8. Phương pháp thu thập thông tin
1.6.2.3. Nguyên tắc cơ bản trong thực hiện mô hình QLCĐ
Cộng đồng hoạt động dựa vào các nguyên tắc tự nguyện, đoàn kết, cùng có lợi, quản lý và lãnh đạo bằng uy tín cá nhân. Để đảm bảo tính hiệu quả và để mọi thành viên trong cộng đồng tham gia và được nâng cao năng lực, QLCĐ chú trọng một số các nguyên tắc như:
Các dự án phát triển cộng đồng nhằm để cải thiện điều kiện sống cho cả phụ nữ và nam giới trong cộng đồng;
Người thiệt thòi được tham gia và hưởng lợi: Nhóm người thiệt thòi
(bao gồm phụ nữ, người nghèo, người khuyết tật, người già neo đơn) là những người dễ bị tổn thương. QLCĐ chú trọng rằng nhóm người thiệt thòi không chỉ hưởng lợi mà cần tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng và tham gia vào việc ra quyết định trong cộng đồng.
Chú trọng việc xây dựng năng lực cho các thành viên trong cộng đồng:
nhờ tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển cộng đồng và thông qua các chia sẻ kinh nghiệm, các thành viên trong cộng đồng sẽ được nâng cao năng lực và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong phát triển cộng đồng;
Nhạy cảm giới: Chú trọng tham gia và hưởng lợi bình đẳng của cả phụ
nữ và nam giới trong cộng đồng;
Tính bền vững và tính sở hữu cộng đồng: Bên cạnh việc huy động các
nguồn lực bên ngoài (từ chính quyền, từ các nhà hảo tâm, từ các doanh nghiệp, từ các nhà tài trợ quốc tế…), QLCĐ phát huy tối đa các điểm mạnh,
các kinh nghiệm và nguồn nội lực trong cộng đồng, chú trọng đến công tác duy tuy bảo dưỡng các thành quả mà cộng đồng đã tạo ra;
Công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình: Quá trình quản lý và
thực hiện các dự án phát triển cộng đồng phải công khai, minh bạch đối với tất cả các thành viên trong cộng đồng. Trong QLCĐ cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các thành viên trong mọi công việc chung của cộng đồng. Những người được cộng đồng uy tín giao nhiệm vụ, có trách nhiệm giải trình rõ ràng với mọi thành viên trong cộng đồng khi được yêu cầu.
1.6.2.4. Quy trình thực hiện mô hình Quản lý cộng đồng
Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện Quản lý cộng đồng
Bước 1: Họp cộng đồng, thảo luận về mục tiêu của QLCĐ và bình bầu nhóm nòng cốt
Chủ trì cuộc họp này là người đã được cộng đồng bầu làm lãnh đạo (tổ trưởng, trưởng thôn hoặc trưởng cụm dân cư). Toàn bộ các hộ dân trong tổ thôn đều được mời tham dự. Chú ý các thành viên được mời họp không phải là chủ hộ mà là đại diện hộ gia đình (có cả nam và nữ, khuyến khích cả vợ và chồng cùng tham gia). Trong cuộc họp các thành viên cùng thảo luận để hiểu
sâu về mục tiêu, lợi ích và các nguyên tắc của QLCĐ. Sau đó cộng đồng bàn
bạc về tiêu chí lựa chọn thành viên nhóm nòng cốt (NNC) khoảng 10 người. NNC là những người đại diện cho cộng đồng nên thường được người dân bình bầu dựa vào các tiêu chí như: tự nguyện, nhiệt tình, tâm huyết, có tín nhiệm, có thời gian, có trình độ văn hóa (biết đọc và biết viết), đảm bảo cân đối số lượng nam và nữ… Trong NNC nên bầu ba người điều hành NNC gọi
là Ban lãnh đạo NNC (Trưởng NNC, thủ quỹ và kế toán). Bước 2: NNC học hỏi các kỹ năng quản lý cộng đồng
Để thúc đẩy cộng đồng phát triển hiệu quả, NNC cần có các kỹ năng và phương pháp QLCĐ. NNC cần học hỏi các kỹ năng huy động sự tham gia và thực hiện các dự án phát triển như: Pháp lệnh dân chủ cơ sở, cách tiếp cận dựa trên quyền, đánh giá nhu cầu có sự tham gia, kỹ năng thúc đẩy, thiết kế dự án dựa trên khung lô gic, bình đẳng giới, quản lý tài chính một cách minh bạch công khai…Các kỹ năng và phương pháp này có thể được học hỏi thông qua nghiên cứu các tài liệu sẵn có, các kinh nghiệm từ các cộng đồng đã thực hiện QLCĐ hoặc tham dự vào các khóa tập huấn.
