Phân tích biến động chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đường phụng hiệp (Trang 52)

Chi phí sản xuất chung là loại chi phí gián tiếp gồm nhiều khoản mục khác nhau, trong đó có biến phí và định phí mà chủ yếu nhất là định phí, khác với các khoản muc chi phí NVLTT và chi phí NCTT mang tính khả biến có quan hệ trực tiếp với sản lượng sản phẩm sản xuất ra, khi số lượng sản xuất càng nhiều thì chi phí càng tăng và ngược lại số lượng sản phẩm sản xuất càng ít thì chi phí càng giảm. Vì vậy, để phân tích sự ảnh hưởng của các khoản mục chi phí này ta đi vào phân tích biến động của tổng chi phí phát sinh và biến động của từng khoản mục chi phí.

Bảng 4.10: Phân tích biến động khoản mục CPSXC theo đơn vị

Đvt: Đồng/kg Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền %

Chi phí sửa chữa

thường xuyên 265,26 273,53 550,45 8,27 3,12 276,92 101,24 Chi phí NV quản lý 146,99 182,15 198,25 35,16 23,92 16,1 8,84

Chi phí quản lý

chung 140,35 181,63 201,93 41,28 29,41 20,3 11,18 Chi phí khấu hao TSCĐ 383,2 379,07 650,38 -4,13 -1,08 271,31 71,57

Tổng 935,81 1.016,39 1.601,02 80,58 8,61 584,63 57,52

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy qua 3 năm chi phí SXC có chiều hướng tăng. Cụ thể năm 2010 tổng chi phí SXC của Nhà máy là 935,81 đ/kg đến năm 2011 thì chi phí này là 1.016,39 đ/kg tăng 80,58 đ/kg so với năm 2010, tương ứng với mức tăng là 8,61% nguyên nhân là do trong năm 2011 Nhà máy đã đầu tư nâng công suất từ 1.250 tấn mía cây/ngày đêm lên tới 3.000 tấn mía cây/ngày đêm, làm tăng chi phí thuê ngoài dẫn đến việc tăng chi phí sản xuất chung. Đến năm 2012 thì chi phí SXC phát sinh ở Nhà máy là 1.601,02 đ/kg tăng 584,63 đ/kg so với năm 2011, về số tương đối tăng 57,52% nguyên nhân tăng nhiều của khoản mục chi phí SXC này là do chi phí sửa chữa và khấu hao thiết bị tăng nhiều ở năm 2012, do Nhà máy nâng công suất máy ở cuối năm 2011 đến đầu năm 2012 thì hoàn thành, khối lượng thiết bị sửa chửa, nâng cấp cho

đồng bộ với thiết bị mới nhiều, nên làm cho chi phí sửa chữa tăng cao, đến năm 2012 thì đưa vào sử dụng và tính khấu hao nên chi phí khấu hao tăng. Sau đây chúng ta sẽ đi vào phân tích từng khoản mục chi phí để thấy được ảnh hưởng bởi sự biến động của các nhân tố lên tổng chi phí sản xuất chung.

* Chi phí sửa chữa thường xuyên

Năm 2010 chi phí sửa chữa thường xuyên là 265,26 đ/kg đến năm 2011 chi phí này là 273,53 đ/kg tăng 8,27 đ/kg so với năm 2011 tức là tăng khoảng 3,12% chi phí này tăng nhẹ, đến năm 2012 thì chi phí sửa chữa thường xuyên là 550,45 đ/kg tăng 276,92 đ/kg về số tương đối tăng 101,24% tăng đột biến, do đặc điểm của Nhà máy đường có hệ thống thiết bị sản xuất phức tạp, nhiều bộ phận cấu thành, hoạt động liên tục trong mùa vụ, do đó chi phí sửa chửa thường xuyên, bảo trì phát sinh nhiều và nguyên nhân tăng đột biến của khoản mục chi phí SXC trong giai đoạn này là do Nhà máy thực hiện năng công suất hoạt động để mở rộng sản xuất , góp phần tăng hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh của Nhà máy.

* Chi phí nhân viên quản lý

Năm 2010 chi phí nhân viên quản lý là 146,99 đ/kg đến năm 2011 chi phí này là 182,15 đ/kg tăng 35,16 đ/kg so với năm 2010 tức tăng 23,92% nguyên nhân tăng chủ yếu là do đơn giá tiền lương tăng. Đến năm 2012 thì chi phí nhân viên quản lý là 198,25 đ/kg tăng 16,1đ/kg so với năm 2011 về số tương đối tăng 8,84% chi phí có tăng nhưng mức tăng không cao.

* Chi phí quản lý chung

Năm 2010 chi phí quản lý chung của Nhà máy là 140,35 đ/kg đến năm 2011 chi phí này là 181.63 đ/kg tăng 41,28 đ/kg so với năm 2010, tương ứng với mức tăng 29.41%, qua số liệu phân tích cho thấy, nguyên nhân tăng của khoản mục chi phí này là do Nhà máy đã chưa có nhiều biện pháp tốt trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất, để góp phần hạ giá thành sản phẩm. Đến năm 2012 thì chi phí quản lý chung là 201,93 đ/kg tăng 20,3 đ/kg so với năm 2011, về số tương đối tăng 11,18% chi phí có tăng so với năm 2011 nhưng giảm được rất nhiều so với mức tăng của năm 2011 so với năm 2010, đây là dấu hiệu tốt đối với Nhà máy trong viêc tiết kiệm chi phí.

* Chi phí khấu hao TSCĐ

Năm 2010 chi phí khấy hao TSCĐ là 383,2 đ/kg đến năm 2011 chi phí khấu hao là 379,07 đ/kg giảm 4,13 đ/kg, về số tương đối giảm 1,08% cho thấy tỷ lệ trích khấu hao ổn định, không chênh lệch nhiều so với năm trước. Đến năm 2012 thì chi phí khấu hao TSCĐ là 650,38 đ/kg tăng 271,31 đ/kg về số

đã trích khấu hao nên chi phí khấu hao mới tăng. Tuy nhiên việc nâng công suất cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho Nhà máy như: Khối lượng sản phẩm hoàn thành tăng, nhưng nhân sự không tăng làm giảm được chi phí nhân công, tăng năng xuất lao động và công suất máy, điều này cũng góp phần giảm giá thành.

* Kết luận

Nhìn chung qua bảng phân tích chi phí SXC ta thấy hầu hết các khoản mục chi phí SXC đều tăng, chỉ có chi phí khấu hao TSCĐ ở năm 2011 so với năm 2010 là giảm với tỷ lệ nhỏ là 1,08%. Sự tăng lên của các khoản mục chi phí này, một phần là do sự tăng lên của giá cả thị trường, do việc sử dụng các loại chi phí một cách chưa hợp lý, do công tác quản lý…Đây là những vấn đề rất quan trọng Nhà máy cần quan tâm và có biện pháp giải quyết kịp thời.

Một phần của tài liệu phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đường phụng hiệp (Trang 52)