Hình 3.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

Một phần của tài liệu phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đường phụng hiệp (Trang 39)

Về nguồn nguyên liệu chính: Nhà máy được xây dựng nằm rất gần vùng mía, do đó nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất rất dồi dào.

Ngoài ra, Nhà máy có hệ thống xử lý nước thải được thiết kế qui mô, với nhiều bể lắng lọc, xử lý nước đạt chuẩn theo qui định.

Năm 2011, Nhà máy đã được Công ty cấp vốn để nâng công suất lên 3.000 tấn mía cây ngày, hiện nay dây chuyền công nghệ sản xuất 3.000 tấn mía cây ngày hoạt động rất ổn định và đạt công suất tối đa. Đây cũng là điểm mạnh của Nhà máy, một mặt tận dụng hết nguồn mía nguyên liệu vào đầu vụ, mặt khác tận dụng được năng suất lao động của công nhân.

3.6.2Khó khăn

Việc nâng công suất cũng là điểm thuận lợi lớn nhưng đây cũng là điểm gây khó khăn, Nhà máy khi muốn đầu tư thiết bị công nghệ mới đồng bộ thì phải cần vốn đầu tư lớn, dẫn đến hạn chế sức cạnh tranh trên thị trường.

Nhà máy chủ yếu hoạt động theo mùa vụ thu hoạch mía, thời gian ngưng nghỉ nhiều nên tiêu tốn nhiều chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, chưa khai thác hết tìm năng máy móc thiết bị dây chuyền.

Giá mía nguyên liệu đầu vào không ổn định, tùy thuộc vào năng suất mía thu hoạch của người dân. Đồng thời còn bị sự canh tranh mua mía của các Nhà máy lân cận, đẩy giá mía lên cao ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm tại Nhà máy.

Mặt khác, tình hình đường nhập lậu tràn qua nhiều, giá lại rẽ hơn trong nước, gây nhiều khó khăn cho việc tìm kiếm đầu ra của Nhà máy nói riêng và đây cũng là vấn đề khó khăn chung của ngành đường trong nước.

3.6.3 Chiến lược và phương hướng phát triển

Tuy rằng có rất nhiều khó khăn nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo Nhà máy đường Phụng, đã đưa Nhà máy lên làm ăn rất hiệu quả. Nhằm giữ vững và phát triển Nhà máy trong thời gian tới, trước xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, Ban lãnh đạo Nhà máy Đường Phụng Hiệp đã xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh là phải tiếp tục đầu tư chiều sâu vào cơ sở hạ tầng hiện có, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Không ngừng quảng bá thương hiệu sản phẩm của Nhà máy với công chúng, với nhà đầu tư, xứng tầm với vị thế của một Nhà máy trực thuộc Công ty cổ phần mía Đường Cần Thơ là một trong những Công ty đứng đầu trong ngành mía đường khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nước.

3.7 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

Bảng 3.2:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất đvt: đồng

Năm chênh lệch 2011/2010 chênh lệch 2012/2011

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối %

Doanh thu bán hàng 1.148.554.197.652 1.749.578.020.106 1.672.043.867.649 601.023.822.454 52.33 (77.534.152.457) (4.43)

Các khoản giảm trừ 647.592.569 - 75.461.668 (647.592.569) (100.00) 75.461.668 - Doanh thu thuần 1.147.906.605.083 1.749.578.020.106 1.671.968.405.981 601.671.415.023 52.41 (77.609.614.125) (4.44)

Giá vốn hàng bán 950.324.660.797 1.507.011.131.059 1.565.755.728.928 556.686.470.262 58.58 58.744.597.869 3.90

LN gộp về BH&CCDV 197.581.944.286 242.566.889.047 106.212.677.053 44.984.944.761 22.77 863.645.788.006 356.04

Thu nhập từ HĐTC 9.901.124.067 9.663.897.554 3.960.494.873 (237.226.513) (2.40) (5.703.402.681) (59.02) Chi phí tài chính 14.377.865.126 24.382.321.416 25.863.350.590 10.004.456.290 69.58 1.481.029.174 6.07

Trong đó: CP lãi vay 12.228.427.259 24.382.321.416 25.863.350.590 12.153.894.157 99.39 1.481.029.174 6.07

