Phân tích biến động giá thành qua 3 năm (2010 2012)

Một phần của tài liệu phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đường phụng hiệp (Trang 54)

Giá thành sản phẩm là giá trị toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất hay tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định nào đó. Hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để từ đó có thể tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy, đối với Nhà máy cần phải phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm và các khoản mục chi phí trong giá thành để từ đó đưa ra biện pháp giảm giá thành cho phù hợp. Sau đây là bảng số liệu tình hình biến động giá thành sản phẩm qua 3 năm (2010-2012).

Bảng 4.11: Tình hình biến động giá thành qua 3 năm (2010-2012)

Đvt: Đồng/kg Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % CP NVLTT 13.595,91 14.480,7 12.578 884,79 6,51 -1.902,7 -13,14 CP NCTT 353,48 620,66 693,49 267,18 75,59 72,83 11,73 CP SXC 935,81 1.016,39 1.601,02 80.58 8,61 584,63 57,52 Tổng 14.885,2 16.117,75 14.872,51 1.232,55 8,28 -1.245,24 -7,76

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình giá thành sản phẩm đường tại Nhà máy Đường Phụng Hiệp qua các năm tăng giảm không đều. Cụ thể, năm 2011 so với năm 2010 giá thành tăng về số tuyệt đối là 1.232,55 đ/kg tức là tăng 8,28% về số tương đối, đến năm 2012 thì giảm 1.245,24 đ/kg so với năm 2011, về số tương đối giảm 7,76%.

14000 14500 15000 15500 16000 16500 14.885,2 14.872,51 16.117,75

Hình 4.1: Biểu đồ tình hình giá thành đơn vị sản phẩm qua 3 năm (2010-2012) Sau khi xem xét tình hình biến động chung của giá thành sản phẩm ta cần phải phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành gồm: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC để tìm ra nguyên nhân tăng giảm của các khoản mục chi phí này.

- Về chi phí NVL: Ta thấy năm 2010 chi phí này là 13.595,91 đ/kg đến năm 2011 là 14.480,7 đ/kg tăng 884,79 đ/kg, về số tương đối tăng 6,51% tốc độ tăng của khoản mục chi phí này là không cao, trong khi đó năm 2011 là năm Việt Nam xảy ra lạm phát, mà Nhà máy lại giữ được mức tăng chi phí NVL với mức 6,51% đã là một sự cố gắng lớn của Nhà máy. Đến năm 2012 thì chi phí NVLTT là 12.578 đ/kg giảm 1.902,7 đ/kg so với năm 2011 tức là giảm 13,14 đ/kg về số tương đối so với năm 2011, mức giảm này khá cao đây là một dấu hiệu rất đáng mừng, Nhà máy cần tiếp tục phát huy, nguyên nhân giảm là do giai đoạn năm 2012 Nhà máy đã đưa vào sử dung thiết bị, máy móc mới nên số lượng sản phẩm sản xuất ra được nhiều và đã làm giảm đi chi phí NVL khi tính trên một đơn vị sản phẩm.

- Về chi phí NCTT: Ta thấy chi phí NCTT năm 2011 tăng 267,18 đ/kg so với năm 2010, về số tương đối tăng 75,59% đây là một mức tăng cao nguyên nhân chủ yếu là do giá cả thị trường giai đoạn năm 2011 này tăng cao, giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày cũng tăng, nên Công ty quyết định tăng lương để có thể đảm bảo được phần nào cuộc sống cho nhân viên và đồng thời cũng tạo nên sự gắn kết giữa Nhà máy với nhân viên của mình. Đến năm 2012 thì chi phí NVLTT tăng 72,83 đ/kg tương ứng với mức tăng 11,73% so với năm 2011.

- Về chi phí SXC: Năm 2010 chi phí SXC là 935,81 đ/kg đến năm 2011 là 1.016,39 đ/kg tăng 80,58 đ/kg về số tương đối tăng 8,61% nguyên nhân tăng là do chi phí thuê ngoài tăng, vì giai đoạn cuối năm 2011 Nhà máy nâng công

1.601.02 đ/kg tăng 584,63 đ/kg về số tương đối tăng 57,52% đây là một mức tăng cao, nguyên nhân tăng là do khối lượng thiết bị sửa chữa, năng cấp cho đồng bộ với thiết bị mới nhiều, làm cho chi phí sửa chữa và chi phí khấu hao tăng cao, dẫn đến chi phí SXC cũng tăng cao.

