Kết chuyển chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đường phụng hiệp (Trang 26)

Tổng hợp chi phí sản xuất toàn DN là giai đoạn quan trọng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ, …Các chi phí đã được tập hợp theo khoản mục chi phí, cuối kỳ kết chuyển toàn bộ vào tài khoản tổng hợp CP để tính giá thành.

Chứng từ kế toán: Các chứng từ kết chuyển phản ánh kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC.

Tài khoản sử dụng: 154 chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang.

Kết cấu tài khoản: theo phương pháp kê khai thường xuyên - Bên nợ: Tập hợp CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC, … - Bên có: + Giá trị phế liệu thu hồi.

+ Các khoản xử lý sản phẩm hỏng không tính váo giá thành. - Số dư nợ: phản ánh giá trị sản phẩm dỡ dang cuối kỳ.

SDĐK:

kết chuyển CPNVLTT nhập kho thành phẩm hoặc gởi bán thành phẩm

kết chuyển CPNCTT

kết chuyển SXC

kết chuyển CPSXC vượt định mức vào CP giá vốn

SDCK:

TK 632

Hình 2.7: Sơ đồ hạch toán kết chuyển chi phíTK 627 TK 627

TK 155, 157

TK 621 TK 154

TK 622

2.1.9.5 Kế toán tính giá thành

Tùy từng loại hình doanh nghiệp để xác định phương pháp tính giá thành.

Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp)

Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công nghệ có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều và chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ, liên tục, đối tượng tính giá thành tương đối phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo, như tính giá thành điện, nước, bánh kẹo,…(các sản phẩm công nghiệp).

Ta có công thức:

Z = Dđk + C - Dck Zđv = Z/Q

Trong đó: Z: tổng giá thành. Zđv: giá thành đơn vị.

Dck: Giá trị sản phẩm dỡ dang cuối kỳ Dđk: Giá trị sản phẩm dỡ dang đầu kỳ. Q: Sản lượng hoàn thành.

C: Chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được lấy từ Nhà máy theo phương pháp thu thập số liệu thứ cấp gồm:

- Bảng tổng hợp chi phí 3 năm từ năm 2010-2012.

- Bảng tổng hợp chi phí 6 tháng đầu năm từ năm 2010-2013. - Bảng tổng hợp chi phí quý I năm 2013.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Dùng phương pháp phân tích và phương pháp so sánh trong nghiên cứu đề tài.

* Phương pháp so sánh số tuyệt đối:

Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. Phương pháp này được dùng để phân tích biến động giá thành.

∆F = F1 – F0

Trong đó:

∆F: Trị số chênh lệch giữa 2 kỳ phân tích F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích.

F0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc.

* Phương pháp so sánh số tương đối:

Là phương pháp so sánh sử dụng tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc, để phản ánh mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc.

%∆F = (F1/F0 x 100) – 100 Trong đó:

%∆F: Tỷ lệ chênh lệch giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích

2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

Phương pháp này được dùng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành.

Bước 1: xác định công thức Ta có:

ZSP = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC Gọi a: Là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

b: Là chi phí nhân công trực tiếp c: Là chi phí sản xuất chung

Z1: Là giá thành kỳ phân tích Z0: Là giá thành kỳ gốc

Z = Z1 – Z0

Bước 2: Xác định đối tượng phân tích Kỳ phân tích: Z1 = a1 + b1 + c1 Kỳ gốc : Z0 = a1 + b0 + c0

Z = Z1 – Z0

Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc Thay thế lần 1: a1 + b0 + c0

Thay thế lần 2: a1 + b1 + c0 Thay thế lần 3: a1 + b1 + c1

Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Ảnh hưởng của nhân tố a:

a = (a1 + b0 + c0) – (a0 + b0 + c0) Ảnh hưởng của nhân tố b:

b = ( a1 + b1 + c0) – (a1 +b0 + c0) Ảnh hưởng của nhân tố c:

c = ( a1 + b1 + c1) – ( a1 + b1 + c0) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP

3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY

Chấp hành sự chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về việc thực hiện 1.000.000 tấn đường trong năm 2000 và được sự chấp nhận của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Sở công nghiệp tỉnh cùng Ủy ban nhân dân huyện Phụng Hiệp, Sở công nghiệp huyện đã khảo sát và xét thấy trại chăn nuôi của Huyện Phụng Hiệp là có đủ điều kiện và thích hợp để đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Nhà máy.