Bước 3: Lập hồ sơ cộng đồng và lựa chọn các ưu tiên
Sau khi đã có các kiến thức, các kỹ năng và phương pháp QLCĐ, phối hợp với tổ trưởng/trưởng thôn, NNC tổ chức họp dân bằng phương pháp tham gia để thảo luận và phân tích về các thông tin cơ bản, các cơ hội và thách thức trong cộng đồng (công cụ PRA), ghi chép thành Hồ sơ cộng đồng. Hồ sơ
cộng đồng giúp cho toàn bộ các thành viên trong cộng đồng nhìn nhận đúng đắn về hiện trạng cộng đồng, về các điểm mạnh và các tồn tại trong cộng đồng. Hồ sơ cộng đồng cần được lưu trữ bởi tổ trưởng/trưởng thôn hoặc Trưởng NNC và nên có một số thông tin: Dân số, trong đó tỷ lệ nam/nữ; Thành phần dân tộc; Nguồn thu nhập chính; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia; Phân loại kinh tế hộ (danh sách hộ dân được chia thành các nhóm hộ khá, trung bình, cận nghèo và nghèo theo cách nhìn của cộng đồng do người dân thảo luận và tự sắp xếp); Danh sách và mức độ ảnh hưởng của các cơ quan tổ chức đóng trên địa bàn đối với quá trình phát triển cộng đồng; Các điểm mạnh, yếu, cơ hội và cản trở trong việc thực hiện các dự án phát triển cộng đồng; Liệt kê và xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề muốn giải quyết về cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường… và đề xuất các giải pháp tháo gỡ;…
Cộng đồng có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề đã liệt kê bằng phương pháp cho điểm, sau đó dựa vào các giải pháp đã được bàn bạc, dựa vào các nguồn lực sẵn có và các nguồn tài chính có thể huy động được từ bên ngoài, cộng đồng rà soát lại để chọn ra khoảng 3 đến 4 vấn đề ưu tiên mà cộng đồng đủ khả năng và nguồn lực giải quyết trước. Mỗi vấn đề ưu tiên sẽ được giải quyết thông qua một dự án phát triển cộng đồng, hay còn gọi là tiểu dự án (TDA).
Bước 4: Thành lập các nhóm cộng đồng để thực hiện các dự án phát triển
Như đã nêu ở trên, các vấn đề ưu tiên được cộng đồng thống nhất giải quyết trước sẽ được thực hiện thông qua các TDA. Mỗi TDA sẽ do một nhóm cộng đồng (NCĐ) đứng ra đảm nhiệm. Mỗi NCĐ nên có từ 5 người trở lên, bao gồm các thành viên tự nguyện tham gia, có kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực mà TDA muốn can thiệp, chú ý có sự tham gia của cả phụ nữ, nam giới
và người nghèo. Mỗi NCĐ được NNC hướng dẫn và hỗ trợ trong toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện TDA.
Bước 5: Xây dựng đề xuất tiểu dự án
Để tạo ra các thay đổi tích cực, đảm bảo tính hiệu quả, hiệu suất và tính bền vững, cách thức mà cộng đồng muốn giải quyết một vấn đề phải được lập kế hoạch trước và được xây dựng thành một đề xuất TDA (dựa vào khung lô
gic đơn giản). Đề xuất TDA này sẽ do NCĐ viết với sự hướng dẫn của thành
viên NNC. Đây là một quá trình người dân tự xây dựng năng lực cho nhau. Viết một đề xuất TDA theo mẫu khung lô gic, hiểu được các khái niệm cơ bản như mục tiêu, kết quả, chỉ số, hoạt động, giả định, rủi ro, tính bền vững, sau đó lập kế hoạch ngân sách chi tiết và lập kế hoạch hoạt động theo thời gian sẽ giúp các thành viên trong NCĐ hiểu được bản chất của một dự án phát triển. Xóa dần quan niệm thực hiện dự án là việc tiêu tiền. Hiểu rằng thực hiện dự án là phải có phương pháp tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển một cách minh bạch, công khai để đạt được mục tiêu và các kết quảmà dự án đã đề ra.
Bước 6: Thẩm định và phê duyệt dự án
Trước khi thực hiện, các đề xuất TDA nên được phê duyệt bởi Ban thẩm định. Thành phần Ban thẩm định bao gồm toàn bộ các thành viên của NNC và đại diện một số hộ dân (trong đó phải có phụ nữ và hộ nghèo).
Ban thẩm định các dự án sẽ không chú trọng vào khó khăn bức xúc mà NCĐ muốn giải quyết, vì các vấn đề này đã được người dân thông qua (trong bước 3). Ban thẩm định tập trung vào việc xem xét: Các dự án có tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của QLCĐ không?; Chất lượng kỹ thuật có đảm bảo?; Việc xây dựng kế hoạch ngân sách có hợp lý không?; Việc tổ chức thực hiện có sự tham gia hay không?; Công tác giám sát được thực hiện như thế nào?; Có biện pháp để duy trì các thành quả của dự án để đảm bảo tính bền vững hay không?
TDA nào chưa giải trình đủ các yêu cầu nêu trên thì phải tổ chức họp lại NCĐ, rà soát và chỉnh sửa lại đề xuất TDA cho phù hợp và gửi lại cho Ban thẩm định... Quá trình này cũng là một quá trình để NCĐ nâng cao năng lực
trong việc xây dựng dự án và tuân thủ các nguyên tắc của QLCĐ.
Bước 7: Thông báo tiểu dự án được duyệt cho các thành viên cộng đồng
Sau khi một TDA được Ban thẩm định phê duyệt, NCĐ có trách nhiệm thông báo với người dân trong cộng đồng và đảm bảo người dân nắm được các nội dung cơ bản của TDA. Việc thông báo được thực hiện phù hợp với hoàn cảnh của từng cộng đồng (họp dân, thông báo qua loa đài, niêm yết công khai trong cộng đồng...).
Bước 8: Thực hiện, theo dõi và giám sát dự án
Sau khi TDA được thông báo đến người dân trong cộng đồng, NCĐ bắt đầu triển khai thực hiện TDA theo kế hoạch. NCĐ cần chú ý rằng việc ký kết các hợp đồng dịch vụ, hợp đồng nhận tài trợ, việc nhận kinh phí và chuyển kinh phí cho các bên liên quan phải được thực hiện theo đúng pháp luật, công khai minh bạch, có sự giám sát của Ban giám sát do cộng đồng bầu ra (xem mục giám sát dự án).
Bước 9: Đánh giá tiểu dự án
Khi các TDA hoàn thành, NNC tổ chức các cuộc họp đánh giá các TDA với sự tham gia của đại diện người dân trong cộng đồng, đặc biệt là các nhóm người được hưởng lợi trực tiếp. NNC nên mời đại diện Chính quyền địa phương tham dự các buổi họp đánh giá kết quả các TDA để tăng tính cam kết và sự hỗ trợ của Chính quyền đối với cộng đồng. Nội dung buổi đánh giá tập trung vào việc so sánh mục tiêu, các kết quả và chỉ số giữa kế hoạch và thực
hiện, rút ra các bài học kinh nghiệm để phục vụ cho việc thực hiện tốt hơn các dự án tiếp theo.
1.6.2.5. Tính bền vững của mô hình
Tính bền vững của Quản lý cộng đồng được thể hiện qua chiến lược tập trung nâng cao năng lực cho cộng đồng, nhân rộng mô hình thông qua việc thực hiện Quỹ sáng kiến cộng đồng, cùng với các hoạt động xây dựng mạng lưới và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện trong và ngoài vùng dự án.
Hoạt động nâng cao năng lực cho cộng đồng được thiết kế thông qua việc thành lập nhóm nòng cốt tại mỗi xóm dự án, mỗi xóm có 10 thành viên nòng cốt - tự ứng cử hoặc được người dân bầu chọn – được hỗ trợ kinh phí tham gia các khóa tập huấn do dự án tổ chức. Nội dung tập huấn xoay quanh các chủ đề về nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước (Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, Thiết kế và quản lý dự án theo khung logic, Giới và dự án phát triển, Kỹ năng thúc đẩy, Kỹ năng tổ chức và điều hành cuộc họp có sự tham gia…). Các thành viên nòng cốt này sau khi tham dự tập huấn sẽ truyền đạt lại các kiến thức kỹ năng học được cho cộng đồng, đồng thời các thành viên nòng cốt là lực lượng chính hỗ trợ cho các nhóm cộng đồng tự thiết kế, quản lý và thực hiện các tiểu dự án cộng đồng của chính họ thực hiện theo phương pháp QLCĐ. Với mỗi thành viên nòng cốt có năng lực tốt được dự án tiếp tục hỗ trợ đào tạo thành các “thúc đẩy viên” của dự án và được mời đi tập huấn hoặc chia sẻ về kinh nghiệm khắp các vùng trong và ngoài dự án.
