Mô hình Quản lý cộng đồng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã phúc thuận, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 50)

8. Phương pháp thu thập thông tin

1.6.1.2. Mô hình Quản lý cộng đồng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, mô hình QLCĐ sơ khai đã được giới thiệu và thử

nghiệm trong dự án: “Phát triển đô thị Nam Định và Đồng Hới” (Nam Dinh

urban development project – NUDP and Dong Hoi urban development project – DUDP) do Cơ quan Hợp tác và phát triển Thụy Sỹ (SDC) tài trợ tại thành phố Nam Định và thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình trong thời gian từ năm 2005 đến 2008, nhằm mục đích xây dựng cộng đồng tự lực, dựa trên giả định rằng con người có thể trở thành động lực và chủ thể của quá trình phát triển. Kết quả của dự án này ở giai đoạn 2005 – 2008 đã khẳng định giả định trên. Trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2008 mô hình này được phát triển bởi Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Phụ nữ và Trẻ em (DWC) dựa trên những kinh nghiệm thực hiện của giai đoạn trước.

Giai đoạn 2008 – 2012 dự án có tên“Thúc đẩy Mô hình Quản lý cộng đồng tại Việt Nam” – viết tắt là PCMM do Trung tâm DWC điều phối. Các hoạt động dự án tại thực địa được DWC hợp tác với các Tổ chức phi chính phủ địa phương (Trung tâm phát triển cộng đồng Quảng Bình – CDC, Trung tâm hữu nghị cộng đồng Nam Định - Nadicofric và Trung tâm Nghiên cứu sáng kiến cộng đồng – RIC tại Hòa Bình). Mục tiêu của dự án giai đoạn này nhằm củng cố và nhân rộng mô hình QLCĐ bền vững ở ba tỉnh, thúc đẩy sự tham gia và tác động của cộng đồng (đặc biệt là những người dân/hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn) vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định tại địa phương.

Với mục tiêu củng cố, nhân rộng và thể chế hóa, dự án tiếp tục được hỗ trợ giai đoạn 2 từ năm 2013 – 2016, đây cũng là giai đoạn cuối cùng của dự án này và được thực hiện tại 10 huyện/ thành phố của tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Quảng Bình. Mục tiêu cụ thể của dự án giai đoạn 2013 – 2016 là QLCĐ tạo điều kiện thuận lợi cho các cộng đồng tự tổ chức phát triển; Tăng cường

đối thoại chính sách với chính quyền địa phương để điều kiện sống của người dân đặc biệt là người nghèo được cải thiện; Tận dụng, phổ biến các kinh nghiệm QLCĐ tới các bên liên quan.

Mô hình QLCĐ còn được vận dụng trong một số dự án khác mà Trung tâm DWC thực hiện tại các địa bàn như Lạng Sơn, Thanh Hóa, Sóc Sơn, Hà Tĩnh… Hiện nay, mô hình QLCĐ cũng đang thu hút được sự quan tâm của nhiều cơ quan tổ chức và nhiều nhà tài trợ bởi tính hiệu quả, tính bền vững và khả năng ứng dụng cao trong hoạt động phát triển cộng đồng.

Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả hướng đến nghiên cứu hiệu quả của mô hình QLCĐ tại địa bàn xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái

Nguyên thông qua các hoạt động trong khuôn khổ dự án:“Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” do tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BfdW) và

Misereor Đức tài trợ. Dự án này được thực hiện tại hai xã Phúc Thuận và Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 3 năm 2014 với nguồn ngân sách hơn 4 tỷ đồng Việt Nam, trung tâm DWC trực tiếp quản lý và thực hiện.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã phúc thuận, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)