Chi phí bán hàng 15.719.303.259 17.909.993.962 17.021.787.372 2.190.690.703 13.94 (888.206.590) (4.96) Chi phí quản lý DN 56.421.728.634 70.073.994.926 34.661.500.719 13.652.266.290 24,2 (35.412.494.207) (50.54) LN thuần từ HĐKD 120.964.171.334 139.864.476.297 32.626.533.245 18.900.304.900 15,63 (107.237.943.052) (76.67) Thu nhập khác 8.757.570.514 9.067.232.498 3.428.112.103 309.661.984 3.54 (5.639.120.395) (62.19) Chi phí khác 121.809.227 1.947.440.817 1.755.238.086 1.825.631.590 1.498.76 (192.202.731) (9.87) Lợi nhuận khác 8.635.761.287 7.119.791.681 1.672.874.017 (1.515.969.606) (17.55) (5.446.917.664) (76.50) Phần lãi (lỗ) trong

Cty liên kết, liên doanh - - 7.259.660.256 - - 7.259.660.256 -

Tổng LNTT 129.599.932.621 146.984.267.978 41.559.067.518 17.384.335.300 13,41 (105.425.200.460) (71.73)

Thuế TNDN hiện hành 12.812.626.692 10.462.834.293 4.186.335.041 (2.349.792.399) (18.34) (6.276.499.252) (59.99) Thuế TNDN hoãn lại 27.763.328 145.783.195 (22.863.193) 118.019.867 425.09 (168.646.388) (115.68)

LN sau thuế TNDN 116.759.542.601 136.375.650.490 37.395.595.670 19.616.107.800 16,8 (98.980.054.820) (72.58)

Doanh thu năm 2011 tăng 52,33% so với năm 2010 cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của CASUCO có chiều hướng đi lên. Ta thấy doanh thu tăng chủ yếu là do sản lượng tăng vì do năm 2011 Nhà máy Đường Phụng Hiệp đã tiến hành nâng công suất lên 3.000 tấn mía cây/ngày, kết hợp với các khoản giảm trừ doanh thu như: Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại ở năm 2011 không phát sinh, điều này chứng tỏ sản phẩm của CASUCO ngày càng đạt chất lượng và tạo được uy tín với khách hàng. Đến năm 2012 thì doanh thu giảm 4,43% nguyên nhân giảm là do đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, số lượng đường nhập lậu ngày càng tăng là làm cho số lượng sản phẩm bán ra của Công ty cũng giảm.

Mặt khác các khoản mục chi phí tăng cao đột biến cũng làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của Công ty như: Chi phí tài chính năm 2011 tăng 69,58% so với năm 2010, chi phí khác tăng 1.498,76%,…Nguyên nhân một phần là do tình hình thị trường có sự biến động lớn, trong năm 2011 mức lãi vay ngân hàng tăng cao, đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuát kinh doanh của công ty. Đến năm 2012 thì chi phí tài chính chỉ tăng 6,07% so với năm 2011, còn lại các khoản mục chi phí khác đều giảm, điều này cho thấy được công ty ngày càng có nhiều biện pháp hữu hiệu trong việc tiết kiệm chi phí.

Ta thấy tình hình lợi nhuận của công ty có sự tăng giảm không đều qua các năm cụ thể năm 2011 lợi nhuận tăng 19.616.107.800 đồng so với năm 2010 với tỷ lệ tăng là 16,8%, nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của doanh thu cao hơn so với tỷ lệ tăng của chi phí. Đến năm 2012 thì lợi nhuận giảm xuống 98.980.054.820 đồng so với năm 2011, với tỷ lệ tăng là 72,58%, nguyên nhân giảm là do số lượng sản phẩm tiêu thụ ít đi do phải cạnh tranh với nhiều đối thủ.

Tuy nhiên, trãi qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển với sự cố gắng, nổ lực nói riêng của toàn thể cán bộ công nhân viên Nhà máy Đường Phụng Hiệp và nói chung của CASUCO, đã giúp cho CASUCO vượt qua được khó khăn thử thách. Ngày nay, CASUCO đã thực sự tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, chuyển hóa nhanh chóng và thực sự hòa nhập vào cơ chế thị trường.

CHƯƠNG 4

KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ

MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP

4.1 XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ

4.1.1 Tập hợp chi phí sản xuất quý I năm 2013

4.1.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí NVLTT sản xuất đường tại Nhà máy bao gồm: Mía nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng (dầu DO, củi, xăng dầu các loại,…), hóa chất, bao bì và kim chỉ.

