MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC

Một phần của tài liệu phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đường phụng hiệp (Trang 75)

Ngoài những giải pháp nêu trên Nhà máy còn cần nhiều giải pháp khác để góp phần giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh như:

- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học , kỹ thuật vào khâu tái chế, phát triển sản phẩm phụ từ nguồn phế phẩm của Nhà máy để sản xuất cồn, sản xuất ván ép, phân bón,…Nhằm tăng nguồn thu cho Nhà máy.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các định mức chi phí kế hoạch sản xuất, đề ra các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện thưởng đối với các cá nhân, tổ chức không phải là đại lý thu mua của Nhà máy nhưng có ký kết hợp đồng và thực hiện cung cấp mía nguyên liệu cho nhà máy với số lượng lớn đúng với thời gian hợp đồng. Có thể thực hiện các hình thức thưởng khác nhau như: Thưởng trực tiếp bằng sản phẩm đường, thưởng phân bón vi sinh do Nhà máy sản xuất từ phế phẩm, để

- Khuyến khích các cửa hàng đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm đường của Nhà máy bằng các biện pháp như: Triết khấu thương mại, tăng hoa hồng, quà tặng,…

- Điều chỉnh giá bán cho phù hợp, Nhà máy nên áp dụng nhiều mức giá bán khác nhau cho từng đối tượng khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, do xuất hiện ngày càng nhiều những đối thủ cạnh tranh nên Nhà máy cần phải linh hoạt hơn trong việc định giá bán, phải thường xuyên theo dõi giá đường của các đối thủ khác để Nhà máy có thể điều chỉnh giá bán cho hợp lý.

- Nên tạo nét đặc trưng riêng cho sản phẩm của Nhà máy mình như cải tiến mẩu mã, màu sắc để đảm bảo phù hợp với thị hiếu và thói quen tiêu dùng của thị trường, nhưng phải trú trọng đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. - Tóm lại Nhà máy nên có cách quản lý khoa học và chặt chẽ đối với toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Nhà máy, phải có biện pháp tiết kiệm trong việc sử dụng nguồn nhân lực của Nhà máy, để tránh lãng phí những loại chi phí mà đáng lẽ ra là có thể tiết kiệm được.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 Kết luận

Sau thời gian thực tập tại Phòng Tài chính - Kế toán của Nhà máy Đường Phụng Hiệp, bản thân Em cũng đã nhận thức được nhiều bài học thực tế so với lý thuyết đã được học trên trường, lớp, sách vở và đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức từ việc xác định giá thành sản phẩm tại Nhà máy đường Phụng Hiệp. Nhận thấy sự vận dụng lý thuyết vào trong tình hình thực tế có những điểm phù hợp cơ bản và những điểm khác nhau, do đặc điểm sản xuất riêng của từng đơn vị.

Đối với các Nhà máy sản xuất đường từ cây mía thì chi phí mía nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, sản phẩm phải phụ thuộc rất nhiều vào cây mía, bao gồm: Thổ nhưởng, giống mía, kỹ thuật canh tác,…Nếu mía có chất lượng tốt thì lượng thành phẩm sản xuất ra nhiều. Ngược lại, nếu mía kém chất lượng thì sản xuất gặp nhiều khó khăn, giảm khả năng thu hồi đường, sản phẩm có chất lượng kém, tiêu tốn nhiều chi phí xử lý, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

Do đó tùy vào tình hình thực tế, tùy vào công nghệ sản xuất mà Nhà máy có những chiến lược khác nhau để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng ổn định và phát triển.

Với những thành tựu đạt được và kinh nghiệm trên 15 năm qua của CASUCO đã khẳng định được vị thế của mình trên thương trường và tin rằng với những thế mạnh vốn có, những định hướng phát triển đúng đắn, với sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên Nhà máy Đường Phụng Hiệp, sẽ đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong hoạt động sản xuất, thực hiện tốt các mục tiêu của Nhà máy nói riêng và của CASUCO nói chung, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Mặc dù có nhiều cố gắng nghiên cứu, phân tích, tiếp cận thực tế nhưng do thời gian thực tập có hạn và vốn kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực tập và viết bài luận văn tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô và các Cô, Chú trong Nhà máy để bài viết được tốt hơn.

6.2 Kiến nghị

6.2.1 Kiến nghị về công tác kế toán

Do khối lượng công việc của phòng kế toán tương đối lớn, hồ sơ sổ sách kế toán rất nhiều, một chức danh lại phải đảm nhiệm nhiều phần hành kế toán, việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã chiếm hết thời gian làm việc,

thống kiểm soát nội bộ nhằm để thường xuyên kiểm soát hồ sơ, sổ sách nhằm kịp thời phát hiện, điều chỉnh các sai xót, xác định hiệu quả chi phí, đưa ra những phân tích về các rủi ro để có kế hoạch kiểm soát giúp cho Nhà máy sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.

6.2.2 Các kiến nghị khác

Có điều kiện nâng công suất Nhà máy để tận dụng triệt để nguồn mía nguyên liệu sẵn có tại địa phương, giảm chi phí thu mua, vận chuyển, tận dụng hết nguồn nhân lực và công suất máy móc thiết bị.

Cần hổ trợ người dân về kỹ thuật canh tác, giống,…Để có được nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt, chữ đường cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Cần có các chính sách thu mua và quỹ bảo trợ để hổ trợ người trồng mía khi có biến động về giá hoặc thiên tai, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà máy và người trồng mía để người dân tin tưởng, gắn bó với Nhà máy hơn, xây dựng được vùng nguyên liệu trong dân là điều kiện thuận lợi lớn cho Nhà máy, góp phần khắc phục được tình trạng cạnh tranh thu mua làm giá mía nguyên liệu tăng cao.

Tổ chức hoặc tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tham quan học hỏi, tiếp thu kiến thức mới, cùng với việc phát động tinh thần lao động sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hệ số thu hồi đường trong mía, giảm thiếu tổn thất mất mát đường trong quy trình chế biến, giảm thiểu chi phí, để sản xuất đạt hiệu quả cao hơn.

Bên cạnh đó cần có sự hổ trợ của Nhà nước, các cơ quan chức năng về việc kiểm soát chặt chẽ tình hình đường nhập lậu, tạo sự cạnh tranh công bằng về giá, ổn định thị trường để các Nhà máy an tâm sản xuất kinh doanh.

Mặt khác, nước ta đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, khi đó mức bảo hộ của Chính phủ sẽ không còn và không chỉ riêng ngành mía đường phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nước phát triển mà các ngành nghề khác cũng vậy. Vì vậy, các doanh nghiệp ngay từ bây giờ cần phải có phương hướng cụ thể, lâu dài để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh, nhằm mục đích là có thể tồn tại và đứng vững khi không còn sự bảo hộ của Chính phủ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS.Phan Văn Dược, TS. Phan Ngọc Quế (2002). “ Kế toán chi phí”. NXB thống kê.

2. TS. Phan Đức Dũng (2009): Kế toán giá thành”.

3. ThS. Nguyễn Minh Tiến (2010): “Bài giảng Kế toán chi phí”. 4. Các tài liệu có liên quan khác.

5. Các website: - www.casuco.vn - www.tailieu.vn

Một phần của tài liệu phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đường phụng hiệp (Trang 75)