8. Phương pháp thu thập thông tin
1.6. Mô hình Quản lý cộng đồng
1.6.1. Mô hình QLCĐ trên Thế giới và Việt Nam 1.6.1.1. Mô hình Quản lý cộng đồng trên Thế giới
Trên Thế giới, Mô hình Quản lý cộng đồng sơ khai được vận dụng trước hết trong một số dự án mà Cơ quan Hợp tác phát triển của Chính phủ Thụy Sỹ (SDC) thực hiện tại Bangladesh trong đó đề cao cách tiếp cận dựa vào cộng đồng và phát huy sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển. Trong chương trình hỗ trợ của mình tại Bangladesh, Chính phủ Thụy Sỹ ngoài mục tiêu cải thiện điều kiện sống, tăng cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân thì còn mục tiêu góp phần phát triển các chương trình và chính sách thực tiễn quản lý của chính quyền cấp địa phương có tính đến nhu cầu của người nghèo, nhằm mục đích tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và tăng lợi ích cho người nghèo. Đồng thời, khuyến khích sự tham gia của người nghèo vào quá trình cải cách thể chế chính sách có liên quan dựa trên cơ sở chính quyền địa phương cung cấp các dịch vụ xã hội công bằng minh bạch, có sự tham gia và toàn diện. Có thể kể đến một số dự án tại Bangladesh như: Trao quyền cho cộng đồng thông qua việc huy động , đào tạo và hỗ trợ
đi kèm, phát triển mối liên kết thị trường (“Community empowerment through mobilization, training and accompaniment support, market linkage development”); Tăng cường quyền của người nghèo và người thiệt thòi, phát
triển tài sản và cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, đặc biệt là giáo dục
cơ bản (“Establish Rights of Poor and Marginalized people, , improve access to social services, especially basic education”;…
Như vậy, mặc dù cùng có cách tiếp cận từ dưới lên và tiếp cận dựa vào cộng đồng nhưng những mô hình kể trên mới chỉ vận dụng trong thúc đẩy phần nào cộng đồng phát triển, chủ yếu nhằm thức tỉnh cộng đồng và tăng một phần năng lực cho cộng đồng trong việc xác định các nguồn lực cộng đồng và cách lập kế hoạch phát triển có sự tham gia.
1.6.1.2. Mô hình Quản lý cộng đồng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, mô hình QLCĐ sơ khai đã được giới thiệu và thử
nghiệm trong dự án: “Phát triển đô thị Nam Định và Đồng Hới” (Nam Dinh
urban development project – NUDP and Dong Hoi urban development project – DUDP) do Cơ quan Hợp tác và phát triển Thụy Sỹ (SDC) tài trợ tại thành phố Nam Định và thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình trong thời gian từ năm 2005 đến 2008, nhằm mục đích xây dựng cộng đồng tự lực, dựa trên giả định rằng con người có thể trở thành động lực và chủ thể của quá trình phát triển. Kết quả của dự án này ở giai đoạn 2005 – 2008 đã khẳng định giả định trên. Trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2008 mô hình này được phát triển bởi Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Phụ nữ và Trẻ em (DWC) dựa trên những kinh nghiệm thực hiện của giai đoạn trước.
Giai đoạn 2008 – 2012 dự án có tên“Thúc đẩy Mô hình Quản lý cộng đồng tại Việt Nam” – viết tắt là PCMM do Trung tâm DWC điều phối. Các hoạt động dự án tại thực địa được DWC hợp tác với các Tổ chức phi chính phủ địa phương (Trung tâm phát triển cộng đồng Quảng Bình – CDC, Trung tâm hữu nghị cộng đồng Nam Định - Nadicofric và Trung tâm Nghiên cứu sáng kiến cộng đồng – RIC tại Hòa Bình). Mục tiêu của dự án giai đoạn này nhằm củng cố và nhân rộng mô hình QLCĐ bền vững ở ba tỉnh, thúc đẩy sự tham gia và tác động của cộng đồng (đặc biệt là những người dân/hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn) vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định tại địa phương.
