8. Phương pháp thu thập thông tin
1.6.2.1. Cách tiếp cận của mô hình Quản lý cộng đồng
Quản lý cộng đồng chú trọng cả ba cách tiếp cận: dựa vào cộng đồng ; dựa vào nguồn lực của cộng đồng và dựa trên quyền.
Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng
Với cách tiếp cận này, mô hình QLCĐ luôn cho rằng người dân phải thực sự làm người làm chủ, chính họ là người ra các quyết định và quản lý toàn bộ chu trình dự án phát triển, bắt đầu từ giai đoạn phân tích hiện trạng của cộng đồng, sau đó là lựa chọn các ưu tiên bằng phương pháp tham gia, xây dựng các dự án, lập kế hoạch, thực hiện và giám sát, bàn bạc về biện pháp duy trì, đánh giá dự án để rút ra các bài học kinh nghiệm khi dự án kết thúc. Mọi quyết định của cộng đồng đều được đưa ra trên nguyên tắc đồng thuận có sự tham gia dân chủ của mọi thành viên cộng đồng.
Cách tiếp cận này cũng phù hợp với quan điểm của thuyết thân chủ trọng tâm mà đại diện là Carl Rogers như đã trình bày ở trên. Người dân được coi là trung tâm của tiến trình phát triển, là chủ thể của quá trình thay đổi tại cộng đồng.
Cách tiếp cận dựa vào nguồn lực và tài sản của cộng đồng
Để đảm bảo tính bền vững, tạo tính sở hữu và tính trách nhiệm trong cộng đồng, QLCĐ luôn thúc đẩy người dân không chỉ nhìn vào các khó khăn mà còn tập trung vào phân tích các điểm mạnh, các kinh nghiệm sẵn có và tiềm năng trong cộng đồng, đề cao việc huy động các tài sản, nguồn nội lực (kể cả trí tuệ của người dân) và nguồn ngân sách hiện có tại địa phương. Người dân có thể huy động các nguồn nội lực dưới nhiều hình thức khác nhau
như ý tưởng, tiền, công lao động, hiện vật (đất đai, gỗ, gạch ngói, cát sỏi, kinh nghiệm cộng đồng...) và huy động sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, từ các nhà hảo tâm, các cá nhân có điều kiện… để tự giải quyết các vấn đề bức xúc trong cộng đồng mà họ đã lựa chọn ưu tiên. Các giải pháp cụ thể được các nhóm cộng đồng xây dựng và lập kế hoạch thành các tiểu dự án. Trong quá trình thực hiện các tiểu dự án, người dân ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực sẵn có tại địa phươngvới chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và các tiểu chuẩn kỹ thuật. Cũng nhờ đó, người dân trong cộng đồng được nâng cao năng lực và có trách nhiệm hơn với cộng đồng.
Cách tiếp cận này cũng phù hợp với những gì thuyết huy động nguồn lực đưa ra. Trước hết, cách tiếp cận thể hiện niềm tin vào khả năng tự giải quyết vấn đề của cộng đồng bằng chính nguồn nội lực của cộng đồng, sử dụng hiệu quả nguồn nội lực ấy để giải quyết vấn đề khó khăn với chi phí và chất lượng tốt nhất có thể. Việc phân tích nguồn lực, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của cộng đồng (thông qua buổi họp thôn/xóm lập Hồ sơ cộng đồng) đã giúp cho cộng đồng có cái nhìn tổng quát và xác định phương hướng giải quyết vấn đề của họ. Bên cạnh đó còn giúp người dân tìm kiếm các nguồn ngoại lực có thể hỗ trợ họ giải quyết vấn đề. Nguồn lực nội lực được nhắc đến trong mô hình không nói chung về nguồn lực tài chính, mà còn là nguồn lực về con người, về công cụ lao động, về hiện vật đóng góp hay bất kể tài nguyên sẵn có nào trong cộng đồng có thể khai thác để phục vụ cho việc giải quyết vấn đề. Nguồn ngoại lực mà mô hình hướng tới còn là chính quyền địa phương, đây là yếu tố quan trọng mà mô hình QLCĐ đã thành công trong việc hướng cộng đồng tìm kiếm đến sự trợ giúp của chính quyền địa phương.
Như vậy, cách tiếp cận dựa vào nguồn lực và tài sản của cộng đồng của mô hình QLCĐ là phù hợp và có cơ sở lý luận vững chắc cho các hoạt động mô hình sẽ đưa ra.
