IV. Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.110 1.154 1
2.3.3. Mô hình tổ chức của doanh nghiệp điện lực Chăm Pa Sắc
Hiện nay, trước sự biến động của thị trường, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, với đặc điểm là một công ty chuyên về sản xuất các thiết bịđiện và thi công công trình điện nên ban Giám đốc công ty đặc biệt quan tâm đến phương pháp phân chia các bộ phận trong công ty sao cho có hiệu quả nhất. Mà công ty điện lực lại là một công ty có quy mô vừa và nhỏ nên việc đó càng được Giám đốc quan tâm hơn và nhìn vào lực lượng lao động của công ty ta cũng thấy rõ nguồn lực nhân sự của công ty không hề yếu kém dù là công ty nhỏ. Chính vì vậy, ban Giám đốc công ty đã xây dựng mô hình của công ty là mô hình trực tuyến - chức năng, các phòng ban đều chịu sự chỉ huy từ phía Giám đốc công ty, mỗi phòng ban thực hiện chức năng riêng biệt của mình. Như phòng kế toán lo công việc tài chính, sổ sách, chi tiêu cho công ty, Phòng kinh doanh lo việc kinh doanh, phòng kỹ thuật lo các bản vẽ, kiểm tra chất lượng, phân xưởng thì phụ trách công việc sản xuất của công ty. Với mô hình này đã giúp công ty điện lực có được sự nhất quán trong công việc, thống nhất giữa quyền hạn và trách nhiệm, đồng thời đạt được mục tiêu đề ra của công ty do sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý của nhân viên, tiết kiệm chi phí và đảm bảo thực thi đúng lúc các hợp đồng tạo được uy tín đối với khách hàng cũng nhu nhà cung cấp.
Giám đốc chỉ huy trực tiếp 4 phòng ban bên cạnh sự hỗ trợ của phó Giám đốc. Trong đó, phòng kế toán có 1 trưởng, 1 phó phòng và nhân viên chỉ đạo đội vận chuyển của công ty. Việc phân chia công việc tại phòng kế toán do trưởng phòng kế toán là quyết định và chịu trách nhiệm với Ban giám đốc công ty. Về phía phòng kinh doanh có 1 trưởng, 1 phó phòng. Phòng này chia thành hai tổ là tổ trưởng tổ kinh doanh và tổ trưởng tổ kế hoạch vật tư. Hai tổ này có trách nhiệm hỗ trợ nhau cả về vật tư lẫn việc kinh doanh của công ty. Việc chia phòng Kinh doanh - Kế hoạch - Vật tư thành hai tổ nhằm giúp các nhân viên trong phòng giảm bớt công việc, tập trung chuyên môn hơn, nhưng bên cạnh đó do có sự điều phối của hai trưởng phòng nên đôi khi quyền hạn và trách nhiệm chồng chéo nhau, nhân viên không biết mình chịu sự quản lý của ai. Phòng kỹ thuật gồm 1 trưởng, 1 phó phòng và kỹ sư chịu trách nhiệm quản lí tổ thi công công trình và tổ lắp ráp,
phòng này là trưởng phòng chịu trách nhiệm toàn bộ công việc của phòng, các kỹsư sẽ chịu sự chỉ đạo của trưởng phòng. Phòng kỹ thuật trong công ty chịu trách nhiệm thực hiện các bản vẽ kỹ thuật, kiểm tra chất lựợng sản phẩm, đề nghị vật tư đồng thời báo cáo lên giám đốc về tiến độ thực hiện thi công công trình. Việc phân chia này giúp cho phòng kỹ thuật việc của ai người đó chịu trách nhiệm và giải quyết. Do đó, năng suất làm việc của phòng kỹ thuật luôn đạt được tối đa và hoàn thành mục tiêu của công ty. Còn phân xưởng do quản đốc phân xưởng quản lí chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ nguội, tổ hàn, tổ sơn, tổ xây lắp công trình và tổ lắp ráp. Có thể nói đây là một bộ phận quan trọng trong công ty vì nó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như uy tín, chất lượng sản phẩm công ty.
Chính vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty điện lực luôn đúng tiến độ và hoạt động hết công suất. Và cũng nhờ tổ chức tốt ở phân xưởng và đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc nên mọi việc luôn theo đúng thời gian dự đinh và luôn hoàn thành tốt mục tiêu và thời hạn hợp đồng đã ký kết. Mọi việc được phân công, phân nhiệm rõ ràng và người quyết định cuối cùng là Giám đốc công ty điện lực.
Việc áp dụng phương pháp phân chia theo tầm hạn quản trị rộng giúp công ty điện lực tiết kiệm được chi phí tăng sức cạnh tranh, dễ quản lý, thông tin truyền đạt nhanh chóng và chính xác, đồng thời trách nhiệm và quyền hạn của các nhân viên được phân định một cách rõ ràng, không có sự chồng chéo, đỗ lỗi cho nhau khi có vấn đề phát sinh, mỗi bộ phận sẽ tự chịu trách nhiệm.
