8. Phương pháp thu thập thông tin
2.3.3. Hiệu quả của mô hình QLCĐ trong vấn đề ô nhiễm môi trường
Vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa bàn nghiên cứu cũng được giải quyết một phần thông qua các tiểu dự án xây dựng bể đốt rác thải tại nghĩa trang xóm Phúc Tài. Xuất phát từ việc không có nơi tập kết và xử lý riêng cho các loại rác thải tại nghĩa trang (đồ sau cải tang), gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan, ảnh hưởng tới các hộ dân sinh sống xung quanh khu vực này, người dân đã lựa chọn xây dựng một bể đốt các loại rác thải tại nghĩa trang thông qua thực hiện QLCĐ.
Vấn đề rác thải sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý đúng cách là vấn đề gây mô nhiễm môi trường tại địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình QLCĐ cũng chưa hỗ trợ được người dân trong việc giải quyết vấn đề này. Vấn đề thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt chỉ mới được đề cập và xây dựng phương án giải quyết tại các cuộc họp thôn/xóm và trong các cuộc đối thoại, tiếp xúc cử tri. Để xử lý rác thải cần có sự đầu tư đồng bộ từ chính quyền địa phương, từ khâu thu gom rác thải đến tập kết và xử lý.
2.3.4. Hiệu quả của mô hình QLCĐ trong vấn đề tiếp cận thông tin của người dân.
Theo kết quả nghiên cứu qua phỏng vấn 100 phiếu hỏi và phỏng vấn sâu 02 đại diện nhóm cộng đồng của hai xóm nghiên cứu cho thấy, người dân
địa phương đã được tăng cường cơ hội tiếp cận thông tin thông qua một số hoạt động dự án.
Trước hết, việc dự án hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa cho mỗi xóm đã đáp ứng nhu cầu có nơi hội họp khang trang của cộng đồng, có nơi hội họp cũng chính là tăng cơ hội tiếp cận thông tin cho người dân. Qua phỏng vấn phiếu hỏi cho kết quả 92% người dân đi họp thôn xóm nhiều hơn so với khi chưa có
nhà văn hóa (Trích Bảng 20: Tần suất tham gia họp thôn sau khi tham gia dự án – Phụ lục 3 trang 126 Luận văn). Tham gia vào các cuộc họp thôn xóm
thì người dân tiếp cận được nhiều thông tin mới và thiết thực với mình.
Bên cạnh đó, việc người dân tham gia vào các hoạt động cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích cho họ, 72% người dân nói rằng họ đã được tiếp cận các thông tin về chính sách, pháp luật và 65% nói rằng họ được tiếp cận thêm
nhiều kiến thức về các vấn đề xã hội khác… (Trích Bảng 23: Lợi ích khi tham gia các hoạt động cộng đồng – Phụ lục 3 trang 126 Luận văn).
Điều này được thể hiện qua các hoạt động sinh hoạt chuyên đề định kỳ 03 tháng/ lần được dự án tổ chức tại các xóm, chủ đề sinh hoạt thường không ấn định trước mà được người dân tự đề xuất và dự án hỗ trợ mời các chuyên gia về lĩnh vực đó tới chia sẻ. Các chủ đề sinh hoạt định kỳ như: Chia sẻ về Luật đất đai, Kỹ thuật nông nghiệp mới, Sản xuất phân bón vi sinh, Chăm sóc sức khỏe, Trình tự thủ tục hành chính công tại cấp xã, Ô nhiễm môi trường, Biến đổi khí hậu, Phòng chống bạo lực gia đình, Tìm hiểu luật Giao thông đường bộ… Đây là những kiến thức hữu ích cho cuộc sống của người dân. Nhờ được tiếp cận các thông tin này, người dân hiểu được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giúp họ có nhìn nhận và hành vi phù hợp với luật pháp. Các kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp mới và thủ tục hành chính thông thường giúp cho người dân tiết kiệm thời gian và công sức trong việc thực hiện, hoàn tất các thủ tục hành chính của gia đình. Ngoài ra, các thông tin về
hoạt động của địa phương cũng được đại diện chính quyền địa phương chia sẻ thông qua hoạt động đối thoại, các kết quả và kế hoạch hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương cũng được thông báo chi tiết tới người dân. Đồng thời, việc tăng cường tiếp cận thông tin cho người dân địa phương còn được thể hiện qua việc dự án hỗ trợ các xóm dự án thực hiện tiểu dự án xây dựng tủ sách cộng đồng, các tài liệu, sách báo về Pháp luật, kỹ thuật trồng trọt - chăn nuôi, chăm sóc sức khỏe được dự án hỗ trợ từ nguồn kinh phí dự án và huy động quyên góp sách báo truyện tranh thiếu nhi từ các hộ khác trong thôn xóm tạo thành thư viện cộng đồng, thu hút mọi người dân tới đọc sách tại thư viện.