4.3 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ 6 THÁNG ĐẦU NĂM (2010- 2013)

Bảng 4.12 : Tổng hợp chi phí sản xuất của Nhà máy đường Phụng Hiệp 6 tháng đầu năm (2010-2013)

6 T NĂM 2010 6 T NĂM 2011 6 T NĂM 2012 6 T NĂM 2013

STT HẠNG MỤC

TIỀN (ĐỒNG) TIỀN (ĐỒNG) TIỀN (ĐỒNG) TIỀN (ĐỒNG)

I

Chi phí NVLTT

(621) 226.539.109.397 293.999.465.026 344.392.024.423 239.597.841.167

1 - Mía nguyên liệu 221.221.572.601 287.985.146.443 319.397.847.308 233.421.719.386

2 Nhiên liệu, năng lượng 532.774.827 597.106.354 989.983.225 495.834.506

a Dầu DO 178.455.227 194.606.429 271.693.496 198.312.111

b Củi 36.733.314 33.548.158 9.441.218 0

c Mỡ, nhớt, xăng… 226.195.125 311.129.029 605.856.568 251.336.989 d Điện mua ngoài 91.391.161 57.822.738 102.991.944 46.185.406 3 Hoá chất các loại 3.104.185.986 3.236.553.749 5.056.869.502 2.886.525.564

4 Vật liệu phụ 1.680.575.983 2.180.658.480 3.946.070.915 2.793.761.711

5 Đường hồi dung 0 0 15.001.253.473. 0

II Chi phí NVTT (622) 4.866.041.242 7.520.189.328 12.656.948.109 10.782.322.947

1 Lương 4.299.701.722 6.844.938.947 11.746.686.096 10.085.835.815

2 BHXH, BHYT ,KPCĐ 566.339.520 675.250.381 910.262.014 696.487.132

III Chi phí SXC (627) 14.080.257.171 17.090.655.414 27.013.600.024 24.578.858.306

1

Chi phí sữa chữa

thường xuyên 4.000.919.013 5.456.347.395 7.885.117.452 4.398.740.079

2 Chi phí NV quản lý 2.085.446.247 3.115.948.572 5.240.608.476 4.003.429.940 a Lương 1.868.318.423 2.822.488.818 4.882.433.426 3.747.756.386 b BHXH, BHYT, KPCĐ 217.127.824 293.459.754 358.175.050 255.673.554 3 CPQL (chi phí chung) 2.003.473.929 2.416.430.838 3.523.028.388 1.843.876.845 4 Khấu hao TSCĐ 5.990.417.981 6.101.928.609 10.364.845.708 14.332.811.442 TỔNG CHI PHÍ 245.485.407.810 318.610.309.768 384.062.572.558 274.959.022.420 Số lượng sản phẩm hoàn thành (kg) 16.120.921 18.381.894 25.921.983 22.925.658

4.3.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Bảng 4.13: Phân tích biến động giá thành đơn vị của khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6 tháng (2010-2013)

Đvt :đồng/kg Chênh lệch 6/2011 so với 6/2010 Chênh lệch 6/2012 so với 6/2011 Chênh lệch 6/2013 so với 6/2012 Khoản mục 6/2010 6/2011 6/2012 6/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Mía nguyên liệu 13.722,64 15.666,78 12.321,51 11.495,5 1.944,14 14,17 -3.345,27 -21,35 -826,01 -6,7

Nhiên liệu 33,05 32,48 38,19 28,32 -0,57 -1,7 5,71 17,58 -9,87 -25,84

Hóa chất các loại 192,56 176,08 195,08 140,32 -16,48 -8,56 19 10,79 -54,76 -28,07

Vật liệu phụ 104,25 118,63 152,23 137,1 14,38 13,79 33,6 28,32 -15,13 -9,9

Đường hồi dung 0 0 578,71 0 - - 578,71 - -578,71 -

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng chi phí NVLTT 6 tháng đầu năm 2011 so với 6 tháng đầu năm 2010 tăng 13,82%, về số tuyệt đối tăng 1.941,48 đ/kg. Đến 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011 thì thì tổng chi phí NVL giảm 16,93%, về số tuyệt đối giảm 2.708,25 đ/kg. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì chi phí NVL tiếp tục giảm 1.484,49 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012 về số tương đối giảm 11,17% đây là dấu hiệu rất đáng mừng đối với Nhà máy và để hiểu được những nguyên nhân tăng giảm của khoản mục tổng chi phí NVL này, ta sẽ lần lược đi vào phân tích các khoản mục chi phí để hiểu rõ hơn.