Thực hiện theo quyết định số 1086/QĐ.UBT.95 ngày 09 tháng 05 năm 1995 của Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ, về việc bổ nhiệm điều hành dự án và thành lập Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Đường Phụng Hiệp.

Ngày 23 tháng 5 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 301/TTg, về việc Đầu tư xây dựng Nhà Máy Đường Phụng Hiệp. Khi có quyết định phê duyệt dự án, Ban quản lý dự án tiến hành nhận thầu bàn giao mặt bằng, xác định tổng chi phí bồi hoàn và ký hợp đồng giao nhận thầu.

Ngày 5 tháng 8 năm 1995 lễ khởi công xây dựng Nhà Máy Đường Phụng Hiệp được tiến hành. Thiết bị dây chuyền công nghệ Nhà máy do hãng ISGEC EXPORTS LIMIEL của nước Cộng Hòa Nhân Dân Ấn Độ cung cấp, có công suất thiết kế 1.250 tấn mía/ngày.

Cuối năm 1998 sau khi hoàn thành công tác xây dựng và lắp đặt, đến ngày 04 tháng 03 năm 1999 tổ chức chạy thử nghiệm thu và cùng với sự hỗ trợ của cán bộ và công nhân kỹ thuật của Công Ty Tư Vấn Mía Đường II tiếp nhận bàn giao dây chuyền sản xuất từ phía Ấn Độ.

Ngày 13 tháng 03 năm 1999, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh đã có quyết định thành lập Nhà Máy Đường Phụng Hiệp là đơn vị sản xuất trực thuộc Công Ty Cổ Phần Mía Đường Cần Thơ.

- Tên hợp pháp của Nhà máy: Nhà Máy Đường Phụng Hiệp

- Tên giao dịch đối ngoại viết tắt chung toàn Công ty: CASUCO

- Tổng vốn đầu tư ban đầu Nhà máy: 177.000.000.000 đồng.

- Trụ sở đặt tại: số 10 đường 1/5, Khu vực 5, Phường Hiệp Thành, Thị xã Ngã Bảy, Tỉnh Hậu Giang.

- Điện thoại/Fax: 0711 3867359

- Công suất thiết kế: 1.250 tấn mía/ngày và hiện nay là 3.000 tấn mía/ngày. Hiện nay, Nhà Máy Đường Phụng Hiệp là đơn vị có qui mô sản xuất lớn đứng thứ hai tỉnh Hậu Giang, sau Xí Nghiệp Đường Vị Thanh cũng là đơn

3.2 CHỨC NĂNG VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

3.2.1Chức năng

Sản xuất đường cát trắng, đường thô, cung cấp sản phẩm đường và các sản phẩm phụ của ngành mía đường (rỉ đường, bã mía, bã bùn, …. ).

3.2.2 Lĩnh vực hoạt động

- Hoạt động thu mua mía nguyên liệu phục vụ chính cho sản xuất. - Điều hành sản xuất chế biến đường từ mía.

- Cung cấp sản phẩm đường và các sản phẩm phụ của ngành đường.

3.3 TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY 3.3.1Sơ đồ tổ chức 3.3.1Sơ đồ tổ chức

PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT GIÁM ĐỐC XƯỞNG ĐƯỜNG PHÒNG HÓA NGHIỆM PHÒNG KẾ HOẠCH VẬT TƯ XƯỞNG CƠ ĐIỆN ĐỘI BẢO VỆ PHÒNG KT NC & PT PHÒNG NÔNG VỤ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH TỔ BÁN HÀNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐỘI MÔI TRƯỜNG CÂY XANH PHÓ GIÁM ĐỐC NGUYÊN LIỆU NỘI CHÍNH

3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn các chức danhGiám đốc Giám đốc

Là người chịu trách nhiệm về tổ chức và điều hành sản xuất. Xây dựng kế hoạch sản xuất, thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ về tài chính theo đúng qui định và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất các kết quả hoạt động sản xuất, các báo cáo tài chính có liên quan về Công ty chủ quản.