Như vậy, vấn đề thiếu cơ hội tiếp cận thông tin chính sách pháp luật tại địa bàn nghiên cứu đã phần nào được giải quyết qua quá trình thực hiện quản lý cộng đồng.
2.4. Hiệu quả của mô hình QLCĐ đối với người dân và chính quyền địa phương phương
2.4.1. Hiệu quả của mô hình QLCĐ đối với người dân (1) Về chất lượng cuộc sống của người dân (1) Về chất lượng cuộc sống của người dân
Căn cứ theo các tiêu chí đánh giá về chất lượng cuộc sống (Quality of life) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hoạt động nghiên cứu của tác giả cũng được xây dựng dựa vào các tiêu chí này. Sau quá trình khảo sát việc thực hiện QLCĐ tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, mô hình đã mang lại nhiều kết quả cho người dân trong cộng đồng, điều này được thể hiện qua một số điểm dưới đây:
Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao được thể hiện trước hết qua biến động tỷ lệ hộ nghèo tại địa bàn nghiên cứu. Theo phân tích trong mục Đánh giá hiệu quả của mô hình QLCĐ trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng đã nêu trên cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo tại địa bàn xóm Phúc
Tài và xóm Tân Ấp 2 từ năm 2011 đến 2014 giảm đi rõ rệt. Chất lượng cuộc sống của người dân nâng cao còn được thể hiện trong thu nhập hộ dân. Điều này được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Thu nhập của người dân sau khi tham gia dự án (2011-2014)
20 42 20 11 6 1
Không thay đổi Tăng khoảng 5% Tăng khoảng 10% Tăng khoảng 15% Tăng khoảng 20% trở lên Giảm khoảng 15%
(Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận,
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015)
Qua khảo sát bảng hỏi đối với 100 đại diện hộ dân tại địa bàn nghiên cứu về nhận định mức độ tăng thu nhập từ khi tham gia dự án (năm 2011 đến 2014) cho kết quả như sau: 42% số người được hỏi cho biết thu nhập gia đình tăng khoảng 5%; có 20% cho biết thu nhập tăng khoảng 10%;11% cho biết thu nhập tăng khoảng 15% và 6% số phiếu cho biết thu nhập tăng khoảng 20%; 1% số phiếu cho biết thu nhập giảm khoảng 15%; còn lại là không có thay đổi. Với mức tăng thu nhập này, qua khảo sát có tới 87% người dân khẳng định họ hài lòng với sự thay đổi này. Tuy nhiên cũng vẫn có 13% người dân được hỏi không hài lòng với mức tăng thu nhập sau khi tham gia dự án, điều này được người dân giải thích rằng họ mong muốn có mức thu
nhập cao hơn nữa bởi nhu cầu của đời sống ngày càng nâng cao. (Chi tiết tại Phụ lục 3, Bảng 5)
Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao còn thể hiện qua mức độ chú trọng tới chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần của người dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 34% số hộ dành dưới 5% cho chăm sóc sức khỏe và thỏa mãn đời sống tinh thần; 21% số hộ dành từ 10% đến 20%, 12% số hộ dành từ 20% đến 30% thu nhập cho chăm sóc sức khỏe và đời sống thần, 4% dành từ 30% đến 40% thu nhập, 12% số hộ dành khoảng 50% thu nhập cho chăm sóc sức khỏe, còn lại 17% số hộ dành từ trên 50% thu nhập cho chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống tinh thần. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần được người dân liệt kê như: thăm khám sức khỏe định kỳ, sử dụng thêm các loại thuốc bổ, thăm quan du lịch, sinh hoạtcác câu lạc bộ hoặc giao lưu giữa các tổ/nhóm tại địa phương... Như vậy, không chỉ có vấn đề sức khỏe được người dân địa bàn nghiên cứu quan tâm mà việc thỏa mãn đời sống tinh thần cũng đã được quan tâm nhiều hơn. Sau khi tham gia thực hiện dự án, có 77% người dân được phỏng vấn cũng khẳng định rằng họ được thoải mái hơn về tinh thần, 23%