Cách tiếp cận dựa trên quyền
Thực tiễn nhận thấy, chỉ phát triển kinh tế sẽ không thể dẫn đến sự tiến bộ xã hội và không tạo được các cơ hội cho người nghèo. QLCĐ lồng ghép các chuẩn mực, các nguyên tắc, các quy định pháp luật vào công tác lập kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, mô hình cũng tập trung vào sự tham gia và nâng cao năng lực cho các bên liên quan. QLCĐ khuyến khích đối thoại giữa các bên để hiểu nhau và thay đổi theo hướng tích cực chứ không tạo ra sự đối đầu. Với cách tiếp cận dựa trên quyền, QLCĐ tập trung vào thúc đẩy bên có trách nhiệm hiểu rõ hơn nhiệm vụ đáp ứng quyền cho người dân và hỗ trợ người dân biết nghĩa vụ của mình cũng như biết thực hiện quyền một cách hợp pháp.
QLCĐ chú trọng tới các vấn đề mà người dân đang phải đối mặt, đặc biệt tới các vấn đề của những người nghèo và những người dễ bị tổn thương. Với cách tiếp cận dựa trên quyền, QLCĐ chú trọng giải quyết các bất công, bất bình đẳng và phân biệt đối xử.
Bốn trọng tâm của cách tiếp cận dựa trên quyền trong QLCĐ như sau: (1) Tập trung vào nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm cả bình đẳng giới và chống phân biệt đối xử bởi nhóm này dễ bị xâm phạm quyền;(2) Tập trung vào nguyên nhân gốc rễ của đói nghèo; (3) Mối quan hệ giữa bên có trách nhiệm đáp quyền (chính quyền) và người mang quyền (người dân);(4) Nâng cao năng lực và quyền năng: Phát triển bền vững không chỉ là quan tâm đến kết quả mà phải quan tâm đến cả quá trình và coi tham gia không chỉ là một công cụ mà tham gia còn là mục tiêu của phát triển. Mọi hoạt động phát triển
phải hỗ trợ người dân để họ có đủ khả năng tham gia vào công tác quản lý, đảm bảo tính công khai minh bạch và tính bền vững. [4]
1.6.2.2. Giá trị của mô hình Quản lý cộng đồng
Nhờ áp dụng QLCĐ mà các cộng đồng nơi thực hiện dự án hiểu rõ nghĩa vụ và quyền của mình, có năng lực, trở nên tự tin hơn, trong đó:
Người nghèo và những người thiệt thòi được thực hiện các quyền của mình như được tham gia, được quản lý và được hưởng lợi trong các hoạt động dự án để cải thiện điều kiện sống của họ;
Các nguồn lực và tài sản của cộng đồng được huy động dễ dàng hơn do người dân có niềm tin vào việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu suất, hiệu quả và hợp lý;
Nhờ hệ thống quản lý minh bạch, công khai, có sự tham gia và có tính trách nhiệm nên lòng tin và tính gắn kết trong cộng đồng tăng lên;
Người dân trong cộng đồng có đủ năng lực tự quản, tự tin, được chính quyền địa phương thừa nhận và tin tưởng;
QLCĐ chứng tỏ rằng trong quá trình giảm nghèo, người dân phải là chủ thể, phải nắm vai trò ra quyết định, là người tự chèo lái để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội trong quá trình phát triển;
QLCĐ mang lại tính sở hữu cộng đồng một cách thực sự bởi vì người dân tự thảo luận, tự đưa ra giải pháp và tự quản lý nguồn lực. Do đó các thành quả phát triển được cộng đồng bảo quản, được duy trì và đảm bảo tính bền vững.
Đặc biệt, QLCĐ cũng tạo ra mối quan hệ gắn kết giữa chính quyền địa phương và người dân. Chính quyền địa phương và người dân đều được nâng cao năng lực, được chia sẻ thông tin nhiều hơn, có phương pháp đối thoại với nhau cởi mở hơn và hợp tác với nhau chặt chẽ hơn trong các hoạt động phát
triển cộng đồng. Nhờ đó lòng tin của người dân đối với các cấp chính quyền cũng được cải thiện, trách nhiệm xã hội của người dân và chính quyền được nâng lên và họ có ý thức hơn với môi trường và thế hệ tương lai trong mỗi hành động của mình.
