Bảng 4.18: Tổng hợp giá thành đơn vị sản phẩm (2011-2012)
Đvt: Đồng/kg
Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2012/2011
Khoản mục
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ
Chi phí NVLTT 14.480,7 89,84 12.578 84,57 -1.902,7 -13,14 Chi phí NCTT 620,66 3,85 693,49 4,66 72,83 11,73
Chi phí SXC 1.016,39 6,31 1.601,02 10,77 584,63 57,52
Tổng 16.117,75 100 14.872,51 100 -1.245,24 -7,73
Đối tượng phân tích:
Năm 2012: Z1 = a1 + b1 + c1 = 12.578 + 693,49 + 1.601,02 = 14.872,51 Năm 2011: Z0 = a0 + b0 + c0 = 14.480,7 + 620,66 + 1.016,39 = 16.117,75 ∆Z = Z1 – Z0 = 14.872,51 - 16.117,75 = -1.245,24
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
∆a = (a1 + b0 + c0) –( a0 + b0 + c0) = a1 – a0 = 12.578 – 14.480,7 = -1.902,7
Trong giai đoạn năm 2012 chi phí NVLTT giảm 1.902,7 đ/kg tương ứng với mức giảm 13,14% và đã làm cho giá thành giảm với một lượng tương ứng 1.902,7 đ/kg.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Nhân tố chi phí nhân công trực tiếp ∆b = (a1 + b1 + c0) – ( a1 + b0 + c0)
= b1 – b0 = 693,49 - 620,66 = 72,83
Chi phí nhân công trực tiếp năm 2012 vẫn tăng so với năm 2011 với tỷ lệ là 11,73% , với số tiền tăng tương ứng 72,83 đ/kg đã làm cho giá thành tăng thêm 72,83 đ/kg.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: Nhân tố chi phí sản xuất chung. ∆c = (a1 + b1 +c1) - (a1+ b1 + c0)
= c1 – c0 = 1.601,02 – 1.016,39 = 584,63
Do chi phí SXC của năm 2012 tăng 584,63 đ/kg so với năm 2011 đã làm cho giá thành sản phẩm tăng với một lượng tương ứng 584,63 đ/kg.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành đơn vị sản phẩm của Nhà máy đường Phụng Hiệp năm 2012 so với năm 2011.
∆Z = ∆a + ∆b + ∆c = -1.902,7 + 72,83 + 584,63 = -1.245,24
* Nhận xét
Từ những số liệu trên ta thấy được trong năm 2012 giá thành của sản phẩm đường giảm một cách đáng kể, giảm 1.245,24 đ/kg, sở dĩ giá thành giảm được như vậy là nhờ chi phí NVLTT trong năm 2012 này giảm với số tiền là 1.902.73 đ/kg, nguyên nhân giảm chủ yếu là do Nhà máy nâng công suất máy nên số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn điều này đã làm cho giá thành tính trên đơn vị sản phẩm giảm. Trong khi đó thì chi phí NCTT và chi phí SXC thì tăng: Chi phí NCTT tăng 72,83 đ/kg tăng không nhiều, còn chi phí SXC thì tăng khá cao với số tiền là 584,63 đ/kg, nhưng do chi phí NVL giảm với số tiền khá lớn nên phần tăng lên của chi phí SXC và chi phí NCTT cũng không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ giảm của giá thành ở năm 2012 này.
* Kết luận
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành ta thấy nhân tố chi phí NVLTT giảm một cách đáng kể, điều này ảnh hưởng rất tốt đến giá thành Nhà máy cần tiếp tục phát huy. Nhưng nhân tố chi phí NCTT và nhân tố chi phí SXC vẫn còn tăng điều này ảnh hưởng không tốt đến giá thành, Nhà máy cần quan tâm để có biện pháp khắc phục.