Bảng 4.20: Tổng hợp giá thành đơn vị sản phẩm 6 tháng đầu năm (2011-2012) 2012) Đvt: đồng/kg 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đàu năm 2012 Chênh lệch 2012/2011 Khoản mục
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ
Chi phí NVLTT 15.993,97 92,28 13.285,72 89,67 -2.708,25 -16,93 Chi phí NCTT 409,11 2,36 488,27 3,3 79,16 19,35
Chi phí SXC 929,75 5,36 1.042,11 7,03 112,36 12,08
Tổng 17.332,83 100 14.816,1 100 -2.516,73 14,52
Đối tượng phân tích:
Sáu tháng năm 2012: Z1 = a1 + b1 + c1 = 13.285,72 + 488,27+ 1.042,11 = 14.816,1
Sáu tháng năm 2011: Z0 = a0 + b0 + c0 = 15.993,97 + 409,11 + 929,75 = 17.332,83
∆Z = Z1 – Z0 = 14.816,1 – 17.332,83= -2.516,73
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
∆a = (a1 + b0 + c0) – ( a0 + b0 + c0) = a1 – a0 = 13.285,72 – 15.993,97= -2.708,25
Do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 6 tháng đầu năm 2012 giảm 2.708,25 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2011, với tỷ lệ giảm là 16,93% đã làm cho giá thành sản phẩm cũng giảm với một lượng tương ứng 2.708,25 đ/kg. - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Nhân tố chi phí nhân công trực tiếp.
∆b = (a1 + b1 + c0) – ( a1 + b0 + c0) = b1 – b0 = 488,27 – 409,11 = 79,16
Do chi phí nhân công trực tiếp 6 tháng đầu năm 2012 tăng 79,16 đ/kg đã làm cho giá thành sản phẩm tăng 79,16 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2011. - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: Nhân tố chi phí sản xuất chung.
∆c = (a1 + b1 +c1) - (a1+ b1 + c0)
= c1 – c0 = 929,75 – 1.042,11 = 112,36
Chi phí sản xuất chung của 6 tháng đầu năm 2012 tăng 112,36 đ/kg, với tỷ lệ là 12,08% đã làm cho giá thành sản phẩm tăng với một lượng tương ứng 112,36 đ/kg.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành đơn vị sản phẩm 6 tháng đầu năm 2012 tăng so với 6 tháng đầu năm 2011:
∆Z = ∆a + ∆b + ∆c = -2.708,25 + 79,16 + 112,36 = -2.516,73
Nhận xét:
Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta thấy được giá thành sản phẩm đường của 6 tháng đầu năm 2012 giảm một cách đáng kể so với giá thành của 6 tháng đầu năm 2011, nguyên nhân giảm chủ yếu của giá thành là do chi phí NVLTT giảm với số tiền khá lớn 2.708,25 đ/kg, khoản mục chi phí này giảm là do số lượng sản phẩm 6 tháng đầu năm 2012 được sản xuất ra nhiều hơn, nên nó đã góp phần làm giảm chi phí sản xuất khi tính trên một đơn vị sản phẩm sản xuất ra. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp cũng tăng nhưng chỉ tăng ít với số tiền là 79,16 đ/kg tăng chủ yếu là do đơn giá tiền lương tăng, khoản mục chi phí SXC cũng tăng với số tiền là 112, 36 đ/kg. Nhìn chung khoản mục chi phí NCTT và chi phí SXC đều tăng nhưng chỉ tăng nhẹ, so với mức giảm của chi phí NVLTT thì mức tăng này không đáng kể. Ta thấy giá thành sản phẩm giảm được như vậy là một dấu hiệu rất tốt Nhà máy cần tiếp tục phát huy, bên cạnh đó Nhà máy cũng phải quan tâm đến 2 khoản mục chi phí NCTT và chi phí SXC nó cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến giá thành.
