8. Phương pháp thu thập thông tin
2.4.2. Hiệu quả của mô hình QLCĐ với đội ngũ cán bộ địa phương
Bên cạnh những kết quả tích cực đối với người dân địa phương như đã phân tích trên thì việc thực hiện mô hình QLCĐ tại địa bàn nghiên cứu còn mang lại hiệu quả cho đội ngũ cán bộ địa phương, trực tiếp là những cán bộ tham gia dự án về kiến thức, kỹ năng và thái độ trong công việc đã thay đổi rõ rệt.
(1) Về kiến thức, kỹ năng
Trong quá trình thực hiện dự án theo mô hình QLCĐ tại địa bàn nghiên cứu, hoạt động nâng cao năng lực cho các bên nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng luôn được chú trọng và là hoạt động liên tục xuyên suốt chu trình dự án. Ngoài các thành viên NNC của xóm Phúc Tài và Tân Ấp 2 (mỗi xóm 12 người) thì đại diện chính quyền huyện/xã (Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Chủ tịch/Phó chủ tịch xã, Cán bộ Hội Phụ nữ xã…) cũng được tham gia các khóa tập huấn nâng cao năng lực về QLCĐ. Các chủ đề được tập huấn như: Quản lý cộng đồng, Quản lý tài chính trong Quản lý cộng đồng, Thiết kế và quản lý dự án theo khung lô gic, Lập kế
hoạch có sự tham gia, Pháp lệnh Dân chủ cơ sở tại xã phường thị trấn, Tổ chức và điều hành cuộc họp có sự tham gia, Kỹ năng và Phương pháp thúc đẩy, Giới và dự án phát triển,… Nội dung tập huấn đã cung cấp cho NNC và đặc biệt là lãnh đạo địa phương các kiến thức, kỹ năng phục vụ trực tiếp trong công việc của mình, đặc biệt là các kỹ năng thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng. Trong khi đó, sự tham gia của người dân là yếu tố quan trọng quyết định quyết định sự thành công của hoạt động cộng đồng. Như vậy, thông qua các lớp tập huấn, lãnh đạo địa phương cũng được nâng cao năng lực và kiến thức hỗ trợ công việc của mình.
Với những kiến thức và kinh nghiệm qua quá trình trực tiếp tham gia thực hiện dự án, các cán bộ địa phương đã vận dụng các kiến thức thu nhận được từ dự án vào công việc của mình. Tại các cuộc đối thoại giữa chính quyền với người dân địa phương được dự án tổ chức tại các xóm, cán bộ địa phương đã sử dụng phương pháp trực quan trên giấy A0 để báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Thay vì đứng trên bục đọc báo cáo như trong các cuộc họp tiếp xúc cử tri vẫn thường tổ chức, việc sử dụng A0 để trực quan báo cáo đã thu hút được sự theo dõi của người dân, không khí buổi họp không tẻ nhạt và người dân cũng tham gia ý kiến nhiều hơn do các thông tin được nêu rõ ràng, dễ theo dõi và so sánh giữa nội dung kế hoạch với thực hiện. Ngoài ra, việc sử dụng thẻ màu để cho người dân ghi lại ý kiến của mình cũng thu được nhiều thông tin hơn, thúc đẩy sự tham gia của người dân. Không chỉ vận dụng trong các cuộc họp, đối thoại có sự tham gia của người dân mà còn được vận dụng trong các công việc thường ngày của họ.
(2) Về thái độ công việc
Không chỉ thay đổi trong kiến thức và kỹ năng, cán bộ địa phương còn có sự thay đổi trong thái độ và tác phong làm việc. Điều này được thể hiện
trước hết trong các cuộc đối thoại giữa chính quyền với người dân, các ý kiến đóng góp của người dân được cán bộ địa phương tiếp thu và giải đáp ngay tại cuộc họp. Một số ý kiến của người dân phản ánh về tác phong và thái độ làm việc của một số cán bộ tiếp dân (phòng dịch vụ một cửa) cũng được tiếp thu và có sự chnỉ đạo tới bộ phận này. Ngoài ra, sau khi tham gia các hoạt động của dự án, mối quan hệ giữa chính quyền và người dân địa phương đã gần gũi và gắn kết hơn do đó cán bộ địa phương cũng có thái độ tích cực, tình cảm hơn khi giao tiếp với người dân. Điều này tạo ra sự hợp tác tích cực giữa chính quyền và người dân, giúp cho công việc được kết nối và giải quyết thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Như vậy, dự án QLCĐ không chỉ nâng cao năng lực hiệu quả cho các cán bộ địa phương tham gia thực hiện dự án mà còn giúp họ có các kỹ năng, phương pháp làm việc mới hiệu quả hơn, thuyết phục hơn.Bên cạnh đó, thái độ làm việc với người dân cũng gần gũi thân thiện hơn, các công việc được giải quyết nhanh chóng và thuận lợi.