Giải pháp về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đường phụng hiệp (Trang 73)

Tiết kiệm chi phí trong việc mua hàng bằng cách không thu mua lẻ với số lượng nhỏ để giảm chi phí vận chuyển, cũng như chi phí thu mua, khi mua nguyên vật liệu Nhà máy cần phải có kế hoạch thu mua cụ thể theo yêu cầu sản xuất, phải thường xuyên kiểm tra số lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu mua về.

Do giá mía luôn biến động không ổn định. Vì vậy Nhà máy cần dự đoán tình hình giá cả, vì khi Nhà máy dự đoán được tình hình thị trường giá sẽ tăng nữa trong thời gian tới thì Nhà máy nên mua nguyên liệu vào với số lượng lớn, để tránh sự tăng giá sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản phẩm. Nếu như giá nguyên vật liệu có chiều hướng giảm thì nên mua ít lại, vì nếu tồn kho nhiều khi giá giảm Nhà máy sẽ phải chịu một khoản chi phí khá lớn như chi phí bảo quản, ngoài ra chất lượng mía cũng sẽ giảm theo thời gian. Trường hợp không dự đoán được Nhà máy nên dự trữ với số lượng vừa đủ dùng, để giảm ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu.

Thường xuyên kiểm soát chi phí NVLTT ở từng khâu, từng công đoạn sản xuất ra, góp phần nâng cao năng xuất lao động. Ngoài ra, để tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao Nhà máy cần cải tiến công tác bảo quản để có thể giảm hư hỏng đối với những nguyên liệu kém chất lượng.

Khi vào chính vụ Nhà máy nên thu mua trực tiếp từ nông dân vì như vậy giá mía sẽ rẽ hơn. Thường xuyên tăng cường mối liên hệ giữa Nhà máy với người với người nông dân, đi sâu vào trong dân, thực hiên việc ký kết hợp đồng bao tiêu mía với người dân, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà máy và người trồng mía, người dân tin tưởng gắn kết với Nhà máy và cung cấp mía

Về lâu dài cần tiếp tục qui hoạch, xây dựng vùng mía nguyên liệu riêng, nhằm cung cấp đủ cho sản xuất đảm bảo được năng xuất đề ra, và đảm bảo nguyên liệu cung cấp rãi đều vụ sản xuất, giảm tiêu tốn chi phí khi phải thu mua nguồn nguyên liệu ở các nơi khác chuyển đến,… Ngoài ra còn có thể chủ động sản xuất khi mía nguyên liệu đã chín, độ đường đạt yêu cầu, để việc thu hồi đường cao, sản xuất được nhiều đường thành phẩm.

Hỗ trợ người trồng mía các kiến thức về giống, kỹ thuật canh tác, phù hợp với sinh thái từng vùng, để sản lượng mía đạt nămg xuất cao, cung cấp cho Nhà máy nguồn mía có chữ đường cao, giúp cho sản xuất của Nhà máy đạt hiệu quả.

Cần có hướng mở rộng công suất hơn nữa, để tận dụng hết nguồn mía nguyên liệu sẵn có để giảm các chi phí thu mua, vận chuyển mía nguyên liệu từ xa về. Mặt khác, việc nâng công suất còn có thể tận dụng hết nguồn nhân lực, chi phí nhân sự không tăng nhưng sản lượng sản xuấ tăng, góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đường phụng hiệp (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)