4.1.1 Tập hợp chi phí sản xuất quý I năm 2013
4.1.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVLTT sản xuất đường tại Nhà máy bao gồm: Mía nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng (dầu DO, củi, xăng dầu các loại,…), hóa chất, bao bì và kim chỉ.
Mía nguyên liệu một phần được Nhà máy mua trực tiếp từ các đại lý và đưa thẳng vào sử dụng, phần còn lại được Nhà máy mua nhập kho trước đó và khi sử dụng thì xuất kho đưa vào dây chuyền sản xuất để sản xuất.
Trong quý I năm 2013 chi phí NVLTT phát sinh bao gồm: Bảng 4.1: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp quý I năm 2013
Đvt: Đồng
Stt Khoản mục Số tiền
1 Mía nguyên liệu 233.421.719.386
2 Nhiên liệu, năng lượng 495.834.506
a Dầu DO 198.312.111
b Củi 0
c Mỡ, nhớt, xăng các loại 251.336.989
d Điện mua ngoài 46.185.406
3 Hóa chất các loại 2.886.525.564
4 Vật liệu phụ 2.793.761.711
Tổng 239.597.841.167
Mô tả nghiệp vụ: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu thực tế xuất dùng để sản xuất đường quý I năm 2013, kế toán hạch toán.
Nợ TK 621: 239.597.841.167 đồng Có TK 1521: 233.421.719.386 đồng Có TK 1522: 6.176.121.781 đồng
Mô tả nghiệp vụ: Cuối quý kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu thực tế xuất để sản xuất đường, kế toán hạch toán.
Nợ TK 154: 239.597.841.167 đồng Có TK 621: 239.597.841.167 đồng
4.1.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp
vụ, phụ cấp độc hại, làm thêm giờ,…), các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) của công nhân sản xuất.
Các khoản trích theo lương tại Nhà máy được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Các khoản trích theo lương được tính theo tỷ lệ 32,5% trên tiền lương phải trả cho công nhân viên, trong đó 23% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, 9,5% công nhân viên tự đóng bằng cách khấu trừ vào lương.
Bảng 4.2: Quy định các khoản trích theo lương năm 2013
Khoản mục Doanh nghiệp Người lao động
Bảo hiểm xã hội 17% 7%
Bảo hiểm y tế 3% 1,5%
Bảo hiểm thất nghiệp 1% 1%
Kinh phí công đoàn 2% -
Tổng 23% 9,5%
Trong quý I năm 2013 chi phí nhân công trực tiếp bao gồm:
Bảng 4.3: Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp quý I năm 2013
Đvt: Đồng
Stt Khoản mục Số tiền
1 Lương 10.085.835.815
2 Các khoản trích theo lương 696.487.132
Tổng 10.782.322.947
Mô tả nghiệp vụ: Tổng hợp chi phí tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất quý I/2013.
Nợ TK 622: 10.782.322.947 đồng Có TK 334: 10.085.835.815 đồng Có TK 338: 696.487.132 đồng
Mô tả nghiệp vụ: Cuối quý kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, kế toán hạch toán.
Nợ TK 154: 10.782.322.947 đồng
Có TK 622: 10.782.322.947 đồng
4.1.1.3 Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung tại Nhà máy bao gồm các khoản mục chi phí quan trọng sau: Chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí nhân viên quản lý, chi phí quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ,…
Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong quý I năm 2013 bao gồm: Bảng 4.4: Tổng hợp chi phí sản xuất chung quý I năm 2013
Đvt: Đồng
Stt Khoản mục Số tiền
1 Chi phí sửa chữa thường xuyên 4.398.740.079 2 Chi phí nhân viên quản lý 4.003.429.940
a Lương 3.747.756.386
b BHXH,BHYT, BHTN, KPCĐ 255.673.554
3 Chi phí quản lý chung 1.843.876.845
4 Khấu hao TSCĐ 14.332.811.442
Tổng 24.578.858.306
Mô tả nghiệp vụ: Tổng hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong quý I/2013 là, kế toán hạch toán.
Nợ TK 627: 24.578.858.306 đồng Có TK 111(sửa chữa): 4.398.740.079 đồng Có TK 334: 3.747.756.386đồng Có TK 338: 255.673.554 đồng Có TK 111(QL chung): 1.843.876.845 đồng Có TK 214: 14.332.811.442 đồng
Mô tả nghiệp vụ: Cuối quý kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung, kế toán hạch toán.
Nợ TK 154: 24.578.858.306 đồng Có TK 627: 24.578.858.306 đồng
4.1.2 Xác định giá thành sản phẩm
Do Nhà máy sản xuất trong kỳ không có sản phẩm dỡ dang đầu kỳ và sản phẩm dỡ dang cuối kỳ, nên căn cứ vào chi phí sản xuất phát sinh tổng hợp trong kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành.
Tổng giá thành của sản phẩm chuẩn nhập kho quý I năm 2013: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 239.597.841.167 đồng - Chi phí nhân công trực tiếp: 10.782.322.947 đồng - Chi phí sản xuất chung: 24.578.858.306 đồng
Mô tả nghiệp vụ: Cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí để tính giá thành. Nợ TK 154: 274.959.022.420 đồng
Có TK 621: 239.597.841.167 đồng Có TK 622: 10.782.322.947 đồng Có TK 627: 24.578.858.306 đồng
Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong quý I/2013 là 19.936.862 kg, được quy đổi về đường trắng A1 nhỏ (sản phẩm chuẩn).
Trong kỳ tính giá thành quý I năm 2013 do dây chuyền công nghệ đang trong quá trình sản xuất liên tục sản phẩm dỡ dang đầu kỳ (Dđk) và sản phẩm dỡ dang cuối kỳ (Dck) không có.
Ta có công thức tính giá thành: Z = Dđk + C – Dck Do Dđk và Dck bằng 0 nên ta có: Z = C Giá thành đơn vị: Zđv = Z/Q Zđv= 274.959.022.420 = 13.791,49 đồng/kg 19.936.862
Bảng 4.5: Tổng hợp chi phí và xác định giá thành quí I năm 2013 Đvt: đồng/kg STT HẠNG MỤC GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ TỔNG GIÁ THÀNH I Chi phí NVL trực tiếp (621) 12.017,83 239.597.841.167
1 Mía nguyên liệu 11.708,05 233.421.719.386
2 Nhiên liệu, năng lượng 24,87 495.834.506
A Dầu DO 9,95 198.312.111
B Củi 0 0
C Mỡ, nhớt, xăng các loại 12,61 251.336.989
D Điện mua ngoài 2,32 46.185.406
3 Hóa chất các loại 144,78 2.886.525.564
4 Vật liệu phụ 140,13 2.793.761.711
5 Đường hồi dung 0 0
II Chi phí nhân công trực tiếp (622) 540,82 10.782.322.947
1 Lương 505,89 10.085.835.815
2 BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 34,93 696.487.132
III Chi phí sản xuất chung (627) 1.232,83 24.578.858.306
1 Chi phí sửa chữa thường xuyên 220,63 4.398.740.079 2 Chi phí nhân viên quản lý 200,8 4.003.429.940
A Lương 187,98 3.747.756.386
B BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 12,82 255.673.554
3 Chi phí quản lý ( chi phí chung) 92,49 1.843.876.845
4 Khấu hao TSCĐ 718,91 14.332.811.442
Tổng 13.791,49 274.959.022.420
Tổng sản lượng đường sản xuất qui về A1 nhỏ: 19.936.862 kg. Vậy giá của các loại đường như sau:
Zi = Zđv x Hi/100 Trong đó:
Zi: Giá thành đơn vị của sản phẩm i.
Zđv: Giá thành sản phẩm chuẩn đã qui đổi theo hệ số. Hi: Hệ số qui đổi.
Cụ thể tính cho sản phẩm đường trắng A1 to như sau:
Bảng 4.6: Giá thành đơn vị từng loại đường nhập kho
Loại đường Hệ số qui đổi Giá thành (đồng/kg)
Đường trắng A1 to 102,56 14.144,55 Đường trắng A1 nhỏ 100 13.791,49 Đường trắng A2 to 101,03 13.933,54 Đường trắng A2 nhỏ 98,46 13.579,1 Đường trắng B to 99,49 13.721,15 Đường trắng B nhỏ 96,92 13.366,71 Đường trắng vàng to + cội 97,95 13.508,77 Đường trắng vàng nhỏ + mịn 95,38 13.154,32
Đường thô + đường C 90,26 12.448,2
4.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT QUA 3 NĂM (2010-2012) 2012)
Bảng 4.7 : Tổng hợp chi phí sản xuất của nhà máy đường Phụng Hiệp qua 3 năm (2010-2012)
NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
STT HẠNG MỤC
TIỀN (ĐỒNG) TIỀN (ĐỒNG) TIỀN (ĐỒNG)
I Chi phí NVL trực tiếp (621) 456.655.803.566 575.854.939.069 684.535.928.937
1 - Mía nguyên liệu 445.830.124.589 550.040.623.903 641.254.521.678
2 Nhiên liệu, năng lượng 972.701.511 1.897.005.930 2.453.894.615
A Dầu DO 270.319.364 407.337.424 717.620.838
B Củi 79.664.624 168.849.445 113.394.895
C Mỡ, nhớt, xăng các loại 506.403.725 943.975.576 1.292.287.619 D Điện mua ngoài 116.313.798 376.843.485 330.591.263
3 Hoá chất các loại 6.363.461.289 8.123.289.014 15.981.615.574
4 Vật liệu phụ 3.489.516.177 5.214.818.880 9.844.643.597
5 Đường hồi dung 0 10.579.201.343 15.001.253.473
II Chi phí NCTT (622) 11.872.686.044 24.681.650.294 37.742.025.875
1 Lương 10.474.071.147 22.986.097.827 35.446.758.553
2 BHXH, BHYT ,KPCĐ 1.398.614.897 1.695.552.467 2.295.267.322
III Chi phí sản xuất chung (627) 31.431.695.158 40.418.632.032 87.132.597.010
1 Chi phí sữa chữa thường
xuyên 8.909.514.904 10.877.638.034 29.957.383.349
2 Chi phí NV quản lý 4.937.089.949 7.243.453.374 10.789.472.128
A Lương 4.370.242.625 6.524.782.234 9.844.054.777
B BHXH, BHYT, KPCĐ 566.847.324 718.671.140 945.417.351 3 Chi phí quản lý(chi phí chung) 4.714.144.594 7.222.926.556 10.989.859.359
4 Khấu hao TSCĐ 12.870.945.712 15.074.614.068 35.395.882.174
TỔNG CHI PHÍ 499.960.184.768 640.955.221.395 809.410.551.822
4.2.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trong chi phí NVLTT gồm có nhiều loại chi phí cấu thành như: chi phí mía nguyên liệu, chi phí nhiên liệu (Dầu DO, dầu nhớt bôi trơn các loại, củi đốt lò…), chi phí hóa chất, chi phí bao bì.
Bảng 4.8: Phân tích biến động giá thành đơn vị của khoản mục CPNVLTT Đvt: đồng/kg
Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền % Số tiền % Mía nguyên liệu 1.,273,6 13.831,57 11.782,73 557,97 4,2 -2.048,84 -14,81 Nhiên liệu, năng lượng 28,96 47,7 45,09 18,74 64,71 -2,61 -5,47 Hóa chất các loại 189,46 204,27 293,65 14,81 7,82 89,38 43,76 Vật liệu phụ 103,89 131,13 180,89 27,24 26,22 49,76 37,95 Đường hồi dung 0 266,03 275,64 266,03 - 9,61 3,61 Tổng 13.595,91 14.480,7 12.578 884,79 6,51 -1.902,7 -13,14
Ta thấy chi phí NVL qua 3 năm có xu hướng tăng giảm không đều. Năm 2010 tổng chi phí NVLTT của Nhà máy là 13.595, 91 đ/kg đến năm 2011 là 14.480,7 đ/kg tăng 884,79 đ/kg so với năm 2010 tương ứng với mức tăng 6,51%. Mức tăng này không cao nguyên nhân tăng chủ yếu là do giá cả thị trường tăng. Đến năm 2012 thì chi phí NVL của Nhà máy là 12.578 đ/kg giảm 1.902,7 đ/kg so với năm 2011 về số tương đối giảm 13,14% điều này cho thấy Nhà máy đã có các giải pháp hữu hiệu trong việc giảm chi phí NVL. Để hiểu rõ hơn sự tăng giảm này ta sẽ đi vào phân tích từng khoản mục trong chi phí NVLTT để biết được nguyên nhân.
* Chi phí mía nguyên liệu
Qua bảng số liệu ta thấy chi phí mía nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nguyên vật liệu, điều này cho thấy được chi phí này có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành, kiểm soát tốt được chi phí này sẽ kiểm soát được giá thành của sản phẩm.
Nhìn vào bảng số liệu trên thì chi phí mía nguyên liệu qua các kỳ tính giá thành có sự tăng giảm không đều. Cụ thể năm 2010 chi phí mía nguyên liệu là 13.273,6 đ/kg đến năm 2011 thì chi phí này là 13.831,57 đ/kg tăng 557,79 đ/kg so với năm 2010 về số tương đối tăng 4,2% nguyên nhân tăng là do giá
nhưng chỉ tăng nhẹ ở mức 4,2%. Đến năm 2012 thì chi phí mía nguyên liệu là 11.782.73 đ/kg giảm 2.048,84 đ/kg so với năm 2011 tức là giảm 14,81% nguyên nhân giảm là do tại thời điểm năm 2012 Nhà máy đã nâng công suất máy và đưa vào sử dụng ở năm 2012 này làm cho số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn, điều này góp phần làm giảm chi phí NVLTT khi tính trên một đơn vị sản phẩm.
* Chi phí nhiên liệu, năng lượng
Ta thấy năm 2010 chi phí nhiên liệu, năng lượng là 28,96 đ/kg đến năm 2011 chi phí này là 47,7 đ/kg tăng 18,74 đ/kg về số tương đối tăng 64,71% đây là một mức tăng cao trong khi đó số lượng sản phẩm sản xuất ra ở năm 2011 so với năm 2010 chỉ tăng có 6.179.290 kg so với năm 2010 còn về giá cả xăng dầu ở năm 2011 cũng tăng nhưng không cao lắm, nguyên nhân tăng chưa xác định được Nhà máy cần phải kiểm tra lại để xác định chính xác nguyên nhân lượng xăng dầu tiêu hao, để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời. Đến năm 2012 thì chi phí nhiên liệu, năng lượng chỉ còn 45,09 đ/kg giảm 2,61 đ/kg so với năm 2011, về số tương đối giảm 5,47% nguyên nhân giảm là do năm 2012 Nhà máy đã đưa một số máy móc, thiết bị mới và hiện đại vào phục vụ cho quá trình sản xuất nên lượng tiêu hao nhiên liệu cũng giảm nhiều so với khi sử dụng máy củ.
* Chi phí hóa chất
Về chi phí hóa chất năm 2010 là 189,46 đ/kg đến năm 2011 là 204,27 đ/kg tăng 14,81 đ/kg so với năm 2010 về số tương đối tăng 7,82% mức tăng không cao, đến năm 2012 thì chi phí này là 293,65 đ/kg tăng 89,38 đ/kg tức tăng khoảng 43,76% nguyên nhân tăng cao như vậy là do năm 2012 số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều, nên cần nhiều lượng hóa chất sử dụng hơn.