Mía nguyên liệu một phần được Nhà máy mua trực tiếp từ các đại lý và đưa thẳng vào sử dụng, phần còn lại được Nhà máy mua nhập kho trước đó và khi sử dụng thì xuất kho đưa vào dây chuyền sản xuất để sản xuất.

Trong quý I năm 2013 chi phí NVLTT phát sinh bao gồm: Bảng 4.1: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp quý I năm 2013

Đvt: Đồng

Stt Khoản mục Số tiền

1 Mía nguyên liệu 233.421.719.386

2 Nhiên liệu, năng lượng 495.834.506

a Dầu DO 198.312.111

b Củi 0

c Mỡ, nhớt, xăng các loại 251.336.989

d Điện mua ngoài 46.185.406

3 Hóa chất các loại 2.886.525.564

4 Vật liệu phụ 2.793.761.711

Tổng 239.597.841.167

Mô tả nghiệp vụ: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu thực tế xuất dùng để sản xuất đường quý I năm 2013, kế toán hạch toán.

Nợ TK 621: 239.597.841.167 đồng Có TK 1521: 233.421.719.386 đồng Có TK 1522: 6.176.121.781 đồng

Mô tả nghiệp vụ: Cuối quý kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu thực tế xuất để sản xuất đường, kế toán hạch toán.

Nợ TK 154: 239.597.841.167 đồng Có TK 621: 239.597.841.167 đồng

4.1.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp

vụ, phụ cấp độc hại, làm thêm giờ,…), các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) của công nhân sản xuất.

Các khoản trích theo lương tại Nhà máy được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Các khoản trích theo lương được tính theo tỷ lệ 32,5% trên tiền lương phải trả cho công nhân viên, trong đó 23% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, 9,5% công nhân viên tự đóng bằng cách khấu trừ vào lương.

Bảng 4.2: Quy định các khoản trích theo lương năm 2013

Khoản mục Doanh nghiệp Người lao động

Bảo hiểm xã hội 17% 7%

Bảo hiểm y tế 3% 1,5%

Bảo hiểm thất nghiệp 1% 1%

Kinh phí công đoàn 2% -

Tổng 23% 9,5%

Trong quý I năm 2013 chi phí nhân công trực tiếp bao gồm:

Bảng 4.3: Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp quý I năm 2013

Đvt: Đồng

Stt Khoản mục Số tiền

1 Lương 10.085.835.815

2 Các khoản trích theo lương 696.487.132

Tổng 10.782.322.947

Mô tả nghiệp vụ: Tổng hợp chi phí tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất quý I/2013.

Nợ TK 622: 10.782.322.947 đồng Có TK 334: 10.085.835.815 đồng Có TK 338: 696.487.132 đồng

Mô tả nghiệp vụ: Cuối quý kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, kế toán hạch toán.

Nợ TK 154: 10.782.322.947 đồng

Có TK 622: 10.782.322.947 đồng

4.1.1.3 Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung tại Nhà máy bao gồm các khoản mục chi phí quan trọng sau: Chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí nhân viên quản lý, chi phí quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ,…

Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong quý I năm 2013 bao gồm: Bảng 4.4: Tổng hợp chi phí sản xuất chung quý I năm 2013

Đvt: Đồng

Stt Khoản mục Số tiền

1 Chi phí sửa chữa thường xuyên 4.398.740.079 2 Chi phí nhân viên quản lý 4.003.429.940

a Lương 3.747.756.386

b BHXH,BHYT, BHTN, KPCĐ 255.673.554

3 Chi phí quản lý chung 1.843.876.845

4 Khấu hao TSCĐ 14.332.811.442

Tổng 24.578.858.306

Mô tả nghiệp vụ: Tổng hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong quý I/2013 là, kế toán hạch toán.

Nợ TK 627: 24.578.858.306 đồng Có TK 111(sửa chữa): 4.398.740.079 đồng Có TK 334: 3.747.756.386đồng Có TK 338: 255.673.554 đồng Có TK 111(QL chung): 1.843.876.845 đồng Có TK 214: 14.332.811.442 đồng

Mô tả nghiệp vụ: Cuối quý kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung, kế toán hạch toán.