1.6.2.3. Nguyên tắc cơ bản trong thực hiện mô hình QLCĐ
Cộng đồng hoạt động dựa vào các nguyên tắc tự nguyện, đoàn kết, cùng có lợi, quản lý và lãnh đạo bằng uy tín cá nhân. Để đảm bảo tính hiệu quả và để mọi thành viên trong cộng đồng tham gia và được nâng cao năng lực, QLCĐ chú trọng một số các nguyên tắc như:
Các dự án phát triển cộng đồng nhằm để cải thiện điều kiện sống cho cả phụ nữ và nam giới trong cộng đồng;
Người thiệt thòi được tham gia và hưởng lợi: Nhóm người thiệt thòi
(bao gồm phụ nữ, người nghèo, người khuyết tật, người già neo đơn) là những người dễ bị tổn thương. QLCĐ chú trọng rằng nhóm người thiệt thòi không chỉ hưởng lợi mà cần tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng và tham gia vào việc ra quyết định trong cộng đồng.
Chú trọng việc xây dựng năng lực cho các thành viên trong cộng đồng:
nhờ tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển cộng đồng và thông qua các chia sẻ kinh nghiệm, các thành viên trong cộng đồng sẽ được nâng cao năng lực và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong phát triển cộng đồng;
Nhạy cảm giới: Chú trọng tham gia và hưởng lợi bình đẳng của cả phụ
nữ và nam giới trong cộng đồng;
Tính bền vững và tính sở hữu cộng đồng: Bên cạnh việc huy động các
nguồn lực bên ngoài (từ chính quyền, từ các nhà hảo tâm, từ các doanh nghiệp, từ các nhà tài trợ quốc tế…), QLCĐ phát huy tối đa các điểm mạnh,
các kinh nghiệm và nguồn nội lực trong cộng đồng, chú trọng đến công tác duy tuy bảo dưỡng các thành quả mà cộng đồng đã tạo ra;
Công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình: Quá trình quản lý và
thực hiện các dự án phát triển cộng đồng phải công khai, minh bạch đối với tất cả các thành viên trong cộng đồng. Trong QLCĐ cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các thành viên trong mọi công việc chung của cộng đồng. Những người được cộng đồng uy tín giao nhiệm vụ, có trách nhiệm giải trình rõ ràng với mọi thành viên trong cộng đồng khi được yêu cầu.
1.6.2.4. Quy trình thực hiện mô hình Quản lý cộng đồng
Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện Quản lý cộng đồng
Bước 1: Họp cộng đồng, thảo luận về mục tiêu của QLCĐ và bình bầu nhóm nòng cốt
Chủ trì cuộc họp này là người đã được cộng đồng bầu làm lãnh đạo (tổ trưởng, trưởng thôn hoặc trưởng cụm dân cư). Toàn bộ các hộ dân trong tổ thôn đều được mời tham dự. Chú ý các thành viên được mời họp không phải là chủ hộ mà là đại diện hộ gia đình (có cả nam và nữ, khuyến khích cả vợ và chồng cùng tham gia). Trong cuộc họp các thành viên cùng thảo luận để hiểu
sâu về mục tiêu, lợi ích và các nguyên tắc của QLCĐ. Sau đó cộng đồng bàn
bạc về tiêu chí lựa chọn thành viên nhóm nòng cốt (NNC) khoảng 10 người. NNC là những người đại diện cho cộng đồng nên thường được người dân bình bầu dựa vào các tiêu chí như: tự nguyện, nhiệt tình, tâm huyết, có tín nhiệm, có thời gian, có trình độ văn hóa (biết đọc và biết viết), đảm bảo cân đối số lượng nam và nữ… Trong NNC nên bầu ba người điều hành NNC gọi
là Ban lãnh đạo NNC (Trưởng NNC, thủ quỹ và kế toán). Bước 2: NNC học hỏi các kỹ năng quản lý cộng đồng
Để thúc đẩy cộng đồng phát triển hiệu quả, NNC cần có các kỹ năng và phương pháp QLCĐ. NNC cần học hỏi các kỹ năng huy động sự tham gia và thực hiện các dự án phát triển như: Pháp lệnh dân chủ cơ sở, cách tiếp cận dựa trên quyền, đánh giá nhu cầu có sự tham gia, kỹ năng thúc đẩy, thiết kế dự án dựa trên khung lô gic, bình đẳng giới, quản lý tài chính một cách minh bạch công khai…Các kỹ năng và phương pháp này có thể được học hỏi thông qua nghiên cứu các tài liệu sẵn có, các kinh nghiệm từ các cộng đồng đã thực hiện QLCĐ hoặc tham dự vào các khóa tập huấn.
