Phân tích biến động giá thành 6 tháng đầu năm (2010-2013)

Một phần của tài liệu phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đường phụng hiệp (Trang 62)

Hạ giá thành sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm đối với mọi Công ty, Doanh nghiệp và Nhà máy Đường Phụng Hiệp cũng không ngoài những nguyên nhân này. Nhà máy luôn quân tâm làm thế nào để có thể giảm giá thành với mức thấp nhất, nhưng mức rủi ro thì có thể chấp nhân được. Để từ đó có thể đảm bảo được hoạt động của Nhà máy ngày càng phát triển bền vững, và để làm được điều đó thì Nhà máy phải thường xuyên phân tích biến động các khoản mục của giá thành để có những biện pháp giải quyết, cũng như khắc phục kịp thời khi có những biến động lớn xảy ra đối với tình hình giá thành của Nhà máy. Sau đây ta sẽ phân tích tổng biến động giá thành của 6 tháng đầu năm qua các năm.

Bảng 4.16: Phân tích tình hình biến động giá thành 6 tháng đầu năm (2010-2013) Đvt: Đồng/kg CL 6/2011 so với 6/2010 CL 6/2012 So với 6/2011 CL 6/2013 so với 6/2012 Khoản mục 6/2010 6/2011 6/2012 6/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

CP NVLTT 14.052,49 15.993,97 13.285,72 11.801,23 1.941,48 13,82 -2.708,25 -16,93 -1.484,49 -11,17 CP NCTT 301,85 409,11 488,27 547,47 107,26 35,53 79,16 19,35 59,2 12,12 CP SXC 873,41 929,75 1.042,11 1.354,39 56,34 6,45 112,36 12,08 312,28 29,97 Tổng 15.227,75 17.332,83 14.816,1 13.703,09 2.105,08 13,82 -2.516,73 -14,52 -1.113,01 -7,51

Nhìn vào bảng số liệu 6 tháng đầu năm ta thấy, tình hình giá thành sản phẩm đường tại Nhà máy Đường Phụng Hiệp qua các năm có sự tăng giảm không đều nhau. Ở 6 tháng đàu năm 2011 tổng chi phí là 17.332,83 đ/kg tăng so với 6 tháng đầu năm 2010 là 2.105,08 đ/kg, về số tương đối tăng 13,82%,

còn các năm còn lại đều giảm. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012 tổng chi phí là 14.816,1 đ/kg về số tuyệt đối giảm 2.516,73 đ/kg tương ứng giảm 14,52% về số tương đối so với 6 tháng đầu năm 2011. và 6 tháng đầu năm 2013 thì giảm 7,51% so với 6 tháng đầu năm 2012 về số tương đối và về số tuyệt đối thì giảm được 1.113,01 đ/kg. 0 5000 10000 15000 20000 6/2010 6/2011 6/2012 6/2013

Hình 4.2: Biểu đồ giá thành đơn vị sản phẩm 6 tháng đầu năm 2010-2013)

Sau khi xem xét tình hình tăng giảm chung của giá thành sản phẩm 6 tháng đầu năm thì ta sẽ đi vào phân tích các khoản mục chi phí để hiểu rõ được nguyên nhân tăng giảm đó.

- Về chi phí NVLTT: 6 tháng đầu năm 2010 chi phí NVLTT là 14.052,49 đ/kg đến 6 tháng đầu năm 2011 chi phí này là 15.993,97 đ/kg tăng 1.941,48 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2010 và về số tương đối tăng 13,82% nguyên nhân tăng chủ yếu của khoản mục chi phí này là do giá cả thị trường tăng, làm cho giá mía nguyên liệu đầu vào cũng tăng. Đến 6 tháng đầu năm 2012 chi phí NVL là 13.285,72 đ/kg giảm 2.708,25 đ/kg tương ứng với mức giảm là 16,93%, nguyên nhân giảm là do giai đoạn đầu năm 2012 Nhà máy đã đưa thiết bị mới vào sản xuất làm cho số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn, điều này cũng góp phần làm giảm chi phí NVL khi tính trên một đơn vị sản phẩm sản xuất ra. Sang 6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí NVL là 11.801,23 đ/kg giảm 1.484,49 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012, về số tương đối giảm 11,17%. Nhìn chung qua các năm ta thấy chi phí NVL đều giảm, điều này cho thấy được hiệu quả hoạt động của Nhà máy trong việc tiết kiệm chi phí NVLTT, đây là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất, nếu quản lý tốt thì sẽ giảm được giá thành một cách đáng kể.

- Về chi phí NCTT: Chi phí NCTT 6 tháng đầu năm 2010 là 301,85 đ/kg đến 6 tháng đầu năm 2011 chi phí này là 409,11 đ/kg tăng 107,26 đ/kg so ới 6 tháng đầu năm 2010, về số tương đối tăng 35,53% nguyên nhân tăng là do trong giai đoạn này lạm phát tăng nhanh làm cho các mặt hàng tiêu dung thiết

đầu năm 2012 thì chi phí nhân công trực tiếp là 488,27 đ/kg tăng 79,16 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2011 và về số tương đối tăng 19,35% nguyên nhân tăng là do đơn giá tiền lương tăng và do nhu cầu về lượng đường cung cấp ra thị trường tăng, nên Nhà máy đã tăng ca cho công nhân, điều này cũng góp phần làm tăng chi phí tiền lương. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì chi phí tiền lương CNTT 547,47 đ/kg tăng 59,2 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012 tương ứng tăng 12,12% mức tăng ổn định chủ yếu là do đơn giá tiền lương tăng.

- Về chi phí sản xuất chung: Qua bảng số liệu thì ta thấy chi phí SXC 6 tháng đầu năm qua các năm đều tăng. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2010 chi phí SXC là 873,41 đ/kg đến 6 tháng đầu năm 2011 thì chi phí này là 929,75 đ/kg tăng 56,34 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2010, về số tương đối tăng 6,45%, đến 6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí này là 1.042,11 đ/kg tăng 112,36 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2011 và về số tương đối tăng 12,08%, nguyên nhân tăng của chi phí sản xuất chung trong các giai đoạn này là do Nhà máy sửa chữa một số máy móc, thiết bị và một phần do đơn giá tiền lương của nhân viên quản lý cũng như nhân viên phân xưởng tăng lên. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì chi phí này là 1.354,39 đ/kg tăng 312,28 đ/kg về số tương đối tăng 29,97%, nguyên nhân tăng chủ yếu của khoản mục chi phí này là do giai đoạn này Nhà máy đã mua một số TSCĐ để phục vụ cho sản xuất và vận chuyển, nên chi phí khấu hao tăng lên điều này đã làm cho chi phí SXC tăng lên.

Một phần của tài liệu phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đường phụng hiệp (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)