Hiệu quả của mô hình QLCĐ trong vấn đề giảm nghèo

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã phúc thuận, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 79)

8. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1. Hiệu quả của mô hình QLCĐ trong vấn đề giảm nghèo

Trước hết, việc hực hiện mô hình QLCĐ đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa bàn dự án xã Phúc Thuận. Như đã nêu trên, xã Phúc Thuận có tỷ lệ hộ nghèo/cận nghèo tương đối cao. Theo số liệu thống kê của UBND xã

Phúc Thuận trong Báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm, xóm Phúc Tài năm 2011 có tới 42 hộ nghèo/cận nghèo, xóm Tân Ấp 2 cùng thời điểm có 13 hộ nghèo/cận nghèo theo tiêu chuẩn của Nhà nước. Đến 3 tháng đầu năm 2014, xóm Phúc Tài giảm còn 25 hộ nghèo/cận nghèo; Xóm Tân Ấp 2 giảm còn 9 hộ nghèo/cận nghèo. Tỷ lệ này được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Biến động tỷ lệ hộ nghèo tại địa bàn nghiên cứu

(Nguồn: Tài liệu dự án DWC và Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội xã Phúc Thuận)

Như vậy, qua biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo của 2 xóm Phúc Tài và Tân Ấp 2 có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng giảm đi từ năm 2011 đến đầu năm 2014. So sánh qua các năm sử dụng cùng một chỉ số đánh đã cho kết quả rằng việc thực hiện mô hình QLCĐ đã đóng góp vào mục tiêu giảm nghèo của địa bàn nghiên cứu. Các kết quả TDA đã góp phần vào mục tiêu giảm nghèo mà mô hình QLCĐ thực hiện tại đây. Điều này được thể hiện trước hết ở việc có đường giao thông được bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại giao thương buôn bán, khai thác nông sản, phát triển kinh tế

của người dân địa phương. Thứ hai là tăng năng suất, tăng sản lượng nông nghiệp, giảm thiểu thời gian thiếu lương thực của người dân qua xây dựng mương tưới tiêu hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Thứ ba là giúp giảm sức lao động phục vụ cho tái sản xuất của người dân từ việc giảm ngày công đưa nước tưới tiêu về ruộng khi chưa có mương tưới cứng hóa, giảm sức lao động khi vận chuyển nông sản do có đường bê tông thuận tiện việc chuyên chở hơn. Thứ tư là hiệu quả của các tiểu dự án hỗ trợ sinh kế tại địa bàn dự án (mô hình chăn nuôi ngan, lợn rừng tại nhà có kết hợp quản lý kinh tế hộ gia đình để theo dõi chi phí và lợi nhuận của các hoạt động kinh tế hộ).

Qua phỏng vấn sâu đại diện nhóm cộng đồng thực hiện tiểu dự án, Chị Nguyễn Thị T. – hộ nghèo xóm

Phúc Tài cho biết: “Khi chưa có mương tưới được cứng hóa chúng tôi rất vất vả mỗi mùa vụ đều phải thay nhau thức đêm chờ nước đầu nguồn xả thì đắp mương đất đưa nước về ruộng nhà mình, có khi phải canh cả mấy ngày đêm liền, mỗi khi lúa trổ đòng cần nước tưới thì lại khô hạn nên nhiều năm liền mất mùa, hoặc có thì chất lượng thóc cũng kém … ”

Như vậy, có thể khẳng định rằng mô hình QLCĐ đã có đóng góp nhất định cho việc giảm nghèo ở địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã phúc thuận, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)