* Chi phí mía nguyên liệu

Ta thấy 6 tháng đầu năm 2010 chi phí mía nguyên liệu là 13.722,64 đ/kg đến 6 tháng đầu năm 2011 chi phí này là 15.666,78 đ/kg tăng 1.944,14 đ/kg về số tương đối tăng 14,17% nguyên nhân tăng của khoản mục chi phí này là do giá cả thị trường tăng liên tục, do ảnh hưởng của lạm phát nên Nhà máy tăng giá thu mua nguyên liệu. Đến 6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí mía nguyên liệu là 12.321,51 đ/kg giảm 3.345,27 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2011 giảm khoảng 21,35% về số tương đối, mức giảm này khá lớn, nguyên nhân giảm là do giai đoạn năm 2012 này Nhà máy đã nâng công suất máy, dây chuyền công nghệ mới làm cho số lượng sản phẩm sản xuất ra được nhiều hơn, điều này đã góp phần làm giảm chi phí cũng như giá thành khi tính trên 1 đơn vị sản phẩm. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì chi phí mía nguyên liệu là 11.495,5 đ/kg, tiếp tục giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, về số tuyệt đối giảm 826,01 đ/kg và số tương đối giảm 6,7% ta thấy được chi phí mía nguyên liệu giảm qua các năm, điều này cho thấy được hiệu quả của Nhà máy trong việc tiết kiệm chi phí mía nguyên liệu, đây là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí nguyên vật liệu của Nhà máy.

* Chi phí nhiên liệu, năng lượng

Sáu tháng đầu năm 2010 chi phí nhiên liệu, năng lượng là 30,05 đ/kg đến năm 2011 là 32,48 đ/kg về số tuyệt đối giảm 0,57 đ/kg và số tương đối giảm 1,7%. Đến 6 tháng đầu năm 2012 chi phí này là 38,19 đ/kg tăng 5,71 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2011 về số tương đối thì tăng 17,58% nguyên nhân tăng chủ yếu là do, tại thời điểm này số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều, thời gian hoạt động của máy móc cũng tăng lên, làm cho lượng xăng dầu và lượng điện sử dụng cũng nhiều hơn. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì chi phí nhiên liệu là 28,32 đ/kg giảm 9,87 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012 tức là giảm 25,84% về số tương đối, nguyên nhân giảm là do số lượng sản phẩm sản xuất ra ít hơn, số giờ sử dụng máy ít nên tiêu tốn ít nhiên liệu và năng lượng hơn.

* Chi phí hóa chất

Chi phí hóa chất 6 tháng đầu năm 2010 là 192.56 đ/kg đến năm 2011 chi phí này là 167,08 đ/kg giảm 16,48 đ/kg tức giảm 18,56% về số tương đối nguyên nhân giảm là do Nhà máy đã có biện pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả, đến 6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí hóa chất là195,08 đ/kg tăng 19 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2011, về số tương đối tăng 10,79% ta thấy chi phí hóa chất có tăng nhưng tỷ lệ tăng không cao tương đương với mức tăng của giá cả thị trường. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì chi phí hóa chất là 140,32 đ/kg giảm 54,76 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012 về số tương đối giảm 28,07% nguyên nhân giảm chủ yếu là do số lượng sản phẩm sản xuất ra giảm, làm cho lượng hóa chất sử dụng cũng giảm.

* Chi phí vật liệu phụ

Từ bảng số liệu ta thấy chi phí vật liệu phụ 6 tháng đầu năm 2011 là 118,63 đ/kg tăng 14,38đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2010 và về số tương đối thì tăng 13,79%, đến 6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí này là 152,23 đ/kg tăng 33,6 đ/kg, tương ứng với mức tăng 28,32%, nguyên nhân tăng chủ yếu là do giá cả thị trường tăng làm cho chi phí vật liệu phụ cũng tăng theo. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì chi phí vật liệu phụ là 137,1 đ/kg giảm 15,13 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012 tức là giảm 9,9% về số tương đối nguyên nhân giảm là do số lượng sản phẩm sản xuất ra giảm.

4.3.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp

Bảng 4.14: Phân tích biến động giá thành đơn vị của khoản mục chi phí nhân công trực tiếp 6 tháng (2010-2013)

Đvt: Đồng/kg Chênh lệch 6/2011 so với 6/2010 Chênh lệch 6/2012 so với 6/2011 Chênh lệch 6/2013 so với 6/2012 Khoản mục 6/2010 6/2011 6/2012 6/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Lương 266,72 372,38 453,15 499,39 105,66 39,61 80,77 21,69 46,24 10,2 BHXH, BHYT,… 35,13 36,73 35,12 48,08 1,6 4,55 -1,61 -4,38 12,96 36,9 Tổng 301,85 409,11 488,27 547,47 107,26 35,53 79,16 16,21 59,2 12,12

Ta thấy 6 tháng đầu năm 2010 chi phí nhân công trực tiếp là 301,85 đ/kg đến 6 tháng đầu năm 2011 chi phí này là 409,11 đ/kg tăng 107,26 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2010 về số tuyệt đối tăng 35,53%. Đến 6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí nhân công trực tiếp là 488,27 đ/kg tăng 79,16 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2011 tức là tăng khoản 16,21% về số tương đối và đến 6 tháng đầu

tháng đầu năm 2012. Và để hiểu được nguyên nhân thì ta sẽ đi và phân tích các khoản mục chi phí.

