8. Phương pháp thu thập thông tin
1.6.3. Vị trí của mô hình QLCĐ trong hệ thống quản lý nhà nước
Trong quá trình thực hiện, QLCĐ có vai trò thúc đẩy việc phổ biến và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, có thể kể đến: Pháp Lệnh Dân chủ cơ sở; Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng ban hành kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ; Luật Bình đẳng giới, Luật đất đai… thông qua các khóa tập huấn và sinh hoạt chuyên đề cho cộng đồng có sự hỗ trợ từ các chuyên gia về các lĩnh vực kể trên. là các quy định về cơ chế đầu tư đặc thù ở các cấp từ tỉnh đến huyện/xã, cụ thể hóa.
QLCĐ hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới do có sự tương đồng về phương pháp mà QLCĐ đang thúc đẩy tại một số huyện/thành của tỉnh Thái Nguyên trong khuôn khổ
dự án Thúc đẩy Quản lý cộng đồng tại Việt Nam (PCM). Các quy định của
Nhà nước trong Chương trình Nông thôn mới, đặc biệt là nội dung Quyết định 498/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 03/2013/TT – BKHĐT của Bộ Kế hoạch Đầu tư (về Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-
TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới). Theo đó, việc phân cấp tối đa cho cấp cộng đồng tự quản lý và thực hiện các công trình có quy mô nhỏ trong Chương trình Nông thôn mới hoàn toàn tương đồng với phương pháp cộng đồng quản lý lấy người dân làm trung tâm. Sự tương đồng này có ý nghĩa hỗ trợ và thúc đẩy sự thành công của các chương trình dự án của Nhà nước, tiêu biểu là Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững…
Trong khuôn khổ dự án Thúc đẩy Quản lý cộng đồng tại Việt Nam – Giai đoạn 2 do Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ hỗ trợ tại hai tỉnh Thái Nguyên và Quảng Bình đã có kết quả ban đầu trong việc thể chế hóa chính sách. Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 53/2014/QĐ-UBND quy định hỗ trợ đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới, cụ thể hóa Thông tư 03 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo kế hoạch, đến hết năm 2016 thì dự án sẽ thúc đẩy cả 10 huyện/thành phố dự án tại tỉnh Quảng Bình và Thái Nguyên thể chế hóa QLCĐ tại địa phương mình.
QLCĐ còn góp phần nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc của đội ngũ cán bộ địa phương, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở (thôn/tổ, xã…) về: Pháp lệnh Dân chủ cơ sở; Bình đẳng giới; Thiết kế dự án theo khung logic; Quản lý cộng đồng và Quản lý tài chính; Kỹ năng thúc đẩy; Kỹ năng điều hành cuộc họp và viết báo cáo; Lập kế hoạch có sự tham gia... Sau các cuộc tập huấn, các cán bộ cấp cơ sở đều khẳng định rằng họ đã được học hỏi thêm nhiều kiến thức có ích cho công việc của họ và có thể vận dụng được hầu hết các kiến thức được tập huấn vào hoạt động quản lý của mình.
Như vậy, với một số ý nghĩa nói trên, QLCĐ cũng có vị trí nhất định trong hệ thống quản lý Nhà nước.