IV. Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.110 1.154 1
3.5.4. Giải pháp cải thiện hệ thống tiêu thụ mở rộng quy mô nâng cao hi ệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Việc tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng của công ty vì chỉ khi tiêu thụ được sản phâm công ty mới có doanh thu và lợi nhuận.. Do đó công ty nên chú trọng công tác này, sau đây là một số biện pháp nâng cao công tác tiêu thụ của công ty:
- Nhà phân phối : công ty nên mở một hoặc hai đại lý phân phối vỏ tủ bù (sản phẩm chính của công ty) tại các tỉnh lận cận và tại khu vực thành phố để tăng danh tiếng của thương hiệu công ty đến người tiêu dùng góp phần tăng doanh thu hằng năm. Đặc biệt, công ty nên mở một đại lý chuyên cả kinh doanh hàng thương mại, chuyên doanh cả sản phẩm vỏ tủ bù tại huyện Xa Nạ Sốm Bun, Ba Chiêng Chá Lơn Súc. Vì khu vực này gần nơi sản xuất lại gần các tỉnh miền Nam nơi mà công ty có địa bàn hoạt động. Và cũng do địa điểm công ty nằm trong hẻm lại giữa con đường quốc lộ 13 rất dài, nên việc vận chuyển rất khó khăn, các đối tác cũng khó tìm địa chỉ. Việc này
giúp công ty tăng thêm doanh thu, tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Mà hiện nay giá xăng dầu cũng khá cao mặc dù đã giảm so với trước nhưng thực hiện được tiêu chí của công ty là tiết kiệm, nên việc làm này càng có ích giúp công ty nâng cao lợi nhuận đạt được. Công ty nên thiết lập 1 đại lý phân phối tại Khăm Muôn và Sê Kongvì đây là khu vực tiềm năng của cảnước và cũng bởi công ty muốn mở rộng địa bàn ra các tỉnh phía Bắc thì đây là hai địa điểm lí tưởng giúp công ty mở rộng thị phần kinh doanh, khẳng định thương hiệu của mình.
- Công ty cũng cần chú trọng đến bộ phận vận chuyển: công ty nên tăng cường kiểm tra, đôn đốc vận chuyển, lập kế hoạch vận chuyển sao cho phù hợp với kế hoạch tiêu thụ. Làm tốt công tác này công ty cũng tiết kiệm được một kinh phí đáng kể như: tiết kiệm được chi phí xăng xe nếu quản lý chặt việc sử dụng xe chở hàng, tăng số đợt vận chuyển nếu có kế hoạch rút ngắn giữa nơi sản xuất (phân xưởng) và nơi tiêu thụ (khách hàng).
Nói tóm lại, công ty điện lực Chăm Pa Sắc muốn tồn tại và phát triển, có đủ sức cạnh tranh với các công ty khác trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, công ty cần phải có sự thay đổi căn bản về bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Ở đây có thể đưa ra phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới, phải xác định lại những cơ sở để đề xuất các giải pháp khắc phục những vững mắc tồn tại của công ty trong những năm qua, đồng thời phân tích các giải pháp đã đề xuất. Ngoài ra, để đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả hơn cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá để lựa chọn các giải pháp khả thi và lựa chọn những giải pháp khả thi nhất để bộ máy tổ chức của công ty hoạt động hiệu quả.
Kết luận chương 3:
Trong chương 3, tác giả đã viện dẫn các căn cứ cụ thể trên cơ sở các định hướng phát triển kinh tế của nước CHDCNN Lào và của công ty điện lực Chăm Pa Sắc trong những năm tới; đồng thời dựa vào những kết quả phân tích thực trạng ở chương 2, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. Thông qua phân tích các giải pháp và các tiêu chuẩn lựa chọn giải pháp, được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp điện lực Chăm Pa Sắc, tác giả đã đề xuất lựa chọn một số giải pháp khả thi, đáp ứng được mục tiêu phát triển cho công ty điện lực Chăm Pa Sắc.
KẾT LUẬN CHUNG 1. Kết luận