Bảng 4.21: Tổng hợp giá thành đơn vị sản phẩm 6 tháng đầu năm (2012- 2013) Đvt: đồng/kg 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đàu năm 2013 Chênh lệch 2013/2012 Khoản mục
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ
Chi phí NVLTT 13.285,72 89,67 11.801,23 86,12 -1.484,49 -11,17
Chi phí NCTT 488,27 3,3 547,47 4 59,2 12.12
Chi phí SXC 1.042,11 7,03 1.354,39 9,88 312,28 29.97
Tổng 14.816,1 100 13.703,09 100 -1.113,01 -7,5
Đối tượng phân tích:
Sáu tháng năm 2013: Z1 = a1 + b1 + c1 = 11.801,23 + 547,47 + 1.354,39 = 13.703,09
Sáu tháng năm 2012: Z0 = a0 + b0 + c0 = 13.285,72 + 488,27 + 1.042,11 = 14.816,1
∆Z = Z1 – Z0 = 13.703,09 – 17.332,83= -1.113,01
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
∆a = (a1 + b0 + c0) – ( a0 + b0 + c0) = a1 – a0 = 11.801,23 – 13.285,72 = -1.484,49
Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 này chi phí NVLTT giảm 1.484,49 đ/kg, với tỷ lệ giảm là 11,17% đã làm cho giá thành giảm 1.484,49 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Nhân tố chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.
∆b = (a1 + b1 + c0) – ( a1 + b0 + c0) = b1 – b0 = 547,47 – 488,27 = 59,2
Chi phí nhân công trực tiếp 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 với số tiền là 59,2 đ/kg điều này đã làm cho giá thành sản phẩm tăng lên với lượng tương ứng là 59,2 đ/kg
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: Nhân tố chi phí sản xuất chung. ∆c = (a1 + b1 +c1) - (a1+ b1 + c0)
= c1 – c0 = 1.354,39 – 1.042,11 = 312,28
Chi phí SXC của 6 tháng đầu năm 2013 tăng 312,28 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012 đã làm cho giá thành giảm với một lương tương ứng là 312,28 đ/kg.
∆Z = ∆a + ∆b + ∆c = -1.484,49 + 59,2 + 312,28 = -1.113,01
Nhận xét:
Dựa vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta thấy được giá thành sản phẩm đường ở giai đoạn 6 tháng năm 2013 này tiếp tục giảm so với 6 tháng năm 2012 với số tiền giảm khá lớn 1.113,09 đ/kg, trong đó khoản mục chi phí NVLTT giảm tới 1.484,49 đ/kg góp phần không nhỏ trong việc giảm giá thành, tuy nhiên khoản mục chi phí NCTT và khoản mục chi phí SXC vẫn tiếp tục tăng nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến giá thành. Từ việc giá thành năm sau ngày càng tiếp tục giảm so với năm trước đã cho thấy được công tác tiết kiệm chi phí của Nhà máy ngày càng hiệu quả, đây cũng là một sự cố gắn không nhỏ của toàn bộ CNV Nhà máy.
Nhận xét chung:
Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta thấy được giá thành qua các năm của Nhà máy ngày càng giảm, giá thành giảm được như vậy là nhờ Ban lãnh đạo của Nhà máy đã có nhiều giải pháp hữu hiệu trong viêc tiết kiệm chi phí như: Giải pháp về chi phí mía nguyên liệu, giải pháp về giá, giải pháp về chi phí nhân công, máy móc thiết bị,…Và với tình hình giá thành ngày càng giảm như vậy thì Nhà máy sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn và sẽ đạt được nhiều lợi nhuận trong tương lai.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY
ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP
5.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
Hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của mỗi doanh nghiệp để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường và Nhà máy Đường Phụng Hiệp cũng không nằm ngoài những mục tiêu đó. Tùy thuộc vào từng loại hình sản xuất mà các doanh nghiệp có các tiêu chí khác nhau để kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, chỉ có thể phân tích biến động chi phí sản xuất mới có thể xem xét, đánh giá được các nhân tố liên quan đến tình hình giá thành của Nhà máy là đạt hay không để từ đó có biện pháp khắc phục và có phương hướng kinh doanh cho phù hợp. Qua số liệu phân tích Em xin đưa ra một số giải pháp sau: