Thuận lợi khi thực hiện mô hình QLCĐ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã phúc thuận, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 107)

8. Phương pháp thu thập thông tin

2.5.1. Thuận lợi khi thực hiện mô hình QLCĐ

2.5.1.1. Thuận lợi về cơ chế chính sách

Trước hết cần kể tới Pháp lệnh thực hiện Dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL – UBTVQH11 (Pháp lệnh 34) của Ủy Ban thường vụ Quốc hội được ban hành ngày 20 tháng 4 năm 2007. Đây là nền tảng luật pháp quan trọng cho việc vận dụng và thực hiện mô hình QLCĐ không chỉ tại địa

bàn nghiên cứu mà ở những cộng đồng khác có cơ hội vận dụng QLCĐ. Theo Pháp lệnh này việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là bắt buộc và là trách nhiệm của chính quyền địa phương và người dân. Mô hình QLCĐ thực hiện tại xã Phúc Thuận đã tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động phát triển cộng đồng và quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đảm bảo hỗ trợ cho người dân thực hiện quyền một cách hợp pháp.

Thứ hai là, các chính sách trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo cũng cho thấy thuận lợi trong việc vận dụng QLCĐ vào các chương trình của nhà nước. Đến năm 2013, Quyết định 498/QĐ-TTgra đời đã bổ sung cơ chế đầu tư trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Bên cạnh đó, Thông tư 03/TT-KHĐT (2013) của Bộ KHĐT hướng dẫn thực hiện QĐ 498 của Thủ tướng Chính phủhướng dẫn chi tiết về quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, tổ chức thi công, nghiệm thu và thanh quyết toán cho các công trình thuộc CT Nông thôn mới quy mô dưới 3 tỷ đồng Việt Nam, có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, kỹ thuật đơn giản, có thiết kế mẫu, nằm trên địa bàn thôn được giao cho cộng đồng hưởng lợi tự thực hiện. Việc thanh quyết toán công trình do xã làm chủ đầu tư cũng được đơn giản hóa theoThông tư số 75/2008/TT-BTC của Bộ tài chính trong đó quy định rõ quy trình, thủ tục và thời hạn giải quyết, quy định trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên quan. Những chính sách này hoàn toàn tương đồng với phương pháp của QLCĐ.

Cùng với các chính sách cụ thể nói trên thì các chính sách của Nhà nước hỗ trợ hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự (phi chính phủ - NGOs) trong và ngoài nước cũng góp phần tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức NGOs thực hiện dự án phát triển tại Việt Nam trong đó cóTrung tâm DWC. 2.5.1.2. Thuận lợi về cộng đồng

Việc thực hiện mô hình QLCĐ tại địa bàn nghiên cứu cũng như địa bàn dự án nói chung ngoài các thuận lợi về cơ chế chính sách còn có các thuận lợi trong nội tại cộng đồng. Có thể kể đến như:

Mô hình QLCĐ nói chung và các hoạt động dự án nói riêng được người dân ủng hộ mạnh mẽ; tham gia đông và nhiệt tình do phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người dân và phù hợp với sức đóng góp của họ.

Cộng đồng địa phương đã thực hiện nhiều hoạt động theo phương pháp QLCĐ có sức thuyết phục về tính hiệu quả, hiệu suất, tính bền vững và có sự lan tỏa ra nhiều đối tượng ngoài dự án (các cộng đồng thôn/xóm lân cận xóm dự án; các xã khác trên địa bàn huyện dự án…)

Cộng đồng dân cư nhiệt huyết và có lòng tin vào phương pháp làm việc của quản lý cộng đồng.

2.5.1.3. Thuận lợi về chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án cũng hỗ trợ tích cực cho các hoạt động dự án, trước hết là việc cử các cán bộ đại diện tham gia trực tiếp vào ban quản lý dự án (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã, cán bộ Hội phụ nữ xã…). Các cán bộ địa phương có vai trò đôn đốc và thúc đẩy thực hiện các hoạt động dự ánđảm bảo tiến độ và chất lượng.

Các cán bộ địa phương cũng tham gia tích cựcvào mọi hoạt động của dự án như: tham gia các khóa tập huấn nâng cao năng lực do dự án tổ chức để thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động dự án tại địa bàn xã; tham gia đôn đốc các hoạt động tại thôn/xóm, tham gia đối thoại tại các xóm dự án…

Ngoài ra, chính quyền địa phương còn hỗ trợ cho cơ quan quản lý và thực hiện dự án đảm bảo tính pháp lý trong quá trình hoạt động và phản hồi cho cơ quan thực hiện điều chỉnh kịp thời chương trình, kế hoạch dự án cho phù hợp với đặc điểm địa phương.

2.5.1.4. Thuận lợi về nhà tài trợ và cơ quan quản lý thực hiện dự án

Bên cạnh những thuận lợi kể trên thì các thuận lợi trong nội tại cơ quan quản lý và thực hiện dự án cũng như phía nhà tài trợ dự án cũng đóng vai trò quan trọng.

Đối với nhà tài trợ Bánh mỳ cho Thế giới và Misereor đều là những tổ chức Quốc tế hoạt động phát triển lâu năm tại Việt Nam, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển cộng đồng. Dựa vào những kết quả mà dự án thực hiện tại xã Phúc Thuận nói riêng và huyện Phổ Yên nói chung trong

khuôn khổ dự án “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”, nhà tài trợ

có cam kết sẽ hỗ trợ cho dự án giai đoạn tiếp theo. Thực tế dự án này đã được phê duyệt và đang được triển khai giai đoạn 2 từ năm 2014 đến năm 2016 cũng trên địa bàn huyện Phổ Yên với việc mở rộng thêm 03 xóm mới tại 2 xã Phúc Thuận và Đồng Tiến, các xóm dự án cũ vẫn tiếp tục triển khai theo hướng tập trung nâng cao năng lực và thực hành mô hình QLCĐ (qua thực hiện tiểu dự án).

Thuận lợi về cơ quan quản lý và thực hiện dự án: Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) có 10 năm kinh nghiệm trong hoạt động phát triển tại Việt Nam. DWC đã quản lý và thực hiện trên 10 dự án lớn nhỏ được trực tiếp hỗ trợ từ các Nhà tài trợ Quốc tế (Bánh mỳ cho Thế giới, Misereor, SODI, SDC, ICCO, Save the Chirldren,….). Đồng thời, DWC có đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ dự án tâm huyết, nhiệt tình với hoạt động phát triển. Đội ngũ cán bộ thường xuyên được nâng cao năng lực qua các khóa sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, quý do DWC tự tổ chức và các khóa tập huấn do nhà tài trợ tổ chức. Các kiến thức học được và kinh nghiệm thực tế làm việc tại cộng đồng đã góp phần thành công cho hoạt động dự án.

Yếu tố con người trong mọi hoàn cảnh và công việc luôn là yếu tố tiên quyết quyết định thành công, với đội ngũ cán bộ dự án của DWC có kinh nghiệm làm việc với cộng đồng và có sự tâm huyết, nhiệt tình với công việc cũng là một yếu tố thuận lợi góp phần cho sự thành công của các dự án áp dụng theo mô hình QLCĐ của trung tâm DWC.

Như vậy, với các thuận lợi kể trên, mô hình QLCĐ đã được triển khai thuận lợi tại địa bàn nghiên cứu và đã cho các kết quả khả quan, đạt mục tiêu dự án đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, mô hình QLCĐ cũng còn tồn tại nhiều khó khăn hạn chế trong quá trình triển khai tại địa bàn nghiên cứu nói riêng cần khắc phục để hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã phúc thuận, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)