Trong công ty điện lực Chăm Pa Sắc hầu hết nhân viên là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo qua trường lớp đặc biệt là các nhân viên chủ chốt của công ty như Ban Giám đốc vừa là kỹsư điện vừa là thạc sỹ kinh tế từng tu nghiệp tại nước ngoài, hay trưởng phòng Kinh doanh - Kế hoạch - Vật tư cũng là kỹsư điện, với thâm niên trong nghề khá lâu…và hầu hết nhân viên đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình phụ trách. Chính vì vậy, trong quá trình làm việc ai cũng biết được quyền hạn và trách nhiệm của mình, không có tình trạng lấn quyền hay đỗ lỗi cho nhau. Trong mô hình tổ chức của công ty một đặc điểm riêng biệt mà hiếm có công ty nào có, đó là đội ngũ nhân viên từ phòng Kế toán tổng hợp đến phòng Kinh doanh, phòng Kỹ thuật và cả Phân xưởng cơ điện đều là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực điện dù là cử nhân kinh tế. Bởi lẽ, với tiêu chí
tiết kiệm chi phí tối đa, cũng như tiết kiệm thời gian và công sức đào tạo nhân viên mới, công ty đặc ra tiêu chuẩn chỉ tuyển dụng nhân viên có kinh nghiệm trong nghề ít nhất một năm. Hay nói cách khác để gia nhập đội ngũ nhân viên của công ty điện lực người được tuyển dụng phải có ít nhất một năm kinh nghiệm đặc biệt là phải hiểu rõ về lĩnh vực điện. Chính điều này, tạo ra sự khác biệt trong đội ngũ nhân viên của công ty điện lực Chăm Pa Sắc so với một số công ty cùng ngành khác. Nó làm cho công ty tiết kiệm chi phí đào tạo đồng thời có được một số tác phong làm việc cũng như kinh nghiệm của nhân viên mới từ các công ty khác, học hỏi từ họ những cách thức làm việc có hiệu quả áp dụng vào công ty nâng cao cách thức tổ chức của công ty để làm việc chuyên nghiệp hơn. Và điều đó cũng giúp cho công ty có được một số yếu điểm của đối thủ để nâng cao thế mạnh của mình cũng như đề phòng nó.
Ngoài ra, ban Giám đốc xác định: là một công ty chuyên về điện nên việc chuyên môn hóa công việc tạo điều kiên thuận lợi cho mỗi nhân viên công ty phát huy sở trường của mình, đồng thời tại phân xưởng sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí đầu vào nên phương pháp phân chia theo thiết bịđược ban Giám đốc chú ý và giao cho quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm về việc áp dụng phương pháp này và báo lên Giám đốc để phê duyệt. Tại phân xưởng Quản đốc phân xưởng áp dụng như sau: Quản đốc chia thành 3 tổ phụ trách 3 công việc khác nhau, bao gồm : tổ nguội, tổ hàn, tổsơn mạ. Trong đó, tổ hàn có người đảm nhiệm công việc tiện, hàn các thiết bị tại phân xưởng, tổ sơn mạ có người phụ trách việc sơn mạ thiết bị khi sản phẩm hoàn thành, trang trí mẫu mã cho sản phẩm và tổ nguội cũng có người đảm trách việc đập, dập các thiết bị…mỗi tổ đội sẽ chịu trách nhiệm quản lí máy móc thiết bị liên quan đến công việc của mình và quản đốc có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các công nhân tại phân xưởng. Nhờ áp dụng phương pháp này mà ban giám đốc công ty không cần phải thường xuyên xuống xưởng để theo dõi, đồng thời giúp công ty tiết kiệm được chi phí đầu vào nhờ tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, kéo dài thời gian khấu hao tuổi thọ máy móc của công ty, đảm bảo chất lượng đầu ra nhờ có bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty do phòng kỹ thuật quản lí, đề phòng được rủi ro trong quá trình sản xuất như máy móc trục trặc, sản phẩm hư hỏng…
Nhìn chung, mô hình tổ chức mà ban Giám đốc công ty áp dụng là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm của công ty. Chính vì vậy, những mục tiêu đặt ra ban giám đốc và toàn thể nhân viên của công ty luôn vui mừng đón nhận được kết quả thiết thực. Đó là doanh thu tăng góp phần tăng lợi nhuận của công ty từ đó tăng thu nhập nâng cao mức sống của Cán bộ công nhân viên của công ty. Bên cạnh đó, công ty còn những hạn chế và bỏ qua một sốcơ hội do chưa áp dụng các phương pháp khác nhưng đó chỉ là tạm thời, vì trong tương lai nguồn lực công ty không chỉ dừng lại ở đó mà đang dần dần mở rộng.
2.3.4. Cơ sở căn cứ triển khai thực hiện công tác tổ chức của doanh nghiệp điện lực Chăm Pa Sắc