4.4.2.3 Ảnh hưởng 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012
Bảng 4.21: Tổng hợp giá thành đơn vị sản phẩm 6 tháng đầu năm (2012- 2013) Đvt: đồng/kg 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đàu năm 2013 Chênh lệch 2013/2012 Khoản mục
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ
Chi phí NVLTT 13.285,72 89,67 11.801,23 86,12 -1.484,49 -11,17
Chi phí NCTT 488,27 3,3 547,47 4 59,2 12.12
Chi phí SXC 1.042,11 7,03 1.354,39 9,88 312,28 29.97
Tổng 14.816,1 100 13.703,09 100 -1.113,01 -7,5
Đối tượng phân tích:
Sáu tháng năm 2013: Z1 = a1 + b1 + c1 = 11.801,23 + 547,47 + 1.354,39 = 13.703,09
Sáu tháng năm 2012: Z0 = a0 + b0 + c0 = 13.285,72 + 488,27 + 1.042,11 = 14.816,1
∆Z = Z1 – Z0 = 13.703,09 – 17.332,83= -1.113,01
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
∆a = (a1 + b0 + c0) – ( a0 + b0 + c0) = a1 – a0 = 11.801,23 – 13.285,72 = -1.484,49
Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 này chi phí NVLTT giảm 1.484,49 đ/kg, với tỷ lệ giảm là 11,17% đã làm cho giá thành giảm 1.484,49 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Nhân tố chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.
∆b = (a1 + b1 + c0) – ( a1 + b0 + c0) = b1 – b0 = 547,47 – 488,27 = 59,2
Chi phí nhân công trực tiếp 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 với số tiền là 59,2 đ/kg điều này đã làm cho giá thành sản phẩm tăng lên với lượng tương ứng là 59,2 đ/kg
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: Nhân tố chi phí sản xuất chung. ∆c = (a1 + b1 +c1) - (a1+ b1 + c0)
= c1 – c0 = 1.354,39 – 1.042,11 = 312,28
Chi phí SXC của 6 tháng đầu năm 2013 tăng 312,28 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012 đã làm cho giá thành giảm với một lương tương ứng là 312,28 đ/kg.
∆Z = ∆a + ∆b + ∆c = -1.484,49 + 59,2 + 312,28 = -1.113,01
Nhận xét:
Dựa vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta thấy được giá thành sản phẩm đường ở giai đoạn 6 tháng năm 2013 này tiếp tục giảm so với 6 tháng năm 2012 với số tiền giảm khá lớn 1.113,09 đ/kg, trong đó khoản mục chi phí NVLTT giảm tới 1.484,49 đ/kg góp phần không nhỏ trong việc giảm giá thành, tuy nhiên khoản mục chi phí NCTT và khoản mục chi phí SXC vẫn tiếp tục tăng nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến giá thành. Từ việc giá thành năm sau ngày càng tiếp tục giảm so với năm trước đã cho thấy được công tác tiết kiệm chi phí của Nhà máy ngày càng hiệu quả, đây cũng là một sự cố gắn không nhỏ của toàn bộ CNV Nhà máy.
Nhận xét chung:
Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta thấy được giá thành qua các năm của Nhà máy ngày càng giảm, giá thành giảm được như vậy là nhờ Ban lãnh đạo của Nhà máy đã có nhiều giải pháp hữu hiệu trong viêc tiết kiệm chi phí như: Giải pháp về chi phí mía nguyên liệu, giải pháp về giá, giải pháp về chi phí nhân công, máy móc thiết bị,…Và với tình hình giá thành ngày càng giảm như vậy thì Nhà máy sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn và sẽ đạt được nhiều lợi nhuận trong tương lai.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY
ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP
5.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
Hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của mỗi doanh nghiệp để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường và Nhà máy Đường Phụng Hiệp cũng không nằm ngoài những mục tiêu đó. Tùy thuộc vào từng loại hình sản xuất mà các doanh nghiệp có các tiêu chí khác nhau để kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, chỉ có thể phân tích biến động chi phí sản xuất mới có thể xem xét, đánh giá được các nhân tố liên quan đến tình hình giá thành của Nhà máy là đạt hay không để từ đó có biện pháp khắc phục và có phương hướng kinh doanh cho phù hợp. Qua số liệu phân tích Em xin đưa ra một số giải pháp sau:
5.1.1 Giải pháp về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tiết kiệm chi phí trong việc mua hàng bằng cách không thu mua lẻ với số lượng nhỏ để giảm chi phí vận chuyển, cũng như chi phí thu mua, khi mua nguyên vật liệu Nhà máy cần phải có kế hoạch thu mua cụ thể theo yêu cầu sản xuất, phải thường xuyên kiểm tra số lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu mua về.