người dân còn lại khẳng định rằng họ rất thoải mái tinh thần. (Chi tiết tại Phụ lục 3, bảng 6, bảng 7)
Ngoài ra, kết quả phỏng vấn người dân cũng cho thấy hầu hết các ý kiến đều cho rằng môi trường sống của họ đã thay đổi tốt hơn sau khi thực hiện dự án. Điều này được thể hiện trong biểu đồ kết quả thống kê sau:
Biểu đồ 2.3: Sự thay đổi trong môi trường sống sau khi thực hiện dự án 78 88 58 93 99 94 22 12 42 7 1 6 0% 20% 40% 60% 80% 100% Đời sống vật chất Đời sống tinh thần Đời sống chính trị Đời sống văn hóa Hoạt động cộng đồng Tình cảm cộng đồng
Tốt hơn Không thay đổi Xấu hơn
(Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận, huyện
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015)
Qua biểu đồ trên cho thấy, hầu hết người được hỏi đều trả lời rằng đời sống vật chất có tốt hơn hoặc không có thay đổi, không có ý kiến nào cho rằng đời sống vật chất xấu hơn trước khi tham gia dự án. Đó là: 78% cho rằng đời sống vật chất thay đổi tốt hơn, 88% cho rằng đời sống tinh thần tốt hơn, 58% cho rằng đời sống chính trị tốt hơn, 93% cho rằng đời sống văn hóa tốt hơn, 99% cho rằng các sinh hoạt cộng đồng tốt hơn và 94% cho rằng tình cảm cộng đồng thay đổi tốt hơn. Như vậy, kết quả khảo sát cũng cho thấy không
chỉ số lượng các hoạt động cộng đồng tăng lên mà chất lượng các hoạt động
cộng đồng cũng tăng lên.
Hơn nữa tình cảm cộng đồng thêm gắn kết sau các hoạt động dự án, mối liên hệ giữa người dân với chính quyền địa phương cũng gần gũi cởi mở hơn. Hầu hết các hoạt động người dân thực hiện đều có sự tham gia của chính quyền. Điều này tạo nên sự gần gũi giữa chính quyền và người dân. Việc tiếp xúc thường xuyên với dân tạo cơ hội cho lãnh đạo địa phương ghi nhận những tâm tư nguyện vọng của người dân, giúp cho việc quản lý của chính quyền tốt hơn.
Như vậy, theo các tiêu chí đánh giá về chất lượng cuộc sống (Quality of life) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì tại địa bàn nghiên cứu sau khi thực hiện dự án đã đạt được một số tiêu chí như: người dân có sự hài lòng về thay đổi kinh tế (thu nhập, chi tiêu); Người dân được sảng khoái về thể chất, tinh thần (do tham gia hoạt động cộng đồng, được giải đáp những vấn đề băn khoăn, được tăng cường giao tiếp xã hội…); Người dân có sự hài lòng về các mối quan hệ xã hội, môi trường sống. Do đó có thể khẳng định rằng, việc thực hiện dự án theo mô hình QLCĐ tại địa bàn nghiên cứu đã đem lại tác động tích cực góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nơi đây.
(2) Về kiến thức, năng lực của người dân địa phương
Kết quả khảo sát cho thấy, sau khi thực hiện dự án người dân địa phương đã được nâng cao kiến thức và năng lực quản lý thông qua các hoạt
động sinh hoạt chuyên đề, tập huấn cho nhóm nòng cốt, thực hiện tiểu dự án.