* Chi phí tiền lương

Sáu tháng đầu năm 2011 chi phí tiền lương là 372,38 đ/kg tăng 105,66 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2010 về số tương đối tăng 39,61% nguyên nhân tăng của khoản mục chi phí này là do tình trạng lạm phát làm cho các mặt hàng thiết yếu tăng, từ đó Công ty đã quyết định tăng lương cho công nhân. Đến 6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí tiền lương là 453,15 đ/kg tăng 80.77 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2011 tương ứng tăng 21,69% nguyên nhân tăng chủ yếu là do đơn giá tiền lương tăng và giai đoạn này do lượng đường trong nước bị hút, Nhà máy cần sản xuất nhiều đường nên đã tăng ca cho công nhân, từ đó làm cho chi phí tiền lương cũng tăng lên. Chi phí tiền lương 6 tháng đầu năm 2013 là 499,39 đ/kg tăng 46,24 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012 tương ứng với mức tăng 10,2% tỷ lệ tăng không cao chủ yếu là do đơn giá tiền lương tăng.

* Chi phí các khoản trích theo lương

Sáu tháng đầu năm 2010 các khoản trích là 35,13 đ/kg đến 6 tháng đầu năm 2011 là 36,73 đ/kg tăng 1,6 đ/kg tương ứng tăng là 4,55% so với 6 tháng đầu năm 2010. Đến năm 2012 thì các khoản trích là 35,12 đ/kg giảm 1,61 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2011 và về số tương đối giảm 4,38%, đây là dấu hiệu tốt từ việc nâng công suất máy, lám cho số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều, từ đó làm cho các khoản trích theo lương cũng giảm khi tính trên một đơn vị sản phẩm. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì các khoản trích theo lương là 48,08 đ/kg tăng 12,19 đ/kg tức là tăng 36,9% so với 6 tháng đầu năm 2012 Nhà máy cần xem xét lại nguyên nhân tăng để có biện pháp giải quyết kịp thời.

4.3.3 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung

Bảng 4.15: Phân tích biến động giá thành đơn vị của khoản mục chi phí sản xuất chung 6 tháng (2010-2013) Đvt: Đồng/kg CL 6/2011 so với 6/2010 CL 6/2012 so với 6/2011 CL 6/2013 so với 6/2012 Khoản mục 6/2010 6/2011 6/2012 6/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cp sửa chữa

thường xuyên 248,18 296,83 304,19 262,33 48,65 19,6 7,36 2,48 -41,86 -13,76 Cp Nhân viên

quản ký 129,36 169,51 202,17 204,08 40,15 31,04 32,66 19,27 1,91 0,94

CPQL chung 124,28 131,46 135,91 130,77 7,18 5,78 4,45 3,39 -5,14 -3,78

KH TSCĐ 371,59 331,95 399,85 757,21 -39,64 -10,67 67,9 20,45 357,36 89,37

Ta thấy chi phí SXC của 6 tháng đầu năm qua các năm đều tăng. Cụ thể là 6 tháng đầu năm 2010 chi phí SXC là 873,41 đ/kg đến 6 tháng đầu năm 2011 chi phí này là 929,75 đ/kg tăng 56,34 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2010, với mức tăng tương ứng là 6,45%. Đến 6 tháng đầu năm 2012 chi phí này tăng 112,36 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2011, về số tương đối tăng 12,08%. Sáu tháng đầu năm 2013 thì chi phí SXC là 1.354,39 đ/kg tăng 312,28 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012, tương ứng với mức tăng 29,97%. Để biết được nguyên nhân tăng của khoản mục chi phí SXC này ta sẽ đi vào phân tích.

* Chi phí sửa chữa thường xuyên

Sáu tháng đầu năm 2010 chi phí sửa chữa thương xuyên là 248,18 đ/kg đến 6 tháng đầu năm 2011 thì chi phí này là 296,83 đ/kg tăng 48,65 đ/kg tức là tăng 19,6% so với 6 tháng đầu năm 2010, nguyên nhân tăng là do giai đoạn này có một số máy móc, thiết bị bị hư hỏng nên Nhà máy đã tiến hành sửa chữa, nên đã làm cho khoản chi phí này tăng lên. Đến 6 tháng đầu năm 2012

Một phần của tài liệu phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đường phụng hiệp (Trang 54)