Với mục tiêu củng cố, nhân rộng và thể chế hóa, dự án tiếp tục được hỗ trợ giai đoạn 2 từ năm 2013 – 2016, đây cũng là giai đoạn cuối cùng của dự án này và được thực hiện tại 10 huyện/ thành phố của tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Quảng Bình. Mục tiêu cụ thể của dự án giai đoạn 2013 – 2016 là QLCĐ tạo điều kiện thuận lợi cho các cộng đồng tự tổ chức phát triển; Tăng cường
đối thoại chính sách với chính quyền địa phương để điều kiện sống của người dân đặc biệt là người nghèo được cải thiện; Tận dụng, phổ biến các kinh nghiệm QLCĐ tới các bên liên quan.
Mô hình QLCĐ còn được vận dụng trong một số dự án khác mà Trung tâm DWC thực hiện tại các địa bàn như Lạng Sơn, Thanh Hóa, Sóc Sơn, Hà Tĩnh… Hiện nay, mô hình QLCĐ cũng đang thu hút được sự quan tâm của nhiều cơ quan tổ chức và nhiều nhà tài trợ bởi tính hiệu quả, tính bền vững và khả năng ứng dụng cao trong hoạt động phát triển cộng đồng.
Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả hướng đến nghiên cứu hiệu quả của mô hình QLCĐ tại địa bàn xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên thông qua các hoạt động trong khuôn khổ dự án:“Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” do tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BfdW) và
Misereor Đức tài trợ. Dự án này được thực hiện tại hai xã Phúc Thuận và Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 3 năm 2014 với nguồn ngân sách hơn 4 tỷ đồng Việt Nam, trung tâm DWC trực tiếp quản lý và thực hiện.
1.6.2. Mô tả mô hình Quản lý cộng đồng
“Mô hình Quản lý Cộng đồng (Community Management Model)là một quá trình mà ở đó người dân biết cách xây dựng nhóm và huy động nguồn lực để lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá các dự án, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đảm bảo tính minh bạch và tính trách nhiệm. Nơi nào Mô hình Quản lý Cộng đồng được áp dụng ở đó người dân sẽ gắn kết hơn, ảnh hưởng tích cực vào quá trình ra quyết định và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.” [4]
Khi áp dụng QLCĐ, người dân và chính quyền địa phương được nâng cao năng lực, nâng cao tính trách nhiệm xã hội, người dân gắn kết hơn với
chính quyền, ảnh hưởng tích cực vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. QLCĐ bao hàm các quan điểm của Pháp lệnh dân chủ số 34/2007/PL-UBTVQH11 do Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 11 đã thông qua ngày 20 tháng 4 năm 2007 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. QLCĐ chú trọng rằng người dân, đặc biệt là những người nghèo, không phải chỉ là người hưởng lợi hoặc chỉ tham gia vào một số hoạt động theo sự sắp đặt của bên ngoài, mà họ thực sự là chủ thể, họ tự giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm theo cách của họ nhưng không vi phạm các điều mà pháp luật cấm. Nhờ áp dụng QLCĐ, người dân được nâng cao năng lực và các nỗ lực trong quá trình giảm nghèo được thực hiện một cách sáng tạo hơn, hiệu quả hơn, hiệu suất hơn, tăng tính sở hữu cộng đồng và nhờ đó các thành quả của phát triển trở nên bền vững. QLCĐ cũng giúp người dân và chính quyền có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với xã hội, với môi trường và với thế hệ tương lai.Ngôi nhà của họ không chỉ gói gọn trong mái nhà của gia đình riêng mà nó được mở rộng ra toàn bộ cộng đồng và toàn xã hội. Họ trăn trở hơn với các bức xúc trong xã hội và có ý thức hơn trong mỗi hành động của cá nhân để không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường sống.
QLCĐ không có nghĩa là buộc cộng đồng phải tự làm tất cả mọi hoạt động phát triển của tất cả các cấp, mà cộng đồng được quyền lựa chọn các ưu tiên, được lập kế hoạch (bao gồm cả lập dự toán) và tổ chức thực hiện các dự án phát triển (với quy mô hợp lý, phù hợp năng lực) và tự quyết định các hoạt động nào tự làm, các hoạt động nào cần thuê các chuyên gia để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Tóm lại, QLCĐ là người dân thực sự làm chủ, là người ra các quyết định và quản lý toàn bộ chu trình dự án phát triển, bắt đầu từ giai đoạn phân tích hiện trạng của cộng đồng, sau đó là lựa chọn các ưu tiên bằng phương
pháp tham gia, xây dựng các dự án (tiểu dự án), lập kế hoạch, thực hiện và giám sát, bàn bạc về biện pháp duy trì, đánh giá dự án để rút ra các bài học kinh nghiệm khi dự án kết thúc.
