Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đường phụng hiệp (Trang 49)

Trong chi phí NVLTT gồm có nhiều loại chi phí cấu thành như: chi phí mía nguyên liệu, chi phí nhiên liệu (Dầu DO, dầu nhớt bôi trơn các loại, củi đốt lò…), chi phí hóa chất, chi phí bao bì.

Bảng 4.8: Phân tích biến động giá thành đơn vị của khoản mục CPNVLTT Đvt: đồng/kg

Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011 Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền % Mía nguyên liệu 1.,273,6 13.831,57 11.782,73 557,97 4,2 -2.048,84 -14,81 Nhiên liệu, năng lượng 28,96 47,7 45,09 18,74 64,71 -2,61 -5,47 Hóa chất các loại 189,46 204,27 293,65 14,81 7,82 89,38 43,76 Vật liệu phụ 103,89 131,13 180,89 27,24 26,22 49,76 37,95 Đường hồi dung 0 266,03 275,64 266,03 - 9,61 3,61 Tổng 13.595,91 14.480,7 12.578 884,79 6,51 -1.902,7 -13,14

Ta thấy chi phí NVL qua 3 năm có xu hướng tăng giảm không đều. Năm 2010 tổng chi phí NVLTT của Nhà máy là 13.595, 91 đ/kg đến năm 2011 là 14.480,7 đ/kg tăng 884,79 đ/kg so với năm 2010 tương ứng với mức tăng 6,51%. Mức tăng này không cao nguyên nhân tăng chủ yếu là do giá cả thị trường tăng. Đến năm 2012 thì chi phí NVL của Nhà máy là 12.578 đ/kg giảm 1.902,7 đ/kg so với năm 2011 về số tương đối giảm 13,14% điều này cho thấy Nhà máy đã có các giải pháp hữu hiệu trong việc giảm chi phí NVL. Để hiểu rõ hơn sự tăng giảm này ta sẽ đi vào phân tích từng khoản mục trong chi phí NVLTT để biết được nguyên nhân.

* Chi phí mía nguyên liệu

Qua bảng số liệu ta thấy chi phí mía nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nguyên vật liệu, điều này cho thấy được chi phí này có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành, kiểm soát tốt được chi phí này sẽ kiểm soát được giá thành của sản phẩm.

Nhìn vào bảng số liệu trên thì chi phí mía nguyên liệu qua các kỳ tính giá thành có sự tăng giảm không đều. Cụ thể năm 2010 chi phí mía nguyên liệu là 13.273,6 đ/kg đến năm 2011 thì chi phí này là 13.831,57 đ/kg tăng 557,79 đ/kg so với năm 2010 về số tương đối tăng 4,2% nguyên nhân tăng là do giá

nhưng chỉ tăng nhẹ ở mức 4,2%. Đến năm 2012 thì chi phí mía nguyên liệu là 11.782.73 đ/kg giảm 2.048,84 đ/kg so với năm 2011 tức là giảm 14,81% nguyên nhân giảm là do tại thời điểm năm 2012 Nhà máy đã nâng công suất máy và đưa vào sử dụng ở năm 2012 này làm cho số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn, điều này góp phần làm giảm chi phí NVLTT khi tính trên một đơn vị sản phẩm.

* Chi phí nhiên liệu, năng lượng

Ta thấy năm 2010 chi phí nhiên liệu, năng lượng là 28,96 đ/kg đến năm 2011 chi phí này là 47,7 đ/kg tăng 18,74 đ/kg về số tương đối tăng 64,71% đây là một mức tăng cao trong khi đó số lượng sản phẩm sản xuất ra ở năm 2011 so với năm 2010 chỉ tăng có 6.179.290 kg so với năm 2010 còn về giá cả xăng dầu ở năm 2011 cũng tăng nhưng không cao lắm, nguyên nhân tăng chưa xác định được Nhà máy cần phải kiểm tra lại để xác định chính xác nguyên nhân lượng xăng dầu tiêu hao, để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời. Đến năm 2012 thì chi phí nhiên liệu, năng lượng chỉ còn 45,09 đ/kg giảm 2,61 đ/kg so với năm 2011, về số tương đối giảm 5,47% nguyên nhân giảm là do năm 2012 Nhà máy đã đưa một số máy móc, thiết bị mới và hiện đại vào phục vụ cho quá trình sản xuất nên lượng tiêu hao nhiên liệu cũng giảm nhiều so với khi sử dụng máy củ.

* Chi phí hóa chất

Về chi phí hóa chất năm 2010 là 189,46 đ/kg đến năm 2011 là 204,27 đ/kg tăng 14,81 đ/kg so với năm 2010 về số tương đối tăng 7,82% mức tăng không cao, đến năm 2012 thì chi phí này là 293,65 đ/kg tăng 89,38 đ/kg tức tăng khoảng 43,76% nguyên nhân tăng cao như vậy là do năm 2012 số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều, nên cần nhiều lượng hóa chất sử dụng hơn.

* Chi phí vật liệu phụ

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chi phí vật liệu phụ qua các năm đều tăng. Năm 2010 chi phí này là 103,89 đ/kg đến năm 2011 là 131,13 đ/kg tăng 27,24 đ/kg so với năm 2010 tương ứng với mức tăng 26,22%, sang năm 2012 thì chi phí này là 108,89 đ/kg tăng 49,76 đ/kg so với năm 2011 về số tương đối tăng 37,95%. Nguyên nhân chính của việc tăng chi phí vật liệu phụ là do mức tăng của giá cả thị trường làm cho chi phí bao bì, kim chỉ và các chi phí khác đều tăng.

* Đường hồi dung

Do năm 2010 không phát sinh chi phí đường hồi dung nên Em sẽ không so sánh khoản mục này qua các năm.

* Kết luận: Nhìn chung qua việc phân tích biến động qua các năm của chi phí NVLTT ta thấy các biến động của NVL là rất quan trọng , nó có ảnh

hưởng rất lớn đến biến động của giá thành. Do đó, Nhà máy cần phải có sự quan tâm đúng mức đối với khoản mục chi phí này.

Một phần của tài liệu phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đường phụng hiệp (Trang 49)