Phó giám đốc nguyên liệu - nội chính

Là người điều hành các phòng nghiệp vụ, tham mưu giúp việc cho giám đốc trong việc tổ chức điều hành sản xuất. Chịu trách nhiệm về tổ chức và điều hành các phòng ban thực hiện đúng chế độ qui định của Nhà nước, Công ty chủ quản, Nhà máy và quan trọng là tổ chức điều hành bộ phận thu mua cung cấp mía - nguyên liệu chính đảm bảo phục vụ đầy đủ trong suốt thời gian sản xuất.

Phó giám đốc sản xuất

Là người tổ chức, điều hành các xưởng, đội trong quá trình sản xuất sản phẩm; lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa lớn, kế hoạch bảo trì thiết bị đảm bảo sản xuất an toàn và hiệu quả.

Phòng Tổ chức hành chánh

Tổ chức thực hiện công tác nhân sự; bố trí, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên; quan tâm tìm hiểu, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên Nhà máy. Chăm lo phần ăn giữa giờ cho công nhân lao động và thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại theo đúng qui định. Cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động, kiểm tra nhắc nhở thường xuyên việc thực hiện qui định về bảo hộ lao động đảm bảo an toàn trong sản xuất và trong tu bổ sửa chữa thiết bị.

Phòng Tài chính kế toán

Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kế toán, báo cáo tài chính theo đúng qui định của pháp luật và của Công ty chủ quản. Phản ánh ghi chép, hạch toán kịp thời đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất của Nhà máy. Cùng với các phòng nghiệp vụ lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa, kế hoạch tiền lương, … thường xuyên phân tích, báo cáo kịp thời nhằm đánh giá đúng đắn tình hình chi phí phát sinh, tham mưu cho Ban giám đốc để đưa ra các biện pháp thích hợp đảm bảo kết quả sản xuất của Nhà máy.

Phòng Kỹ thuật nghiên cứu và phát triển

Tham mưu đề xuất Ban giám đốc và phối hợp với các bộ phận có liên quan để giải quyết các vấn đề về kỹ thuật công nghệ sản xuất, quản lý sản xuất, cải tiến thiết bị, công nghệ sản xuất, quản lý toàn bộ hệ thống mạng – máy tính của toàn Nhà máy và hoạch định đầu tư phát triển.

Phòng Kế hoạch vật tư

Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu phụ, các vật tư thiết bị phụ tùng thay thế đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời cho sản xuất với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã được phê duyệt, lập các kế hoạch sản xuất cho các phòng, xưởng, đội, … báo cáo việc thực hiện kịp thời tham mưu cho Ban giám đốc nhằm có kế hoạch điều hành sản xuất.

Phòng Hóa nghiệm

Chịu trách nhiệm kiểm tra phân tích các chỉ tiêu thông số kỹ thuật trong dây chuyền sản xuất chính xác và kịp thời, đảm bảo dây chuyền sản xuất hoạt động hiệu quả nhất, thành phẩm sản xuất ra đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm theo qui định Nhà nước, đúng theo các chỉ tiêu đã đăng ký với các Cơ quan chức năng của Nhà nước và đã công bố với người tiêu dùng.

Phòng Nông vụ

Chịu trách nhiệm lập kế hoạch đầu tư vùng mía nguyên liệu, tìm kiếm mở rộng vùng mía nguyên liệu, thu mua và cung cấp mía nguyên liệu đảm bảo phục vụ đúng theo kế hoạch sản xuất.

Xưởng đường

Tổ chức nhân lực, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, điều hành sản xuất theo đúng kế hoạch đã duyệt, quản lý vận hành tốt thiết bị sản xuất, thông số kỹ thuật đảm bảo phục vụ sản xuất đúng tiến độ tạo sản phẩm đạt yêu cầu.

Xưởng Cơ điện

Phần điện: quản lý toàn bộ hệ thống điện của Nhà máy, kiểm tra định kỳ hệ thống điện đảm bảo sản xuất được liên tục.

Phần cơ khí: gia công, tu bổ bảo trì, sửa chữa thiết bị kịp thời phục vụ sản xuất.

Đội Bảo vệ

Chịu trách nhiệm tuần tra, canh gác, bảo vệ tài sản của Nhà máy, không để xảy ra mất mác. Quản lý, bảo trì, vận hành định kỳ hệ thống phòng cháy chữa cháy, bảo đảm hoạt động tốt khi có sự cố xảy ra, kịp thời bảo vệ tính mạng con người và tài sản của Nhà máy an toàn.

Đội Môi trường cây xanh

Chăm sóc, nuôi trồng cây cảnh, thu gom phế liệu rác thải, tạo cảnh quang xanh sạch đẹp cho Nhà máy. Quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy, đảm bảo đạt tiêu chuẩn qui định.

Nhà máy. Tham gia hoạt động quan hệ công chúng liên quan đến công tác bán hàng để quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu CASUCO.

3.4 TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY 3.4.1 Đặc điểm sản xuất 3.4.1 Đặc điểm sản xuất

Nhà máy hoạt động sản xuất liên tục trong vụ thu hoạch mía, thường là 9 tháng (bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 5 năm sau).

Thời gian hoạt động 24 giờ/1 ngày, hàng tháng có thể dừng định kỳ từ 1 đến 2 ngày để tu bổ bảo trì máy móc thiết bị đảm bảo dây chuyền hoạt động ổn định.

Trong 3 tháng còn lại khi hết vụ mía, Nhà máy tiến hành tu bổ sửa chữa lớn dây chuyền thiết bị để chuẩn bị tốt cho vụ sản xuất mới.

Nhà máy sản xuất các loại đường như: Đường trắng A1, A2, B, đường vàng, đường cội, đường thô, … theo dây chuyền công nghệ có chu kỳ sản xuất ngắn, thành phẩm nhập kho liên tục, rất ít sản phẩm dỡ dang hoặc không có sản phẩm dỡ dang trong kỳ xác định giá thành.

3.4.2Qui trình sản xuất

Nguyên liệu chính (mía cây), từ lúc đưa mía cây vào sản xuất đến khi ra thành phẩm, đóng gói nhập kho, bao gồm những công đoạn sau:

MÍA CÂY

CÂN XÁC ĐỊNH TRỌNG LƯỢNG

LƯU KHO

HỆ THỐNG XỬ LÝ MÍA

HỆ THỐNG ÉP MÍA

CÂN NƯỚC MÍA HỖN HỢP

GIA VÔI SƠ BỘ

GIA NHIỆT LẦN 1 GIA VÔI CHÍNH và XÔNG SO2 LẦN 1 GIA NHIỆT LẦN 2 LẮNG LỌC NẤU ĐƯỜNG 3 HỆ A, B, C XÔNG SO2 LẦN 2 BỐC HƠI GIA NHIỆT LẦN 3

NƯỚC MÍA TRONG

LI TÂM TÁCH MẬT

SÀNG SẤY ĐÓNG GÓI

3.5 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ

3.5.1Sơ đồ tổ chức

3.5.2 Nhiệm vụ quyền hạn các chức danh Trưởng phòng

Thực hiện chức năng Kế toán trưởng, chịu trách nhiệm quản lý tài chính - kế toán đúng theo luật định. Lập các kế hoạch liên quan đến tài chính và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tài chính của Nhà máy trước Ban lãnh đạo và pháp luật. Lập các báo cáo tài chính định kỳ theo đúng qui định.

Phó trưởng phòng

Hướng dẫn các phần hành kế toán chi tiết hạch toán theo đúng chuẩn mực kế toán, kiểm tra các chi phí phát sinh trong kỳ đảm bảo ghi nhận đúng vào các khoản mục chi phí theo qui định.

Kiểm tra sự cân đối các số liệu kế toán, tập hợp chi phí tính giá thành sản xuất. Theo dõi hạch toán phần TSCĐ và lập báo cáo quyết toán tài chính đúng qui định.

Kế toán thanh toán – Nợ tạm ứng – Thuế

Tiếp nhận các hồ sơ thanh toán, hướng dẫn và kiểm tra đảm bảo đầy đủ và đúng theo qui định của Ban lãnh đạo và Nhà nước. Lập phiếu thu – chi và theo dõi tồn quỹ tiền mặt; theo dõi ghi nhận báo nợ - báo có và đối chiếu tiền

TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG KIÊM KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Một phần của tài liệu phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đường phụng hiệp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)