Tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình QLCĐ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã phúc thuận, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 68)

8. Phương pháp thu thập thông tin

1.7. Tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình QLCĐ

Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả đã tiến hành đánh giá QLCĐ trên bốn phương diện chính: Thứ nhất là đánh giá chung về mục tiêu, cách tiếp cận và phương thức vận hành của mô hình; Thứ hai là hiệu quả của mô hình đối với cơ chế chính sách tại địa bàn nghiên cứu; Thứ ba là hiệu quả của mô hình trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng và cuối cùng là hiệu quả của mô hình đối với người dân và chính quyền địa phương.

Để đánh giá được các khía cạnh của QLCĐ kể trên, tác giả đã dựa vào một số tiêu chí làm cơ sở đánh giá, đó là: cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng; Các vấn đề tồn tại của cộng đồng nghiên cứu và mục tiêu, các hoạt động của dự án “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” được thực hiện theo mô hình QLCĐ tại địa bàn nghiên cứu.

Về một số vấn đề PTCĐ như đã trình bày phía trên là cơ sở đánh giá mục tiêu, cách tiếp cận và cách thức vận hành của mô hình QLCĐ. Trên thực tế, một mô hình PTCĐ có đạt hiệu quả hay không thì điều đầu tiên là xác định tính phù hợp trong cách tiếp cận của mô hình, tính khả thi của phương thức thực hiện. Đồng thời đánh giá tính tương đồng của mô hình với các tiến trình trong PTCĐ, mô hình đó có được coi là một mô hình PTCĐ và có bền vững hay không.

Các vấn đề tồn tại tại cộng đồng nghiên cứu được tác giả đề cập đến trong phần giới thiệu địa bàn nghiên cứu được trích dẫn từ báo cáo khảo sát ban đầu của dự án “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” do trung tâm DWC thực hiện năm 2010 và qua khảo sát của tác giả khi thực địa địa bàn. Căn cứ vào báo cáo khảo sát ban đầu này, trung tâm DWC đã xây dựng đề xuất dự án trình nhà tài trợ phê duyệt. Năm vấn đề cộng đồng tại địa bàn

nghiên cứu được tác giả sử dụng làm tiêu chí đánh giá hiệu quả của các hoạt động can thiệp của dự án bằng mô hình QLCĐ.

Mục tiêu của dự án cũng là một trong các tiêu chí đánh giá hiệu quả của mô hình QLCĐ. Với mục tiêu cụ thể là người dân các xã dự án tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng để cải thiện điều kiện sống của mình. Các kết quả mong đợi chính của dự án là: (1) Năng lực của chính quyền và người dân về tham gia và tự quản được cải thiện; (2) Các nhóm cộng đồng được thành lập và hỗ trợ quản lý hiệu quả các tiểu dự án phát triển nhằm cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương; (3) Người dân tham gia tích cực vào quá trình phát triển tại địa phương đảm bảo tính minh bạch công khai và có trách nhiệm. Với mục đích và mục tiêu cụ thể đề ra như trên, các hoạt động chính của dự án tập trung vào: hỗ trợ xây dựng 04 Nhà cộng đồng cho 4 thôn dự án nhằm hỗ trợ người dân địa phương thực hành tự quản theo phương pháp QLCĐ; Lựa chọn 44 thành viên nòng cốt (bao gồm lãnh đạo và người dân địa phương 2 xã) để nâng cao năng lực nhận thức và kỹ năng thực hiện tự quản tại cộng đồng. Nhóm nòng cốt với vai trò là người hướng dẫn lại cho cộng đồng giải quyết vấn đề khó khăn theo phương pháp QLCĐ. ; Hỗ trợ cộng đồng thực hiện hiệu quả các tiểu dự án phát triển nhằm cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương (dự án hỗ trợ 70% kinh phí cho các Tiểu dự án của cộng đồng); Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện tiểu dự án; Tổ chức các diễn đàn thôn phổ biến các chính sách và pháp luật của Nhà nước; Ngoài ra, dự án còn tổ chức họp đối thoại giữa lãnh đạo địa phương và người dân trong thôn dự án nhằm tăng cường tính gắn kết giữa chính quyền và người dân, đồng thời tạo cơ hội để chính quyền giải đáp những thắc mắc của người dân.

Một tiêu chí nữa mà tác giả sử dụng để đánh giá hiệu quả của mô hình QLCĐ đối với người dân địa phương là tiêu chí về chất lượng cuộc sống

(Quality of life) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo tiêu chí này, tác giả đã lần lượt đánh giá QLCĐ trên mức độ hài lòng của người dân về thay đổi kinh tế (thu nhập, chi tiêu); Sự sảng khoái về thể chất, tinh thần (do tham gia hoạt động cộng đồng, được giải đáp những vấn đề băn khoăn, được tăng cường giao tiếp xã hội…); Sự hài lòng về các mối quan hệ xã hội, môi trường sống…

Trên đây là một số cơ sở mà tác giả sử dụng làm tiêu chí đánh giá hiệu quả của mô hình QLCĐ được thực hiện tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 2: Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

2.1. Đánh giá chung về mục tiêu, cách tiếp cận và phương thức vận hành của mô hình QLCĐ tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên

Sau quá trình khảo sát kết quả hoạt động dự án: “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” thực hiện theo mô hình QLCĐ tại xã Phúc Thuận, tác giả

xin đưa ra một số đánh giá chung về mô hình như sau:

Về cách tiếp cận, mô hình QLCĐ chú trọng cả ba cách tiếp cận: dựa vào cộng đồng ; dựa vào nguồn lực của cộng đồng và dựa trên quyền.

Với cách tiếp cận dựa vào cộng đồng, mô hình QLCĐ luôn cho rằng người dân phải thực sự làm người làm chủ, chính họ là người ra các quyết định và quản lý toàn bộ chu trình dự án phát triển. Cách tiếp cận này cũng phù hợp với quan điểm của thuyết thân chủ trọng tâm mà đại diện là Carl Rogers như đã trình bày ở trên. Người dân được coi là trung tâm của tiến trình phát triển, là chủ thể của quá trình thay đổi tại cộng đồng. Cách tiếp cận này tương ứng với cách tiếp cận lấy cộng đồng làm xuất phát điểm, hệ thống thân chủ chính là người dân trong cộng đồng, mục tiêu là tự giúp, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy cộng đồng phát triển. Với cách tiếp cận dựa vào nguồn lực, mô hình QLCĐ có điểm tương đồng với cách tiếp cận lấy cộng đồng làm xuất phát điểm, mục tiêu là huy động mọi nguồn lực trong cộng đồng có thể hỗ trợ cho cộng đồng giải quyết vấn đề khó khăn của mình. Cách tiếp cận này cũng phù hợp với những gì thuyết huy động nguồn lực đưa ra, cộng đồng có khả năng tự giải quyết vấn đề khó khăn với chi phí và chất lượng tốt nhất có thể bằng chính nguồn nội lực cộng đồng.

Như vậy, các cách tiếp cận của QLCĐ đều tương đồng với lý thuyết PTCĐ và phù hợp với lý thuyết huy động nguồn lực với trọng tâm là xuất phát điểm dựa vào cộng đồng.

Các nguyên tắc của QLCĐ cũng trùng khớp với các nguyên tắc phát triển cộng đồng. Quá trình thực hiện dự án là quá trình người dân được bàn bạc dân chủ, công khai minh bạch mọi hoạt động có liên quan tới quyền và lợi ích của họ. Nguyên tắc người dân là chủ thể có quyền tự quyết định phương án giải quyết nan đề của mình cũng được vận dụng triệt để trong QLCĐ. Bằng việc lựa chọn vấn đề ưu tiên, các hoạt động của người dân đều được hướng đến giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách của cộng đồng, trong số các vấn đề khó khăn người dân liệt kê ra, họ được xếp hạng thứ tự ưu tiên và chọn ra vấn đề cấp bách cần giải quyết trước mắt và lên kế hoạch thực hiện. Nguyên tắc phát huy nguồn nội lực cộng đồng cũng là một nguyên tắc của quản lý cộng đồng, trong các hoạt động tiểu dự án và xây dựng nhà văn hoá, sự hỗ trợ về tài chính từ dự án chỉ chiếm một phần nhỏ, chủ yếu là người dân tự huy động nguồn lực bằng ngày công lao động, hiện vật, tự thực hiện kế hoạch của họ. Không chỉ huy động nguồn nội lực, người dân còn có khả năng huy động tốt nguồn ngoại lực để giải quyết vấn đề của mình. Việc huy động nguồn nội, ngoại lực là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững cộng đồng. Ngoài ra, nguyên tắc ưu tiên người thiệt thòi, yếu thế, người nghèo cũng là một nguyên tắc của QLCĐ. Trong mọi hoạt động của dự án, người nghèo và người thiệt thòi được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến, được quyết định các vấn đề liên quan đến họ và được trực tiếp tham gia, hưởng lợi từ các tiểu dự án cộng đồng. Bên cạnh đó, mỗi tiểu dự án cộng đồng đều có nữ giữ vai trò quan trọng như thủ quỹ, kế toán, giám sát trong Nhóm cộng đồng thực hiện tiểu dự án. Như vậy, các nguyên tắc của QLCĐ

cũng trùng khớp với các nguyên tắc phát triển cộng đồng, các nguyên tắc này được duy trì trong mọi hoạt động của dự án.

Về mục tiêu của dự án, kết quả nghiên cứu cho thấy 100% người dân cho rằng mục tiêu dự án đặt ra là phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của người dân.

Bảng 2.1: Hiệu quả chung của dự án thực hiện theo mô hình QLCĐ

Hiệu quả chung của dự án thực hiện

theo mô hình QLCĐ Số lượng phiếu Tỷ lệ %

Không đạt hiệu quả như mong đợi 2 2.0

Đạt hiệu quả như mong đợi 78 78.0

Đạt hiệu quả hơn mong đợi 20 20.0

Tổng 100 100.0

(Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận, huyện

Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015)

Với mục tiêu: “Người dân các xã dự án tham gia tích cực vào các hoạt

động cộng đồng để cải thiện điều kiện sống của mình”, dự án đã thúc đẩy sự

tham gia của người dân một cách hiệu quả vào các hoạt động cộng đồng thông qua hoạt động xây dựng nhà văn hóa, hoạt động thực hiện tiểu dự án, sinh hoạt chuyên đề xóm, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện tiểu dự án và các hoạt động khác do dự án tổ chức. Theo khảo sát về kết quả của dự án thực hiện theo mô hình QLCĐ cho thấy: có 78% người dân được hỏi nói rằng dự án đã đạt hiệu quả như mục tiêu mong đợi ban đầu, 20% cho rằng dự án đạt hiệu quả hơn mong đợi ban đầu, 2% người dân cho rằng dự án đã không đạt được kết quả như mong đợi. Như vậy, đa phần người dân được hỏi đều khẳng định rằng những hoạt động mà dự án thực hiện theo mô hình QLCĐ tại địa phương họ đều cho kết quả như mong đợi ban đầu.

Đánh giá về quy trình và cách thức triển khai mô hình QLCĐ, kết quả khảo sát cho thấy: 62% người dân cho rằng quy trình QLCĐ đơn giản, dễ

thực hiện và dễ vận dụng, 43% cho rằng các bước trong quy trình hợp lý, 36% cho rằng nội dung quy trình ngắn gọn, lô gic và dễ hiểu, 35% cho rằng các bước trong quy trình rõ ràng, không trùng lặp và 16% người được hỏi cho rằng quy trình QLCĐ đảm bảo đúng các nguyên tắc của mô hình. Không có ý kiến nào phản ánh rằng quy trình thực hiện QLCĐ phức tạp, khó thực hiện hay các nội dung quy trình chồng chéo. Điều này được thể hiện qua bảng kết quả dưới đây:

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát về quy trình thực hiện mô hình QLCĐ

Quy trình thực hiện QLCĐ

Kết quả Số lượng lựa

chọn Tỷ lệ %

Quy trình ngắn gọn logic, dễ hiểu 36 18.7

Quy trình dễ vận dụng dễ thực hiện 62 32.1

Trình tự các bước trong quy trình hợp lý 44 22.8 Nội dung các bước rõ ràng không trùng lặp 35 18.1 Quy trình đảm bảo các nguyên tắc của mô

hình

16 8.3

Quy trình phức tạp, khó thực hiện 0 0

Trình tự các bước không hợp lý 0 0

Nội dung các bước chồng chéo 0 0

Ý kiến khác 0 0

Tổng 193 100.0

(Nguồn: (Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc

Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015)

Như vậy, quy trình 9 bước thực hiện QLCĐ được người dân đánh giá là quy trình logic, dễ thực hiện và có tính linh hoạt, người dân hoàn toàn có khả năng vận dụng mô hình trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng của họ.

Khảo sát về mức độ phức tạp về thủ tục hành chính liên quan tới dự án (bao gồm việc xác nhận và việc sử dụng nguồn tài chính hỗ trợ từ dự án, các

cam kết thực hiện hoạt động hỗ trợ giữa cơ quan quản lý dự án và đối tác địa phương…) thì 58% người dân được hỏi cho rằng các thủ tục của dự án khá phức tạp nhưng họ vẫn có thể hoàn thiện được, 40% cho rằng dự án có nhiều thủ tục giấy tờ cần hoàn thiện, 25% cho rằng các thủ tục này không có gì khó khăn và họ hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên có 2% người được hỏi nói rằng các thủ tục hành chính không được hướng dẫn chi tiết ngay từ đầu, chủ yếu được phổ biến và hoàn thiện trong quá trình thực hiện.

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về mức độ phức tạp và khả năng thực hiện các thủ tục hành chính Mức độ phức tạp của thủ tục hành chính liên quan đến dự án Kết quả Số lượng lựa chọn Tỷ lệ % Nhiều giấy tờ 40 32.0

Không được hướng dẫn chi tiết 2 1.6

Có phức tạp nhưng vấn hoàn thiện được 58 46.4

Không khó khăn gì 25 20.0

Tổng 125 100.0

(Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận, huyện

Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015)

Bên cạnh đó, theo kết quả phỏng vấn cán bộ dự án của Trung tâm DWC cho biết, mối liên kết giữa các bên liên quan thực hiện dự án, trực tiếp là cơ quan quản lý và thực hiện dự án (DWC) với các đối tác địa phương (Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phổ Yên, xã Phúc Thuận) được thường xuyên duy trì và đảm bảo thông qua các cuộc họp Ban quản lý dự án định kỳ được tổ chức 6 tháng một lần. Tại các cuộc họp định kỳ Ban quản lý dự án, các thành viên Ban quản lý cùng nhau rà soát lại các hoạt động trong kỳ báo cáo, rà soát những thuận lợi, khó khăn và thống nhất kế hoạch hoạt động cho kỳ tiếp theo.

Ngoài ra, việc liên hệ trao đổi giữa cơ quan thực hiện dự án và Ban quản lý dự án còn được liên kết qua thư điện tử, điện thoại. Do đó công việc của dự án được đảm bảo xuyên suốt và kịp thời. Các cán bộ địa phương được hỏi đều khẳng định rằng việc liên hệ giữa cơ quan quản lý dự án và các đối tác địa phương rất thường xuyên và mối liên kết giữa DWC và đối tác địa phương là chặt chẽ và hiệu quả.

Cách thức điều hành của mô hình QLCĐ tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên được thống nhất theo trình tự: Các chương trình, kế hoạch toàn bộ chu trình dự án được chia nhỏ theo năm và từng quý, tháng được thống nhất tại các cuộc họp định kỳ Ban quản lý dự án. Các chương trình kế hoạch khung về tên/loại hoạt động, số lượng hoạt động, thời gian hoạt động, trách nhiệm thực hiện và tài chính cho từng hoạt động được thiết kế sẵn, còn lại các hoạt động cụ thể như nội dung sinh hoạt chuyên đề, các tiểu dự án cộng đồng đều được thiết lập dựa trên nhu cầu của người dân trong quá trình thực hiện tại từng giai đoạn của dự án. Dựa trên chương trình kế hoạch đã được thống nhất, hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã phúc thuận, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)