Bước 3: Lập hồ sơ cộng đồng và lựa chọn các ưu tiên
Sau khi đã có các kiến thức, các kỹ năng và phương pháp QLCĐ, phối hợp với tổ trưởng/trưởng thôn, NNC tổ chức họp dân bằng phương pháp tham gia để thảo luận và phân tích về các thông tin cơ bản, các cơ hội và thách thức trong cộng đồng (công cụ PRA), ghi chép thành Hồ sơ cộng đồng. Hồ sơ
cộng đồng giúp cho toàn bộ các thành viên trong cộng đồng nhìn nhận đúng đắn về hiện trạng cộng đồng, về các điểm mạnh và các tồn tại trong cộng đồng. Hồ sơ cộng đồng cần được lưu trữ bởi tổ trưởng/trưởng thôn hoặc Trưởng NNC và nên có một số thông tin: Dân số, trong đó tỷ lệ nam/nữ; Thành phần dân tộc; Nguồn thu nhập chính; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia; Phân loại kinh tế hộ (danh sách hộ dân được chia thành các nhóm hộ khá, trung bình, cận nghèo và nghèo theo cách nhìn của cộng đồng do người dân thảo luận và tự sắp xếp); Danh sách và mức độ ảnh hưởng của các cơ quan tổ chức đóng trên địa bàn đối với quá trình phát triển cộng đồng; Các điểm mạnh, yếu, cơ hội và cản trở trong việc thực hiện các dự án phát triển cộng đồng; Liệt kê và xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề muốn giải quyết về cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường… và đề xuất các giải pháp tháo gỡ;…
Cộng đồng có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề đã liệt kê bằng phương pháp cho điểm, sau đó dựa vào các giải pháp đã được bàn bạc, dựa vào các nguồn lực sẵn có và các nguồn tài chính có thể huy động được từ bên ngoài, cộng đồng rà soát lại để chọn ra khoảng 3 đến 4 vấn đề ưu tiên mà cộng đồng đủ khả năng và nguồn lực giải quyết trước. Mỗi vấn đề ưu tiên sẽ được giải quyết thông qua một dự án phát triển cộng đồng, hay còn gọi là tiểu dự án (TDA).
Bước 4: Thành lập các nhóm cộng đồng để thực hiện các dự án phát triển
Như đã nêu ở trên, các vấn đề ưu tiên được cộng đồng thống nhất giải quyết trước sẽ được thực hiện thông qua các TDA. Mỗi TDA sẽ do một nhóm cộng đồng (NCĐ) đứng ra đảm nhiệm. Mỗi NCĐ nên có từ 5 người trở lên, bao gồm các thành viên tự nguyện tham gia, có kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực mà TDA muốn can thiệp, chú ý có sự tham gia của cả phụ nữ, nam giới
và người nghèo. Mỗi NCĐ được NNC hướng dẫn và hỗ trợ trong toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện TDA.
Bước 5: Xây dựng đề xuất tiểu dự án
Để tạo ra các thay đổi tích cực, đảm bảo tính hiệu quả, hiệu suất và tính bền vững, cách thức mà cộng đồng muốn giải quyết một vấn đề phải được lập kế hoạch trước và được xây dựng thành một đề xuất TDA (dựa vào khung lô
gic đơn giản). Đề xuất TDA này sẽ do NCĐ viết với sự hướng dẫn của thành
viên NNC. Đây là một quá trình người dân tự xây dựng năng lực cho nhau. Viết một đề xuất TDA theo mẫu khung lô gic, hiểu được các khái niệm cơ bản như mục tiêu, kết quả, chỉ số, hoạt động, giả định, rủi ro, tính bền vững, sau đó lập kế hoạch ngân sách chi tiết và lập kế hoạch hoạt động theo thời gian sẽ giúp các thành viên trong NCĐ hiểu được bản chất của một dự án phát triển. Xóa dần quan niệm thực hiện dự án là việc tiêu tiền. Hiểu rằng thực hiện dự án là phải có phương pháp tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển một cách minh bạch, công khai để đạt được mục tiêu và các kết quảmà dự án đã đề ra.
Bước 6: Thẩm định và phê duyệt dự án
Trước khi thực hiện, các đề xuất TDA nên được phê duyệt bởi Ban thẩm định. Thành phần Ban thẩm định bao gồm toàn bộ các thành viên của NNC và đại diện một số hộ dân (trong đó phải có phụ nữ và hộ nghèo).
Ban thẩm định các dự án sẽ không chú trọng vào khó khăn bức xúc mà NCĐ muốn giải quyết, vì các vấn đề này đã được người dân thông qua (trong bước 3). Ban thẩm định tập trung vào việc xem xét: Các dự án có tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của QLCĐ không?; Chất lượng kỹ thuật có đảm