Tính bền vững của mô hình còn thể hiện ở việc triển khai Quỹ sáng kiến cộng đồng (QSK). Mục tiêu của QSK nhằm giúp Chính quyền và các NCĐ hiểu rõ giá trị, các tác động và tự nhân rộng QLCĐ. Đối tượng hưởng lợi của QSK là các thôn/xóm của xã/phường dự án đảm bảo 1 trong 2 điều kiện: chưa thực hiện Quỹ QLCĐ (xóm ngoài dự án), quy mô thực hiện TDA
từ 2 thôn/xóm trở lên, trong đó có ít nhất 1 thôn/xóm chưa thực hiện Quỹ CĐQL (liên xóm). Thời điểm triển khai khi xã dự án có thôn/xóm dự án thực hiện hoàn thành ít nhất 01 TDA theo 09 bước thực hiện QLCĐ, lãnh đạo xã/phường dự án đã tham dự đầy đủ 9 bước theo quy trình QLCĐ tại thôn/xóm dự án. Hoạt động của QSK này thu hút sự tham gia của các cộng đồng không được tham gia dự án từ đầu, nhằm mục đích lan tỏa phương pháp QLCĐ ra các vùng mới.
Ngoài ra, việc tổ chức thường xuyên các cuộc chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài địa bàn dự án cũng là một biện pháp duy trì tính bền vững và tăng cường tính lan tỏa của QLCĐ. Tại các cuộc hội thảo, các xóm dự án cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các hoạt động dự án, kinh nghiệm tự quản lý các công trình cộng đồng tại thôn xóm mình, thăm thực địa các tiểu dự án điển hình, trong đó có mời các lãnh đạo và đại diện người dân xóm/xã lân cận trong cùng địa phương tới tham dự nhằm chia sẻ mô hình, các kinh nghiệm thực hiện QLCĐ, những thuận lợi, khó khăn của mô hình trong thực tế. Bên cạnh đó, giữa các xóm dự án thường xuyên có các cuộc trao đổi chia sẻ kinh nghiệm thực tế, các nhóm đã thực hiện trước chia sẻ kinh nghiệm cho các nhóm thực hiện sau.
Bên cạnh đó, việc thành lập một mạng lưới các tổ chức, cá nhân cùng thực hiện QLCĐ được gọi là “Mạng QLCĐ” (CM network) cũng là một hình thức lan tỏa, nhân rộng mô hình mà Trung tâm DWC đã thực hiện. Cho đến tháng 10 năm 2014 thì mạng lưới này đã có 37 thành viên là các tổ chức phi chính phủ, cá nhân trong và ngoài nước có vận dụng phương pháp QLCĐ vào một phần hoặc toàn bộ hoạt động của cá nhân, tổ chức mình tại địa bàn các dự án của họ. Điển hình có thể kể tới: Trung tâm Hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền núi (SUDECOM) đã áp dụng phương pháp QLCĐ để xin được tài trợ của tổ chức Care Quốc tế và Đại sứ Quán Mỹ cho dự án Giám sát việc xây dựng Nông thôn mới và giám sát cộng đồng; Dự án PALD (do
Cơ quan Hợp tác và phát triển Thụy Sĩ – SDC – phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ủy thác Viện chăn nuôi và Tổ chức Nông nghiệp và Thú Y không biên giới thực hiện tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (mục tiêu của dự án là giảm nghèo thông qua các hoạt động sản xuất chăn nuôi ở vùng núi phía Bắc Việt Nam và thực hiện ở 4 huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu - Yên Bái, huyện Mai Sơn - Sơn La, huyện Yên Lập - Phú Thọ) đã áp dụng QLCĐ vào mô hình sản xuất chăn nuôi, người dân được lựa chọn nuôi con gì, mua ở đâu, và hình thành các nhóm hộ chăn nuôi; Hội phụ nữ Yên Bái đã tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy cán bộ phụ nữ cơ sở hiểu ý nghĩa của sự tham gia trong mọi hoạt động, qua đó hỗ trợ người dân được tham gia bàn bạc trong cácdự án chăn nuôi, đặc biệt là tham gia trong chương trình xây dựng Nông thôn mới...
1.6.3. Vị trí của mô hình QLCĐ trong hệ thống quản lý nhà nước
Trong quá trình thực hiện, QLCĐ có vai trò thúc đẩy việc phổ biến và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, có thể kể đến: