Các hoạt động đang triển khai

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã phúc thuận, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 41)

8. Phương pháp thu thập thông tin

1.4.4. Các hoạt động đang triển khai

Một số hoạt động chính mà DWC thực hiện có thể kể đến như:

Thúc đẩy các cộng đồng tự quản, hỗ trợ thực hiện các dự án phát triển bền vững nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em nghèo;

Thúc đẩy thực hiện quyền phụ nữ và bình đẳng giới;

Thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em và hỗ trợ tạo môi trường học tập thân thiện trong nhà trường hướng tới phát triển toàn diện của học sinh;

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, ý thức chấp hành pháp luật hướng tới chế độ pháp quyền;

Tham gia góp ý với các Bộ ngành liên quan và Tổ chức Liên hiệp quốc trong việc xây dựng các Chính sách, Chương trình thúc đẩy thực hiện Quyền phụ nữ và Quyền trẻ em;

Cung cấp các dịch vụ tư vấn trong Quản lý dự án có sự tham gia (tập huấn nâng cao năng lực, đánh giá các dự án phát triển, tổ chức các hội thảo...).

DWC hoạt động dựa trên nguyên tắc: Minh bạch trong mọi hoạt động và đảm bảo hiệu quả của các chi phí;Đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng;Tôn trọng sự đa dạng về văn hoá, xã hội của người dân địa phương;Khai thác nguồn nội lực, tạo tính sở hữu cộng đồng hướng tới phát triển bền vững;Tận tụy theo đuổi mục tiêu với sự sáng suốt và kinh nghiệm dày dạn của đội ngũ cán bộ tận tâm và vì cộng đồng.

1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.5.1. Khái quát về huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Phổ Yên là huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khu vực Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 60 km. Phổ Yên giáp với thị xã Sông Công và Đại Từ (Thái Nguyên) về phía bắc, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) về phía nam, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) về phía đông và tỉnh Vĩnh Phúc về phía tây. Huyện Phổ Yên có 18 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 3 thị trấn với 309 xóm và 18 tổ dân phố. Tổng diện tích toàn huyện là 257 km2, dân số cả huyện hơn 138.000 người, mật độ trung bình là 450 người/km2. Tổng quỹ đất có 28.901 ha, trong đó đất dùng cho nông nghiệp đạt 14.500 ha - 15.000 ha, đất dùng cho lâm nghiệp đạt 8.500 ha. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 393,9 ha. Dân số cả huyện 137.198 và 26,8% số hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo. Huyện Phổ Yên có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống trong đó có

dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Mường… Thu nhập chính của người dân từ hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, chè, rau màu, đậu tương, ngô, trồng rừng…). [40]

1.5.2. Khái quát về xóm Phúc Tài và xóm Tân Ấp 2, xã Phúc Thuận

Xã Phúc Thuận là một xã vùng núi của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên có tuyến tỉnh lộ 261 kết nối hai huyện Phổ Yên và Đại Từ đi qua địa bàn, cách thị trấn Ba Hàng – trung tâm huyện Phổ Yên 15km về phía Tây và giáp với xã Phúc Tân cùng huyện và xã Bình Sơn thuộc thị xã Sông Công ở phía Bắc, phía Đông giáp xã Minh Đức và thị trấn Bắc Sơn thuộc huyện Phổ Yên, phía Nam giáp với xã Thành Công thuộc huyện Phổ Yên, phía Tây Nam giáp với xã Trung Mỹ thuộc huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc qua dãy núi Tam Đảo. Phía Tây giáp với xã Cát Nê, Quân Chu và thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ.

Xã Phúc Thuận có diện tích 52,55 km² và dân số năm 2014 là 12.290 người, mật độ dân số đạt 234 người/km². Xã được chia thành 29 xóm.Trên địa bàn xã có hồ Nước Hai có tiềm năng du lịch, có thể liên kết với Khu du lịch Tam Đảo, Hồ Đại Lải, Hồ Suối Lạnh và khu du lịch Hồ Núi Cốc.[31]

Địa bàn nghiên cứu là 02 xóm Phúc Tài và Tân Ấp 2 thuộc xã Phúc Thuận, đây là hai xóm hưởng lợi từ dự án: “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BfdW) và Misereor Đức tài trợ trong. Dự án này thực hiện tại 04 xóm của 02 xã Phúc Thuận và Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, thời gian thực hiện trong 3 năm (từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 3 năm 2014).

Dưới đây là một số thông tin chung của 02 xóm nghiên cứu được tác giả tổng hợp từ Báo cáo phát triển Kinh tế xã hội 3 tháng đầu năm 2014 của xã Phúc Thuận.

Bảng 1.1: Thông tin chung xóm Phúc Tài, xóm Tân Ấp 2 xã Phúc Thuận

Nội dung Xóm Phúc Tài Xóm Tân Ấp 2

Số dân trong thôn (người) 708 569

Số hộ dân 215 160

Số con trung bình mỗi hộ 2 2

Thành phần dân tộc 95% Kinh; 5% Tầy , Nùng, Sán Dìu, Hoa 93% Kinh, 7% Tầy, Nùng, Sán Dìu, Hoa Số hộ nghèo/ cận nghèo 25 9 Diện tích thôn 300 ha 77,3 ha Diện tích đất canh tác 20 ha 22 ha Diện tích đất rừng 50 ha 24 ha

Nghề nghiệp chính Nông nghiệp Nông nghiệp

Nghề phụ Chế biến chè, buôn bán

nhỏ, chăn nuôi

Buôn bán nhỏ, chế biến chè, chăn nuôi

Thu nhập chính Lúa, chè Lúa, chè

Trình độ văn hóa trung

bình 9/12 9/12

Tỉ lệ Trẻ em dưới 16 tuổi 259 120

Nhà trẻ/mẫu giáo 0 01 trường mẫu giáo

Nhà cộng đồng (nhà văn

hóa) 1 1

Khoảng cách tới UBND xã 1,5 km 4 km

Số người đi làm ăn xa

200 (thợ xây, công nhân, xuất khẩu lao

động…)

10 người (công nhân, xuất khẩu lao động…)

1.5.3. Các vấn đề cộng đồng tại xã Phúc Thuận

Như chúng ta đã biết vấn đề cộng đồng được hiểu là những vấn đề chung nằm trong nội tại cộng đồng, vấn đề đó có thể ảnh hưởng tới quyền lợi và cuộc sống của chính những người dân trong cộng đồng theo hướng tiêu cực hay tích cực. Bất kể cộng đồng nào từ thành thị tới nông thôn đều có những vấn đề riêng của cộng đồng đó, đòi hỏi cần phải giải quyết triệt để mới đảm bảo phát triển bền vững.

Theo Báo cáo đánh giá khảo sát ban đầu (Baseline Survey) thực hiện năm 2011 tại xã Phúc Thuận do Trung tâm DWC tiến hành cùng với quá trình nghiên cứu và quan sát của tác giả đã nhận thấy tại địa bàn nghiên cứu có một số vấn đề cộng đồng như sau:

Thứ nhất, tỷ lệ hộ nghèo tại địa bàn nghiên cứu tương đối cao. Theo số

liệu thống kê của UBND xã Phúc Thuận thực hiện rà soát hộ nghèo giai đoạn 2011 – 2015 căn cứ vào Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì xóm Phúc Tài và xóm Tân Ấp 2 có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tương đối cao. Xóm Phúc Tài có 42 hộ nghèo/cận nghèo năm 2011 tương đương 19,5%, xóm Tân Ấp 2 là 13 hộ nghèo/cận nghèo tương đương 8,1%.Tuy nhiên, theo cách phân loại tương đối dựa trên việc người dân tự ước tính theo điều kiện chung của thôn/xóm và địa phương mình thì số lượng hộ nghèo, hộ khó khăn cao hơn nhiều so với số lượng thống kê theo tiêu chí hộ nghèo của Nhà nước. Cụ thể, theo số liệu thống kê tại buổi lập Hồ sơ cộng đồngdo dự án tổ chức tại các xóm dự án (sử dụng công cụ PRA – đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân) thì tại xóm Phúc Tài, số hộ khó khăn chiếm 23% (tương đương khoảng 50 hộ gia đình), số hộ trung bình chiếm 62% (tương đương khoảng hơn 130 hộ), còn lại là số hộ khá. Tại xóm Tân Ấp 2, số hộ khó khăn chiếm12,5% (tương đương 20 hộ), số hộ trung bình chiếm khoảng 74% và số hộ khá chiếm 13,5%.

Thứ hai, tại các xóm nghiên cứu còn thiếu thốn về cơ sở hạ tầng cơ

bản, đặc biệt là đường giao thông thôn/xóm, kênh mương nội đồng và một số công trình phục vụ sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân như nhà văn hóa, nhà trẻ. Theo Báo cáo đánh giá khảo sát ban đầu từ Trung tâm DWC cho thấy, xóm Phúc Tài chỉ có 40% đường giao thông đã bê tông hóa, còn lại 60% là đường đất. Xóm Tân Ấp 2 có 20% là đường bê tông hóa, còn lại 80% là đường đất. Những đoạn đường đã bê tông hóa cũng đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Vào ngày trời mưa đường lầy lội, trơn trượt khó đi ảnh hưởng tới lao động sản xuất và gây mất an toàn, nhiều trẻ em phải nghỉ học những hôm đường lầy lội ngập nước. Việc giao thương cũng gặp nhiều trở ngại, sản phẩm nông nghiệp như chè, gỗ cây công nghiệp thường bị trả giá thấp do đường giao thông không thuận lợi cho việc thu mua. Mương tưới tiêu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của người dân, tuy nhiên ngoại trừ mương tưới tiêu chính do Nhà nước xây dựng thì các mương nhánh

xương cá hầu hết đều là mương đắp đất. Tình trạng “ruộng đầu nguồn ngập úng, ruộng cuối nguồn khô hạn” thường xuyên diễn ra (chị Nguyễn Thị Hoa

– hộ nghèo xóm Phúc Tài chia sẻ). Người dân cho biết, mỗi lần dẫn nước tưới tiêu về ruộng họ mất 3 đến 4 ngày công lao động để dọn dẹp, khơi đắp mương đất đểđưa nước tới tận ruộng nhà mình, nếu không những ruộng giữa và cuối nguồn nước không có nước sử dụng. Nguồn nước không đảm bảo cũng là nguyên nhân dẫn tới năng suất, chất lượng mùa vụ thấp và không ổn định. Cũng theo khảo sát ban đầu từ dự án, cả hai xóm nghiên cứu đều không có nhà văn hóa. Nhà văn hóa có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các buổi sinh hoạt, hội họp và các hoạt động cộng đồng của người dân địa phương.Nhà văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với người dân tại các vùng nông thôn Việt Nam và còn là nơi lưu trữ và duy trì bản sắc văn hóa riêng của thôn/xóm. Việc thiếu nơi hội họp, tổ chức sự kiện cũng là một trong số các nguyên nhân làm hạn chế sự tham gia của người dân vào các hoạt động nâng cao nhận thức khác (tuyên truyền kiến thức chính sách, pháp luật của Nhà nước, các hoạt

động phổ biến kiến thức nông nghiệp mới...). Khi không có nhà văn hóa, các hoạt động của thôn xóm thường phải nhờ địa điểm tổ chức tại nhà dân, vì sợ tranh luận sẽ phiền tới gia chủ nên người dân tham gia hội họp không đưa nhiều ý kiến bàn luận về các vấn đề, điều này cũng góp phần giảm hiệu quả sự tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng.

Thứ ba, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là một vấn đề cộng đồng được

người dân đưa ra. Rác thải không có nơi tập kết xử lý và không có đội chuyênthu gom rác nên mỗi hộ dân thường để rác trong vườn nhà hoặc có những bãi rác tự phát khiến cho môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm hơn. Rác thải nông nghiệp như vỏ bao bì các loại thuốc bảo vệ thực vật có nhiều nguy cơ ô nhiễm và ngộ độc hơn các loại rác thải khác nhưng lại bị vất tràn lan trên khắp đường làng ngõ xóm hoặc ngay trên đồng ruộng. Trên địa bàn xóm Phúc Tài đã có một số bể chứa rác thải sinh học được một tổ chức ngoài nước hỗ trợ xây dựng, nhưng chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn là đầy bể mà không có biện pháp xử lý.

Thứ tư, người dân ở các xóm nghiên cứu còn thiếu cơ hội tiếp cận

thông tin chính sách, pháp luật, các chủ trương của Đảng và Nhà nước, và các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới do ít có các tài liệu, ấn phẩm liên quan được phổ biến đến người dân. Đồng thời, việc tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật do chính quyền địa phương thực hiện mới chỉ dừng lại ở hình thức truyên truyền trên loa phát thanh. Hình thức tuyên truyền này có tác dụng lan truyền rộng thông tin trong cộng đồng nhưng lại ít đạt hiệu quả về chiều sâu, nghĩa là người dân chỉ dừng lại ở việc nắm được sự tồn tại của thông tin chính sách pháp luật mà chưa có hiểu biết sâu về nội dung của chính sách pháp luật đó.

Thứ năm, kiến thức, kỹ năng của chính quyền địa phương về thúc đẩy

sự tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng còn hạn chế. Nếu

như Pháp lệnh thực hiện Dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn số

thông qua và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2007 thì việc triển khai Pháp lệnh này tại các địa phương trên cả nước nói chung và địa bàn nghiên cứu nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là do hạn chế trong việc phổ biến và nâng cao kiến thức cho đội ngũ chính quyền địa phương cấp xã về phương pháp, kỹ năng huy động sự tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng, các hoạt động của chính quyền. Hầu như không có hoạt động tuyên truyền phổ biến các nội dung chính về quyền và nghĩa vụ của người dân trong việc thực hiện dân chủ tại cơ sở. Do đó người dân không biết được quyền và lợi ích cụ thể của mình đối với các hoạt động tại địa phương như thế nào. Điều này dẫn tới việc người dân tại địa bàn nghiên cứu chưa thực sự được tham gia vào các hoạt động cộng đồng, chưa được phát huy quyền làm chủ và quyền tự quyết trong khuôn khổ phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình theo

đúng tinh thần mà Pháp lệnh thực hiện Dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn

đưa ra. Theo Báo cáo điều tra khảo sát ban đầu của Trung tâm DWC trước khi thực hiện dự án thì có đến 93,7% người dân không được biết đến sự tồn tại của Pháp lệnh Dân chủ cơ sở tại xã, phường, thị trấn. 6,7% còn lại biết có Pháp lệnh dân chủ cơ sở nhưng không nắm rõ nội dung của Pháp lệnh.

Trên đây là năm vấn đề cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu được tổng kết lại qua kết quả khảo sát của tác giả, kết hợp với tài liệu khảo sát ban đầu trước khi đề xuất dự án “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” của Trung tâm DWC. Cùng với mục tiêu của dự án, các vấn đề cộng đồng được tác giả sử dụng làm tiêu chí đánh giá hiệu quả của mô hình QLCĐ trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng, xem xét tính phù hợp của mục tiêu dự án.

1.6. Mô hình Quản lý cộng đồng

1.6.1. Mô hình QLCĐ trên Thế giới và Việt Nam 1.6.1.1. Mô hình Quản lý cộng đồng trên Thế giới

Trên Thế giới, Mô hình Quản lý cộng đồng sơ khai được vận dụng trước hết trong một số dự án mà Cơ quan Hợp tác phát triển của Chính phủ Thụy Sỹ (SDC) thực hiện tại Bangladesh trong đó đề cao cách tiếp cận dựa vào cộng đồng và phát huy sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển. Trong chương trình hỗ trợ của mình tại Bangladesh, Chính phủ Thụy Sỹ ngoài mục tiêu cải thiện điều kiện sống, tăng cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân thì còn mục tiêu góp phần phát triển các chương trình và chính sách thực tiễn quản lý của chính quyền cấp địa phương có tính đến nhu cầu của người nghèo, nhằm mục đích tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và tăng lợi ích cho người nghèo. Đồng thời, khuyến khích sự tham gia của người nghèo vào quá trình cải cách thể chế chính sách có liên quan dựa trên cơ sở chính quyền địa phương cung cấp các dịch vụ xã hội công bằng minh bạch, có sự tham gia và toàn diện. Có thể kể đến một số dự án tại Bangladesh như: Trao quyền cho cộng đồng thông qua việc huy động , đào tạo và hỗ trợ

đi kèm, phát triển mối liên kết thị trường (“Community empowerment through mobilization, training and accompaniment support, market linkage development”); Tăng cường quyền của người nghèo và người thiệt thòi, phát

triển tài sản và cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, đặc biệt là giáo dục

cơ bản (“Establish Rights of Poor and Marginalized people, , improve access

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã phúc thuận, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)