Lý thuyết nhu cầu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã phúc thuận, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 25)

8. Phương pháp thu thập thông tin

1.2.1.Lý thuyết nhu cầu

Mỗi con người đều có những nhu cầu về vật chất và tinh thần rất đa dạng, phong phú và phát triển. Nhu cầu của con người phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận

thức và vị trí xã hội của họ.

Abraham Maslow (1908 – 1970) – nhà tâm lý học gốc Do Thái đã chia nhu cầu con người thành năm thang bậc từ thấp đến cao:

Nhu cầu sống còn: bao gồm nhu cầu về không khí, nước, thức ăn, quần

áo, nhà ở, nghỉ ngơi… Nếu nhu cầu cơ bản này không đạt được sẽ không thể tiến thêm ở bậc nhu cầu tiếp theo.

Nhu cầu an toàn: được sống trong thế giới hòa bình, không có chiến

tranh, bạo lực, hiểm họa sau chiến tranh, xung đột vũ trang…

Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó: là con người xã hội, con người có

các nhu cầu giao tiếp, nhu cầu sự yêu thương, chia sẻ. Họ không muốn sự cô đơn, bị bỏ ra ngoài lề xã hội, họ mong muốn có hạnh phúc gia đình, sự tham gia và thuộc vào một nhóm nào đó (gia đình, bạn bè, cộng đồng).

Nhu cầu được tôn trọng: tự tôn trọng là giá trị của chính cá nhân mỗi

người, được người khác tôn trọng là sự mong muốn được người khác thừa nhận giá trị của mình.

Nhu cầu hoàn thiện: trong cuộc sống, ai cũng mong muốn tự khẳng

định mình và được xã hội tạo điều kiện để hoàn thiện và phát triển cá nhân [6] Thuyết nhu cầu trong công tác xã hội nói chung và phát triển cộng đồng nói riêng có vai trò quan trọng và tính ứng dụng cao. Thuyết nhu cầu là cơ sở để xác định nhu cầu của đối tượng, từ đó đưa ra phương pháp và kế hoạch can thiệp tốt nhất. Trong phát triển cộng đồng, bằng các công cụ, kỹ năng và phương pháp đánh giá ban đầu, tác viên phát triển cộng đồng hỗ trợ thân chủ (người dân trong cộng đồng) tự mình đánh giá nhu cầu của mình. Những kết quả thu được là căn cứ xây dựng kế hoạch trợ giúp dựa vào thang nhu cầu của Maslow, đây cũng là căn cứ để xác định xem cộng đồng đang có gì và đang cần gì. Đối với các hoạt động phát triển cộng đồng nói chung, sự thành công của hoạt động phụ thuộc phần lớn vào việc xác định đúng nhu cầu của cộng đồng, đây là cơ sở để lựa chọn phương pháp can thiệp tốt nhất và xây dựng kế hoạch trợ giúp sát thực nhất với cộng đồng.

Vận dụng thuyết nhu cầu vào nghiên cứu này chúng ta thấy rằng: việc đề xuất các hoạt động phát triển cộng đồng cần được dựa trên nhu cầu từ thấp

tới cao của con người. Đồng thời dựa vào việc đánh giá ban đầu về điều kiện sống của cộng đồng, từ đó đề xuất những hoạt động hỗ trợ nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của người dân. Khi những nhu cầu tối thiểu theo bậc thang nhu cầu mà trước tiên là nhu cầu về điều kiện ăn ở, sinh hoạt, đi lại và nhu cầu giao lưu tại cộng đồng được đáp ứng thì con người sẽ có cảm giác sống tốt, sống an toàn và sẽ tham gia tích cực hơn vào các hoạt động cộng đồng nhằm cải thiện điều kiện sống của họ nói chung. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng đặc biệt quan trọng bởi nó đáp ứng quyền hợp pháp của con người và góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, nhằm hướng tới phát triển bền vững.

Với mô hình QLCĐ, thuyết nhu cầu được sử dụng làm công cụ để xác minh tính hợp lý trong mục tiêu, phương pháp và kế hoạch thực hiện của mô hình.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã phúc thuận, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 25)