Mô tả mô hình Quản lý cộng đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã phúc thuận, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 51)

8. Phương pháp thu thập thông tin

1.6.2.Mô tả mô hình Quản lý cộng đồng

“Mô hình Quản lý Cộng đồng (Community Management Model)là một quá trình mà ở đó người dân biết cách xây dựng nhóm và huy động nguồn lực để lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá các dự án, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đảm bảo tính minh bạch và tính trách nhiệm. Nơi nào Mô hình Quản lý Cộng đồng được áp dụng ở đó người dân sẽ gắn kết hơn, ảnh hưởng tích cực vào quá trình ra quyết định và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.” [4]

Khi áp dụng QLCĐ, người dân và chính quyền địa phương được nâng cao năng lực, nâng cao tính trách nhiệm xã hội, người dân gắn kết hơn với

chính quyền, ảnh hưởng tích cực vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. QLCĐ bao hàm các quan điểm của Pháp lệnh dân chủ số 34/2007/PL-UBTVQH11 do Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 11 đã thông qua ngày 20 tháng 4 năm 2007 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. QLCĐ chú trọng rằng người dân, đặc biệt là những người nghèo, không phải chỉ là người hưởng lợi hoặc chỉ tham gia vào một số hoạt động theo sự sắp đặt của bên ngoài, mà họ thực sự là chủ thể, họ tự giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm theo cách của họ nhưng không vi phạm các điều mà pháp luật cấm. Nhờ áp dụng QLCĐ, người dân được nâng cao năng lực và các nỗ lực trong quá trình giảm nghèo được thực hiện một cách sáng tạo hơn, hiệu quả hơn, hiệu suất hơn, tăng tính sở hữu cộng đồng và nhờ đó các thành quả của phát triển trở nên bền vững. QLCĐ cũng giúp người dân và chính quyền có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với xã hội, với môi trường và với thế hệ tương lai.Ngôi nhà của họ không chỉ gói gọn trong mái nhà của gia đình riêng mà nó được mở rộng ra toàn bộ cộng đồng và toàn xã hội. Họ trăn trở hơn với các bức xúc trong xã hội và có ý thức hơn trong mỗi hành động của cá nhân để không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường sống.

QLCĐ không có nghĩa là buộc cộng đồng phải tự làm tất cả mọi hoạt động phát triển của tất cả các cấp, mà cộng đồng được quyền lựa chọn các ưu tiên, được lập kế hoạch (bao gồm cả lập dự toán) và tổ chức thực hiện các dự án phát triển (với quy mô hợp lý, phù hợp năng lực) và tự quyết định các hoạt động nào tự làm, các hoạt động nào cần thuê các chuyên gia để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Tóm lại, QLCĐ là người dân thực sự làm chủ, là người ra các quyết định và quản lý toàn bộ chu trình dự án phát triển, bắt đầu từ giai đoạn phân tích hiện trạng của cộng đồng, sau đó là lựa chọn các ưu tiên bằng phương

pháp tham gia, xây dựng các dự án (tiểu dự án), lập kế hoạch, thực hiện và giám sát, bàn bạc về biện pháp duy trì, đánh giá dự án để rút ra các bài học kinh nghiệm khi dự án kết thúc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã phúc thuận, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 51)