Nợ TK 154: 24.578.858.306 đồng Có TK 627: 24.578.858.306 đồng

4.1.2 Xác định giá thành sản phẩm

Do Nhà máy sản xuất trong kỳ không có sản phẩm dỡ dang đầu kỳ và sản phẩm dỡ dang cuối kỳ, nên căn cứ vào chi phí sản xuất phát sinh tổng hợp trong kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành.

Tổng giá thành của sản phẩm chuẩn nhập kho quý I năm 2013: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 239.597.841.167 đồng - Chi phí nhân công trực tiếp: 10.782.322.947 đồng - Chi phí sản xuất chung: 24.578.858.306 đồng

Mô tả nghiệp vụ: Cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí để tính giá thành. Nợ TK 154: 274.959.022.420 đồng

Có TK 621: 239.597.841.167 đồng Có TK 622: 10.782.322.947 đồng Có TK 627: 24.578.858.306 đồng

Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong quý I/2013 là 19.936.862 kg, được quy đổi về đường trắng A1 nhỏ (sản phẩm chuẩn).

Trong kỳ tính giá thành quý I năm 2013 do dây chuyền công nghệ đang trong quá trình sản xuất liên tục sản phẩm dỡ dang đầu kỳ (Dđk) và sản phẩm dỡ dang cuối kỳ (Dck) không có.

Ta có công thức tính giá thành: Z = Dđk + C – Dck Do Dđk và Dck bằng 0 nên ta có: Z = C Giá thành đơn vị: Zđv = Z/Q Zđv= 274.959.022.420 = 13.791,49 đồng/kg 19.936.862

Bảng 4.5: Tổng hợp chi phí và xác định giá thành quí I năm 2013 Đvt: đồng/kg STT HẠNG MỤC GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ TỔNG GIÁ THÀNH I Chi phí NVL trực tiếp (621) 12.017,83 239.597.841.167

1 Mía nguyên liệu 11.708,05 233.421.719.386

2 Nhiên liệu, năng lượng 24,87 495.834.506

A Dầu DO 9,95 198.312.111

B Củi 0 0

C Mỡ, nhớt, xăng các loại 12,61 251.336.989

D Điện mua ngoài 2,32 46.185.406

3 Hóa chất các loại 144,78 2.886.525.564

4 Vật liệu phụ 140,13 2.793.761.711

5 Đường hồi dung 0 0

II Chi phí nhân công trực tiếp (622) 540,82 10.782.322.947

1 Lương 505,89 10.085.835.815

2 BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 34,93 696.487.132

III Chi phí sản xuất chung (627) 1.232,83 24.578.858.306

1 Chi phí sửa chữa thường xuyên 220,63 4.398.740.079 2 Chi phí nhân viên quản lý 200,8 4.003.429.940

A Lương 187,98 3.747.756.386

B BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 12,82 255.673.554

3 Chi phí quản lý ( chi phí chung) 92,49 1.843.876.845

4 Khấu hao TSCĐ 718,91 14.332.811.442

Tổng 13.791,49 274.959.022.420

Tổng sản lượng đường sản xuất qui về A1 nhỏ: 19.936.862 kg. Vậy giá của các loại đường như sau:

Zi = Zđv x Hi/100 Trong đó:

Zi: Giá thành đơn vị của sản phẩm i.

Zđv: Giá thành sản phẩm chuẩn đã qui đổi theo hệ số. Hi: Hệ số qui đổi.

Cụ thể tính cho sản phẩm đường trắng A1 to như sau:

Bảng 4.6: Giá thành đơn vị từng loại đường nhập kho

Loại đường Hệ số qui đổi Giá thành (đồng/kg)

Đường trắng A1 to 102,56 14.144,55 Đường trắng A1 nhỏ 100 13.791,49 Đường trắng A2 to 101,03 13.933,54 Đường trắng A2 nhỏ 98,46 13.579,1 Đường trắng B to 99,49 13.721,15 Đường trắng B nhỏ 96,92 13.366,71 Đường trắng vàng to + cội 97,95 13.508,77 Đường trắng vàng nhỏ + mịn 95,38 13.154,32

Đường thô + đường C 90,26 12.448,2

4.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT QUA 3 NĂM (2010-2012) 2012)

Bảng 4.7 : Tổng hợp chi phí sản xuất của nhà máy đường Phụng Hiệp qua 3 năm (2010-2012)

NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012

STT HẠNG MỤC

TIỀN (ĐỒNG) TIỀN (ĐỒNG) TIỀN (ĐỒNG)

I Chi phí NVL trực tiếp (621) 456.655.803.566 575.854.939.069 684.535.928.937

1 - Mía nguyên liệu 445.830.124.589 550.040.623.903 641.254.521.678

2 Nhiên liệu, năng lượng 972.701.511 1.897.005.930 2.453.894.615

A Dầu DO 270.319.364 407.337.424 717.620.838

B Củi 79.664.624 168.849.445 113.394.895

C Mỡ, nhớt, xăng các loại 506.403.725 943.975.576 1.292.287.619 D Điện mua ngoài 116.313.798 376.843.485 330.591.263

3 Hoá chất các loại 6.363.461.289 8.123.289.014 15.981.615.574

4 Vật liệu phụ 3.489.516.177 5.214.818.880 9.844.643.597

5 Đường hồi dung 0 10.579.201.343 15.001.253.473

II Chi phí NCTT (622) 11.872.686.044 24.681.650.294 37.742.025.875

1 Lương 10.474.071.147 22.986.097.827 35.446.758.553

2 BHXH, BHYT ,KPCĐ 1.398.614.897 1.695.552.467 2.295.267.322

III Chi phí sản xuất chung (627) 31.431.695.158 40.418.632.032 87.132.597.010

1 Chi phí sữa chữa thường

xuyên 8.909.514.904 10.877.638.034 29.957.383.349

2 Chi phí NV quản lý 4.937.089.949 7.243.453.374 10.789.472.128

A Lương 4.370.242.625 6.524.782.234 9.844.054.777

B BHXH, BHYT, KPCĐ 566.847.324 718.671.140 945.417.351 3 Chi phí quản lý(chi phí chung) 4.714.144.594 7.222.926.556 10.989.859.359

4 Khấu hao TSCĐ 12.870.945.712 15.074.614.068 35.395.882.174

TỔNG CHI PHÍ 499.960.184.768 640.955.221.395 809.410.551.822

4.2.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trong chi phí NVLTT gồm có nhiều loại chi phí cấu thành như: chi phí mía nguyên liệu, chi phí nhiên liệu (Dầu DO, dầu nhớt bôi trơn các loại, củi đốt lò…), chi phí hóa chất, chi phí bao bì.

Bảng 4.8: Phân tích biến động giá thành đơn vị của khoản mục CPNVLTT Đvt: đồng/kg

Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011 Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền % Mía nguyên liệu 1.,273,6 13.831,57 11.782,73 557,97 4,2 -2.048,84 -14,81 Nhiên liệu, năng lượng 28,96 47,7 45,09 18,74 64,71 -2,61 -5,47 Hóa chất các loại 189,46 204,27 293,65 14,81 7,82 89,38 43,76 Vật liệu phụ 103,89 131,13 180,89 27,24 26,22 49,76 37,95 Đường hồi dung 0 266,03 275,64 266,03 - 9,61 3,61 Tổng 13.595,91 14.480,7 12.578 884,79 6,51 -1.902,7 -13,14

Ta thấy chi phí NVL qua 3 năm có xu hướng tăng giảm không đều. Năm 2010 tổng chi phí NVLTT của Nhà máy là 13.595, 91 đ/kg đến năm 2011 là 14.480,7 đ/kg tăng 884,79 đ/kg so với năm 2010 tương ứng với mức tăng 6,51%. Mức tăng này không cao nguyên nhân tăng chủ yếu là do giá cả thị trường tăng. Đến năm 2012 thì chi phí NVL của Nhà máy là 12.578 đ/kg giảm 1.902,7 đ/kg so với năm 2011 về số tương đối giảm 13,14% điều này cho thấy Nhà máy đã có các giải pháp hữu hiệu trong việc giảm chi phí NVL. Để hiểu rõ hơn sự tăng giảm này ta sẽ đi vào phân tích từng khoản mục trong chi phí NVLTT để biết được nguyên nhân.

* Chi phí mía nguyên liệu

Qua bảng số liệu ta thấy chi phí mía nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nguyên vật liệu, điều này cho thấy được chi phí này có ảnh hưởng

Một phần của tài liệu phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đường phụng hiệp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)