được vận dụng vào lý thuyết này.
Thuyết cũng giúp nhân viên xã hội có những chiến lược hiệu quả khi cần phải huy động nguồn lực. Thuyết chỉ ra rằng nhân viên xã hội muốn thành công trong việc huy động nguồn lực cần phải tính đến yếu tố lợi ích của các bên tham gia. Các bên tham gia sẽ chủ động và nhiệt tình trong việc đóng góp nguồn lực nếu họ thấy được ít hay nhiều lợi ích của họ ở trong đó. Nhân viên xã hội cũng cần hiểu rằng lợi ích không chỉ bao hàm ở ý nghĩa giá trị vật chất mà còn bao hàm cả các yếu tố khác. Tuỳ thuộc vào từng tổ chức, cá nhân cụ thể mà nhân viên xã hội đưa ra những lợi ích phù hợp để huy động sự tham
gia, đóng góp của các bên liên quan trong việc giải quyết vấn đề cộng đồng. Ngoài yếu tố lợi ích phù hợp thì cần phải kể đến sự tham gia của chính quyền địa phương (yếu tố chính trị) như là tác nhân hữu hiệu trong việc huy động nguồn lực. Đó cũng chính là một nội dung được đề cập đến trong thuyết huy động nguồn lực.
Như vậy thông qua thuyết này, nhân viên xã hội cũng cần hiểu rằng việc huy động nguồn lực là tự nguyện. Tuy nhiên yếu tố chính trị là nhân tố tạo ra ảnh hưởng tích cực trong việc này. Do đó khi làm việc với cộng đồng, nhân viên xã hội cần tạo mối quan hệ và có được sự hỗ trợ tối đa từ chính quyền địa phương. Có được sự đồng thuận của chính quyền địa phương sẽ giúp tác viên PTCĐ huy động được nhiều nguồn lực trong các hoạt động phát triển cộng đồng dựa vào các hình thức pháp lý ví dụ như công văn.
Vận dụng thuyết huy động nguồn lực trong đề tài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng lý thuyết làm cơ sở lý luận cho việc xem xét đánh giá cách tiếp cận và phương thức hỗ trợ người dân trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng của mô hình Quản lý cộng đồng. Tiếp cận dựa vào nguồn lực là một trong ba cách tiếp cận của mô hình, trong đó mô hình nhấn mạnh tới việc cộng đồng không chỉ nhìn vào những vấn đề khó khăn mà cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu và các nguồn lực nội tại của cộng đồng có thể huy động để giải quyết vấn đề của mình.