8. Phương pháp thu thập thông tin
2.3.2. Hiệu quả của mô hình QLCĐ trong vấn đề pháttriển cơ sở hạ tầng
Bên cạnh vấn đề tỷ lệ hộ nghèo/cận nghèo cao thì vấn đề thiếu thốn cơ sở hạ tầng cơ bản, đặc biệt là đường giao thông nội thôn/xóm, kênh mương nội đồng và một số công trình phục vụ sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân như nhà văn hóa, nhà trẻ… cũng là một yếu tố cản trở sự phát triển tại địa bàn nghiên cứu.
Theo Báo cáo tổng kết dự án, địa bàn xã Phúc Thuận (xóm Phúc Tài và xóm Tân Ấp 2) đã xây dựng được hơn 1.770m đường bê tông nội thôn/xóm với chỉ tiêu kỹ thuật bề rộng từ 2,5m đến 3,5m; bề dầy từ 0,16m. Trong đó, xóm Phúc Tài bê tông hóa được 400m đường, giải quyết được gần 7% nhu cầu (tổng số hơn 6000m đường xương cá chưa được bê tông hóa); Xóm Tân Ấp 2 bê tông hóa được 1.370m đường, giải quyết xấp xỉ 15% nhu cầu (trong tổng số gần 9000m đường xương cá chưa được bê tông hóa). Tuy chỉ giải quyết được phần nhỏ nhu cầu bê tông hóa đường giao thông nội thôn/xóm nhưng tất cả các đoạn đường này đều là những đoạn đường xung yếu nhất và có khoảng hơn 130 hộ hưởng lợi trực tiếp với hơn 600 nhân khẩu, ngoài ra hưởng lợi gián tiếp còn có nhiều hộ dân ở xóm lân cận thường xuyên qua lại những đoạn đường này.
Kết quả khảo sát cũng cho biết, xóm Phúc Tài đã kiên cố hóa được 760m mương nhánh, đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho gần 200.000m2 (tương đương 20 hecta) đất canh tác, tăng số vụ từ 1 vụ lúa và 1 vụ hoa màu lên 2 vụ lúa và 1 vụ hoa màu mỗi năm, sản lượng và chất lượng nông phẩm đảm bảo tốt hơn do đủ nước tưới tiêu, kịp thời vụ. Qua phỏng vấn sâu đại diện nhóm cộng đồng thực hiện tiểu dự án, Chị Trần Thị H. – xóm Phúc Tài cho biết:
“Trước đây do không có đủ nước tưới tiêu nên năng suất lúa thấp, chúng tôi xuyên thiếu ăn 2 đến 3 tháng mỗi năm, từ ngày có mương tưới thì nguồn nước ổn định, mỗi năm trồng thêm được một vụ lúa nữa nên cũng đủ gạo ăn… ”
Hơn nữa, tại hai xóm nghiên cứu trước khi thực hiện dự án đều chưa có nhà văn hóa phục vụ cho sinh hoạt động đồng, do đó điều kiện tiếp cận thông tin bị hạn chế, sự tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng bị bó hẹp. Cho đến nay, dự án đã hỗ trợ hai xóm nghiên cứu xây dựng nhà văn hóa khang trang, phục vụ hoạt động sinh hoạt thôn xóm, góp phần giải quyết vấn đề thiếu cơ sở hạ tầng và tăng cường cơ hội tiếp cận thông tin cho người dân.
Công trình nhà văn hóa cũng được xây dựng bằng phương pháp QLCĐ, trong đó người dân đóng góp từ 50% kinh phí trở lên (nguồn kinh phí này được huy động từ nội lực và huy động hảo tâm tài trợ), còn lại là dự án hỗ trợ (165 triệu đồng cho mỗi nhà văn hóa).
Như vậy, qua thực hiện QLCĐ, vấn đề thiếu thốn cơ sở hạ tầng tại địa bàn nghiên cứu phần nào được giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người dân.