1.6.2.1. Cách tiếp cận của mô hình Quản lý cộng đồng
Quản lý cộng đồng chú trọng cả ba cách tiếp cận: dựa vào cộng đồng ; dựa vào nguồn lực của cộng đồng và dựa trên quyền.
Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng
Với cách tiếp cận này, mô hình QLCĐ luôn cho rằng người dân phải thực sự làm người làm chủ, chính họ là người ra các quyết định và quản lý toàn bộ chu trình dự án phát triển, bắt đầu từ giai đoạn phân tích hiện trạng của cộng đồng, sau đó là lựa chọn các ưu tiên bằng phương pháp tham gia, xây dựng các dự án, lập kế hoạch, thực hiện và giám sát, bàn bạc về biện pháp duy trì, đánh giá dự án để rút ra các bài học kinh nghiệm khi dự án kết thúc. Mọi quyết định của cộng đồng đều được đưa ra trên nguyên tắc đồng thuận có sự tham gia dân chủ của mọi thành viên cộng đồng.
Cách tiếp cận này cũng phù hợp với quan điểm của thuyết thân chủ trọng tâm mà đại diện là Carl Rogers như đã trình bày ở trên. Người dân được coi là trung tâm của tiến trình phát triển, là chủ thể của quá trình thay đổi tại cộng đồng.
Cách tiếp cận dựa vào nguồn lực và tài sản của cộng đồng
Để đảm bảo tính bền vững, tạo tính sở hữu và tính trách nhiệm trong cộng đồng, QLCĐ luôn thúc đẩy người dân không chỉ nhìn vào các khó khăn mà còn tập trung vào phân tích các điểm mạnh, các kinh nghiệm sẵn có và tiềm năng trong cộng đồng, đề cao việc huy động các tài sản, nguồn nội lực (kể cả trí tuệ của người dân) và nguồn ngân sách hiện có tại địa phương. Người dân có thể huy động các nguồn nội lực dưới nhiều hình thức khác nhau
như ý tưởng, tiền, công lao động, hiện vật (đất đai, gỗ, gạch ngói, cát sỏi, kinh nghiệm cộng đồng...) và huy động sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, từ các nhà hảo tâm, các cá nhân có điều kiện… để tự giải quyết các vấn đề bức xúc trong cộng đồng mà họ đã lựa chọn ưu tiên. Các giải pháp cụ thể được các nhóm cộng đồng xây dựng và lập kế hoạch thành các tiểu dự án. Trong quá trình thực hiện các tiểu dự án, người dân ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực sẵn có tại địa phươngvới chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và các tiểu chuẩn kỹ thuật. Cũng nhờ đó, người dân trong cộng đồng được nâng cao năng lực và có trách nhiệm hơn với cộng đồng.
Cách tiếp cận này cũng phù hợp với những gì thuyết huy động nguồn lực đưa ra. Trước hết, cách tiếp cận thể hiện niềm tin vào khả năng tự giải quyết vấn đề của cộng đồng bằng chính nguồn nội lực của cộng đồng, sử dụng hiệu quả nguồn nội lực ấy để giải quyết vấn đề khó khăn với chi phí và chất lượng tốt nhất có thể. Việc phân tích nguồn lực, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của cộng đồng (thông qua buổi họp thôn/xóm lập Hồ sơ cộng đồng) đã giúp cho cộng đồng có cái nhìn tổng quát và xác định phương hướng giải quyết vấn đề của họ. Bên cạnh đó còn giúp người dân tìm kiếm các nguồn ngoại lực có thể hỗ trợ họ giải quyết vấn đề. Nguồn lực nội lực được nhắc đến trong mô hình không nói chung về nguồn lực tài chính, mà còn là nguồn lực về con người, về công cụ lao động, về hiện vật đóng góp hay bất kể tài nguyên sẵn có nào trong cộng đồng có thể khai thác để phục vụ cho việc giải quyết vấn đề. Nguồn ngoại lực mà mô hình hướng tới còn là chính quyền địa phương, đây là yếu tố quan trọng mà mô hình QLCĐ đã thành công trong việc hướng cộng đồng tìm kiếm đến sự trợ giúp của chính quyền địa phương.
Như vậy, cách tiếp cận dựa vào nguồn lực và tài sản của cộng đồng của mô hình QLCĐ là phù hợp và có cơ sở lý luận vững chắc cho các hoạt động mô hình sẽ đưa ra.
Cách tiếp cận dựa trên quyền
Thực tiễn nhận thấy, chỉ phát triển kinh tế sẽ không thể dẫn đến sự tiến bộ xã hội và không tạo được các cơ hội cho người nghèo. QLCĐ lồng ghép các chuẩn mực, các nguyên tắc, các quy định pháp luật vào công tác lập kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, mô hình cũng tập trung vào sự tham gia và nâng cao năng lực cho các bên liên quan. QLCĐ khuyến khích đối thoại giữa các bên để hiểu nhau và thay đổi theo hướng tích cực chứ không tạo ra sự đối đầu. Với cách tiếp cận dựa trên quyền, QLCĐ tập trung vào thúc đẩy bên có trách nhiệm hiểu rõ hơn nhiệm vụ đáp ứng quyền cho người dân và hỗ trợ người dân biết nghĩa vụ của mình cũng như biết thực hiện quyền một cách hợp pháp.
QLCĐ chú trọng tới các vấn đề mà người dân đang phải đối mặt, đặc biệt tới các vấn đề của những người nghèo và những người dễ bị tổn thương. Với cách tiếp cận dựa trên quyền, QLCĐ chú trọng giải quyết các bất công, bất bình đẳng và phân biệt đối xử.
Bốn trọng tâm của cách tiếp cận dựa trên quyền trong QLCĐ như sau: (1) Tập trung vào nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm cả bình đẳng giới và chống phân biệt đối xử bởi nhóm này dễ bị xâm phạm quyền;(2) Tập trung vào nguyên nhân gốc rễ của đói nghèo; (3) Mối quan hệ giữa bên có trách nhiệm đáp quyền (chính quyền) và người mang quyền (người dân);(4) Nâng cao năng lực và quyền năng: Phát triển bền vững không chỉ là quan tâm đến kết quả mà phải quan tâm đến cả quá trình và coi tham gia không chỉ là một công cụ mà tham gia còn là mục tiêu của phát triển. Mọi hoạt động phát triển
phải hỗ trợ người dân để họ có đủ khả năng tham gia vào công tác quản lý, đảm bảo tính công khai minh bạch và tính bền vững. [4]
1.6.2.2. Giá trị của mô hình Quản lý cộng đồng
Nhờ áp dụng QLCĐ mà các cộng đồng nơi thực hiện dự án hiểu rõ nghĩa vụ và quyền của mình, có năng lực, trở nên tự tin hơn, trong đó:
Người nghèo và những người thiệt thòi được thực hiện các quyền của mình như được tham gia, được quản lý và được hưởng lợi trong các hoạt động dự án để cải thiện điều kiện sống của họ;
Các nguồn lực và tài sản của cộng đồng được huy động dễ dàng hơn do người dân có niềm tin vào việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu suất, hiệu quả và hợp lý;
Nhờ hệ thống quản lý minh bạch, công khai, có sự tham gia và có tính trách nhiệm nên lòng tin và tính gắn kết trong cộng đồng tăng lên;
Người dân trong cộng đồng có đủ năng lực tự quản, tự tin, được chính quyền địa phương thừa nhận và tin tưởng;
QLCĐ chứng tỏ rằng trong quá trình giảm nghèo, người dân phải là chủ thể, phải nắm vai trò ra quyết định, là người tự chèo lái để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội trong quá trình phát triển;
QLCĐ mang lại tính sở hữu cộng đồng một cách thực sự bởi vì người dân tự thảo luận, tự đưa ra giải pháp và tự quản lý nguồn lực. Do đó các thành quả phát triển được cộng đồng bảo quản, được duy trì và đảm bảo tính bền vững.
Đặc biệt, QLCĐ cũng tạo ra mối quan hệ gắn kết giữa chính quyền địa phương và người dân. Chính quyền địa phương và người dân đều được nâng cao năng lực, được chia sẻ thông tin nhiều hơn, có phương pháp đối thoại với nhau cởi mở hơn và hợp tác với nhau chặt chẽ hơn trong các hoạt động phát