Trong số 100 người dân được phỏng vấn có 21 người là thành viên nhóm nòng cốt của dự án. Thành viên nòng cốt được trang bị kiến thức về các chủ đề như: Phương pháp tham gia và Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, Phương pháp và kỹ năng thúc đẩy; Thiết kế và quản lý dự án có sự tham gia; Quản lý cộng đồng; Quản lý tài chính trong thực hiện các tiểu dự án cộng đồng; Giới và dự
án phát triển; Các kỹ năng điều hành cuộc họp có sự tham gia và viết báo cáo; Quản lý kinh tế hộ gia đình… Ngoài ra, 86% người được hỏi nói rằng họ có tham gia vào các buổi sinh hoạt chuyên đề do dự án tổ chức và khẳng định rằng họ đã được trang bị kiến thức hữu ích.
Bảng 2.4: Các kiến thức người dân được nâng cao sau tham gia dự án
Các kiến thức người dân được nâng cao sau tham gia dự án
Kết quả
Số phiếu Tỷ lệ % phiếu
Chính sách pháp luật 72 15.1
Kỹ thuật nông nghiệp mới 70 14.6
Chăm sóc sức khỏe 54 11.3
Phòng chống bạo lực gia đình 48 10.0
Quy trình thực hiện thủ tục hành chính 59 12.3
Bảo vệ môi trường 59 12.3
Giới 56 11.7
Quản lý kinh tế hộ gia đình 59 12.3
Khác 1 0.2
Tổng 478 100.0
(Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận, huyện
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015)
Bảng kết quả thống kê trên cho thấy, trong số người có tham gia vào các cuộc sinh hoạt chuyên đề thì có 83,7% nói rằng họ được nâng cao kiến thức hiểu biết về chính sách pháp luật của Nhà nước; 81,4% được nâng cao kiến thức nông nghiệp mới; 68,6% được nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường, quản lý kinh tế hộ gia đình và quy trình thực hiện các thủ tục hành chính công (như khai sinh, khai tử, kết hôn, mua bán/chuyển nhượng đất đai…); 65,1% được hiểu biết thêm về kiến thức giới và bình đẳng giới; 62,8% được nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe; 55,8% được hiểu biết thêm về
luật phòng chống bạo lực gia đình. Những kiến thức này rất thiết thực và cần sử dụng thường xuyên trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình.
Với các kiến thức thu được từ tập huấn, thà81 8
nh viên nòng cốt tại các xóm có khả năng thực hiện nhiều công việc có liên quan tới hoạt động dự án và hoạt động cộng đồng, điều này được thể hiện qua kết quả khảo sát ở bảng dưới đây:
Bảng 2.5: Các công việc người dân có thể làm sau khi được tập huấn
Công việc người dân có thể làm trong hoạt động của dự án
Kết quả Số phiếu
Tỷ lệ % phiếu
Biết cách lập kế hoạch hoạt động 17 12.9
Biết huy động sự tham gia của người dân 20 15.2
Biết cách lựa chọn vấn đề ưu tiên 17 12.9
Biết các thiết kế tiểu dự án theo khung logic 11 8.3
Biết huy động hỗ trợ bên ngoài 15 11.4
Biết quản lý tài chính 21 15.9
Hiểu nhạy cảm giới và lồng ghép giới vào các công việc
11 8.3
Biết cách công khai minh bạch các hoạt động 20 15.2
Tổng 132 100.0
(Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận, huyện
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015)
Qua bảng kết quả trên cho thấy: 81% thành viên nòng cốt được hỏi cho rằng họ có khả năng lập kế hoạch thực hiện các hoạt động của dự án; 95,2% thành viên nòng cốt được hỏi cho rằng họ có khả năng huy động sự tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng cũng như hoạt động của dự án; 81% thành viên nòng cốt khẳng định rằng họ biết cách lựa chọn vấn đề ưu
tiên; 52,4% thành viên nòng cốt khẳng định họ có khả năng thiết kế các tiểu dự án cộng đồng theo khung logic; 100% thành viên nòng cốt khẳng định họ có khả năng quản lý tài chính các công việc cộng đồng; 71,4% cho rằng họ biết cách huy động nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài trong giải quyết các vấn đề