Do giá mía luôn biến động không ổn định. Vì vậy Nhà máy cần dự đoán tình hình giá cả, vì khi Nhà máy dự đoán được tình hình thị trường giá sẽ tăng nữa trong thời gian tới thì Nhà máy nên mua nguyên liệu vào với số lượng lớn, để tránh sự tăng giá sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản phẩm. Nếu như giá nguyên vật liệu có chiều hướng giảm thì nên mua ít lại, vì nếu tồn kho nhiều khi giá giảm Nhà máy sẽ phải chịu một khoản chi phí khá lớn như chi phí bảo quản, ngoài ra chất lượng mía cũng sẽ giảm theo thời gian. Trường hợp không dự đoán được Nhà máy nên dự trữ với số lượng vừa đủ dùng, để giảm ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu.
Thường xuyên kiểm soát chi phí NVLTT ở từng khâu, từng công đoạn sản xuất ra, góp phần nâng cao năng xuất lao động. Ngoài ra, để tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao Nhà máy cần cải tiến công tác bảo quản để có thể giảm hư hỏng đối với những nguyên liệu kém chất lượng.
Khi vào chính vụ Nhà máy nên thu mua trực tiếp từ nông dân vì như vậy giá mía sẽ rẽ hơn. Thường xuyên tăng cường mối liên hệ giữa Nhà máy với người với người nông dân, đi sâu vào trong dân, thực hiên việc ký kết hợp đồng bao tiêu mía với người dân, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà máy và người trồng mía, người dân tin tưởng gắn kết với Nhà máy và cung cấp mía
Về lâu dài cần tiếp tục qui hoạch, xây dựng vùng mía nguyên liệu riêng, nhằm cung cấp đủ cho sản xuất đảm bảo được năng xuất đề ra, và đảm bảo nguyên liệu cung cấp rãi đều vụ sản xuất, giảm tiêu tốn chi phí khi phải thu mua nguồn nguyên liệu ở các nơi khác chuyển đến,… Ngoài ra còn có thể chủ động sản xuất khi mía nguyên liệu đã chín, độ đường đạt yêu cầu, để việc thu hồi đường cao, sản xuất được nhiều đường thành phẩm.
Hỗ trợ người trồng mía các kiến thức về giống, kỹ thuật canh tác, phù hợp với sinh thái từng vùng, để sản lượng mía đạt nămg xuất cao, cung cấp cho Nhà máy nguồn mía có chữ đường cao, giúp cho sản xuất của Nhà máy đạt hiệu quả.
Cần có hướng mở rộng công suất hơn nữa, để tận dụng hết nguồn mía nguyên liệu sẵn có để giảm các chi phí thu mua, vận chuyển mía nguyên liệu từ xa về. Mặt khác, việc nâng công suất còn có thể tận dụng hết nguồn nhân lực, chi phí nhân sự không tăng nhưng sản lượng sản xuấ tăng, góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
5.1.2 Giải pháp về chi phí nhân công trực tiếp
Để giảm được chi phí nhân công trực tiếp thì Nhà máy phải tăng năng suất lao động, nghĩa là phải tổ chức phân công lao động phù hợp với trình độ tay nghề của mỗi công nhân. Những người có tay nghề cao cần bố trí ở những khâu quan trọng, vì họ có thể sử lý máy móc thiết bị một cách hợp lý, tránh các trường hợp đường tạo ra không đạt yêu cầu và khi bố trí lao động một cách khoa học thì sẽ tránh lãng phí sức lao động, cũng như thiết bị lao động. Nếu có điều kiện Nhà máy nên mở rộng lắp đặt một số máy móc, thiết bị, các dây chuyền sản xuất mới, với những công nghệ hiện đại nhưng dễ sử dụng phù hợp với trình độ lao động của công nhân, để họ có thể ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm hơn, từ đó góp phần tăng thu nhập cho công nhân. Nhà máy cũng nên thường xuyên đào tạo những nhân viên có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, vì họ là những người trực tiếp sử dụng máy góp phần tạo ra lợi nhuận cho Nhà máy.