* Chi phí vật liệu phụ
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chi phí vật liệu phụ qua các năm đều tăng. Năm 2010 chi phí này là 103,89 đ/kg đến năm 2011 là 131,13 đ/kg tăng 27,24 đ/kg so với năm 2010 tương ứng với mức tăng 26,22%, sang năm 2012 thì chi phí này là 108,89 đ/kg tăng 49,76 đ/kg so với năm 2011 về số tương đối tăng 37,95%. Nguyên nhân chính của việc tăng chi phí vật liệu phụ là do mức tăng của giá cả thị trường làm cho chi phí bao bì, kim chỉ và các chi phí khác đều tăng.
* Đường hồi dung
Do năm 2010 không phát sinh chi phí đường hồi dung nên Em sẽ không so sánh khoản mục này qua các năm.
* Kết luận: Nhìn chung qua việc phân tích biến động qua các năm của chi phí NVLTT ta thấy các biến động của NVL là rất quan trọng , nó có ảnh
hưởng rất lớn đến biến động của giá thành. Do đó, Nhà máy cần phải có sự quan tâm đúng mức đối với khoản mục chi phí này.
4.2.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp
Bảng 4.9: Phân tích biến động giá thành đơn vị của khoản mục CPNCTT
Đvt: đồng/kg Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % Lương 311,84 578,02 651,32 266,18 85,36 73,3 12,68 Các khoản trích theo lương 41,64 42,64 42,17 1 2,4 -0,47 -1,1 Tổng 353,48 620,66 693,49 267,18 75,59 72,83 11,73
Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2010 tổng chi phí nhân công trực tiếp là 353,48 đ/kg đến năm 2011 chi phí này là 620,66 đ/kg tăng 267,18 đ/kg so với năm 2010 về số tương đối tăng 72,83%. Đến năm 2012 thì chi phí nhân công trực tiếp là 693,49 đ/kg tăng 72,83 đ/kg tức tăng 11,73 đ/kg so với năm 2011. Và để hiểu được nguyên nhân tăng của chi phí NCTT này, ta sẽ đi vào phân tích các khoản mục chi phí để hiểu rỏ được nguyên nhân.
* Chi phí tiền lương
Năm 2010 chi phí tiền lương là 311,84 đ/kg đến năm 2011 chi phí này là 578,02 đ/kg tăng 266,18 đ/kg so với năm 2010 và về số tương đối tăng 85,36%. Nguyên nhân tăng là do lạm phát tăng, dẫn đến giá cả của nhiều mặt hàng tiêu dung thiết yếu hằng ngày tăng cao, nên Công ty cũng quyết định tăng lương cho công nhân, để có thể đáp ứng cũng như đảm bảo được phần nào cuộc sống cho nhân viên của mình, từ đó họ có động lực để làm việc được tốt hơn và ngày càng gắn bó với Nhà máy hơn. Đến năm 2012 thì chi phí tiền lương NCTT là 651,32 đ/kg tăng 73,3 đ/kg so với năm 2011 tức là tăng 12,68% mức tăng không cao nguyên nhân tăng chủ yếu là do thời điểm này Nhà máy nâng công suất, khối lượng công viêc nhiều nên công nhân phải làm tăng ca cho kịp tiến độ.
* Chi phí các khoản trích theo lương
Năm 2010 các khoản trích theo lương là 41,64 đ/kg đến năm 2011 các khoản trích này là 42,64 đ/kg tăng 1 đ/kg về số tương đối tăng 2,4%. Đến năm 2012 thì các khoản trích theo lương là 42,17 đ/kg giảm 0,47 đ/kg về số tương đối giảm 1,1% nguyên nhân giảm là do trong giai đoạn này công suất máy được tăng lên, số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều, nên đã làm cho các khoản
trích giảm khi tính trên một đơn vị sản phẩm, từ đây cho thấy Nhà máy đã có nhiều biện pháp hữu hiệu trong việc giảm chi phí.
* Nhận xét: Nhìn chung ảnh hưởng của chi phí nhân công trực tiếp lên giá thành sản phẩm là không đáng kể, tuy nhiên nếu kiểm soát không tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm.
4.2.3 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là loại chi phí gián tiếp gồm nhiều khoản mục