Nhà máy cần quan tâm hơn đến công tác quản lý lao động, luôn đảm bảo được số lượng và chất lượng lao động, hạn chế thuê đối với các lao động thuê ngoài, vì đây thường là những đối tượng chưa thạo việc, có ít kinh nghiệm. Phát huy tính sáng tạo trong công việc để ngày càng có nhiều sáng kiến, cải tiến thiết bị, kỹ thuật công nghệ và có chế độ khen thưởng hợp lý để phong trào ngày càng lớn mạnh, tạo động lực cho công nhân ngày càng cống hiến sức lực và tài năng của mình nhiều hơn, chính điều này sẽ góp phần nâng cao năng xuất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
5.1.3 Giải pháp về chi phí sản xuất chung
Đối với nhân viên quản lý phân xưởng phải biết quản lý và thúc đẩy công nhân tích cực sản xuất, thường xuyên kiểm tra dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị tránh tình trạng tạm ngưng sản xuất do hư hỏng, điều này sẽ gây lãng phí thời gian và chi phí sửa chữa cho Nhà máy. Khuyến khích công nhân tiết kiệm điện nước trong quá trình sản xuất, tránh tình trạng sử dụng điện nước một cách lãng phí. Mức tiêu hao điện phụ thuộc rất nhiều vào loại máy và tay nghề công nhân, nên Nhà máy cần trang bị máy móc hiện đại để hạn chế lượng tiêu hao điện, góp phận làm giảm giá thành sản phẩm.
Chọn mua những công cụ dụng cụ ở những nơi uy tín, có chất lượng tốt để có thể sử dụng được trong thời gian dài, những công cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá tri sử dụng, mà còn sử dụng được thì nên tận dụng để góp phần tiết kiệm chi phí.
Tiết kiệm tối đa các loại chi phí phát sinh trong quản lý như: Chi phí tiếp khách, công tác phí, văn phòng phẩm ở phân xưởng và chi phí điện thoại cũng phải được hạn chế, chỉ sử dụng điện khi cần thiết vì mục đích phục vụ cho Nhà máy, tránh tình trạng sử dụng điện thoại vì mục đích cá nhân.
Chi phí khấu hao là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất, trong tương lai khoản chi phí này sẽ còn tăng cao hơn nữa, dẫn đến giá thành của Nhà máy cũng tăng, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của Nhà máy với các đối thủ khác. Do đó, Nhà máy nên chọn chính sách khấu hao linh hoạt, nó sẽ góp phần hạ giá thành và tăng khả năng cạnh tranh về giá của Nhà máy đối với các đối thủ cạnh tranh khác.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC
Ngoài những giải pháp nêu trên Nhà máy còn cần nhiều giải pháp khác để góp phần giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh như:
- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học , kỹ thuật vào khâu tái chế, phát triển sản phẩm phụ từ nguồn phế phẩm của Nhà máy để sản xuất cồn, sản xuất ván ép, phân bón,…Nhằm tăng nguồn thu cho Nhà máy.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các định mức chi phí kế hoạch sản xuất, đề ra các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện thưởng đối với các cá nhân, tổ chức không phải là đại lý thu mua của Nhà máy nhưng có ký kết hợp đồng và thực hiện cung cấp mía nguyên liệu cho nhà máy với số lượng lớn đúng với thời gian hợp đồng. Có thể thực hiện các hình thức thưởng khác nhau như: Thưởng trực tiếp bằng sản phẩm đường, thưởng phân bón vi sinh do Nhà máy sản xuất từ phế phẩm, để
- Khuyến khích các cửa hàng đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm đường của Nhà máy bằng các biện pháp như: Triết khấu thương mại, tăng hoa hồng, quà tặng,…
- Điều chỉnh giá bán cho phù hợp, Nhà máy nên áp dụng nhiều mức giá bán khác nhau cho từng đối tượng khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, do xuất hiện ngày càng nhiều những đối thủ cạnh tranh nên Nhà máy cần phải linh hoạt hơn trong việc định giá bán, phải thường xuyên theo dõi giá đường của các đối thủ khác để Nhà máy có thể điều chỉnh giá bán cho hợp lý.