Phát triển bền vững NN-NT Đài Loan

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 48)

7. Bố cục của đề tài

1.7.2.Phát triển bền vững NN-NT Đài Loan

Đài Loan gồm đảo chính là Đài Loan và hơn 80 đảo nhỏ, tổng diện tích 35.989 km2. Đảo Đài Loan chiếm 97% diện tích toàn bộ, là đảo lớn nhất của Trung Quốc.

Trong chiến tranh Nhật đô hộ Đài Loan rất khắc nghiệt, nhưng sau đó Đài Loan thừa hưởng một cấu trúc hạ tầng tốt (đường bộ, đường sắt, hải cảng), công nghiệp hoá mức độ, giáo dục phát triển, nông dân làm việc cần mẫn có trình độ kĩ thuật nhất định, thực hiện cuộc cách mạng xanh (du nhập giống lúa có năng suất cao), phát triển thuỷ lợi, áp dụng kĩ thuật nông nghiệp tiên tiến,…

Trong cơ cấu GDP, tỉ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, từ 32% (năm 1950), 28,3%

(năm 1960), 4,2% (năm 1990) và 2,9% (năm 1998).

Ngày nay, Đài Loan đã có một nền nông nghiệp hiện đại, một nông thôn văn minh và một

đội ngũ nông dân có tri thức.

1.7.2.1. Đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai khoa học – công nghệ

Hoạt động nghiên cứu, triển khai khoa học – công nghệ phục vụ nông nghiệp có vị trí

hết sức quan trọng, được nhà nước trực tiếp đầu tư và nắm vai trò chủ đạo. Ví dụ, Viện khuyến nông khu vực Đài Trung, một trong bảy viện khuyến nông khu vực trên toàn lãnh thổ Đài Loan được nhà nước cấp 56 ha đất, có 148 nhà nghiên cứu với kinh phí hoạt động hàng năm 8 triệu USD; hiện nay là một cơ sở nghiên cứu tạo sản phẩm khoa học công nghệ và tiếp nhận để thực hiện các sản phẩm khoa học công nghệ từ các trường đại học và các viện nghiên cứu khác (trong và ngoài nước). Trên cơ sở đó, Viện khuyến nông Đài Trung làm vai trò đầu mối chuyển giao khoa học – công nghệ vào sản xuất qua trung tâm khuyến nông của nông hội, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất của nông hộ.

1.7.2.2. Tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nông hộ với nông hội và hợp tác xã nông nghiệp

Để thực hiện được cuộc cách mạng xanh, ngay từ đầu thế kỉ XX, người Nhật đã dựa vào

địa chủ để thành lập các nông hội với mục đích khuyến nông chứ không phải quản lí. Từ năm 1930, các nông hội, hợp tác xã phụ trách về tín dụng, cung cấp vật tư kĩ thuật, tiêu thụ nông sản của 38 nông dân, thu nhận 40000 nhân viên trong đó có 13000 phụ trách khuyến nông, cứ 32 hộ nông dân có một người phụ trách khuyến nông (cao nhất thế giới lúc bấy giờ).

Ngày nay, điều kiện duy nhất để trở thành hội viên chính thức của nông hội là phải có 0,1 ha đất trở lên. Hội viên có quyền lợi được bảo hiểm (trong đó có trợ cấp cho nông dân hết tuổi lao động của nhà nước), được vay vốn từ quỹ tín dụng của nông hội với vật thế chấp chủ yếu bằng đất, được cung cấp các dịch vụ kĩ thuật, được tiêu thụ sản phẩm qua kênh thương mại của nông hội. Hợp tác xã nông nghiệp có chức năng chính là kinh doanh dịch vụ kĩ thuật và thương mại (kể cả các mặt hàng phi nông nghiệp).

1.7.2.3. Nâng cao đời sống nông dân

Nông nghiệp Đài Loan, sau giai đoạn 1969, như đánh dấu một bước ngoặt biểu hiện

chính sách tăng trưởng nông nghiệp sang chính sách nâng cao thu nhập sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập của nông dân.

Nhà nước có những chính sách, biện pháp trợ giúp tối đa các yếu tố đầu vào đối với sản xuất nông nghiệp và giảm đến mức tối thiểu việc huy động vốn của nông dân qua các kênh điều tiết tài chính, nhằm nâng cao đời sống của nông dân. Có thể đơn cử một số chính sách sau:

Để đảm bảo lợi ích của các trang trại, nhà nước đã thực hiện biện pháp ổn định và trợ giá nông sản đối với một số sản phẩm như gạo, đường, thịt lợn,… bằng cách tổ chức ra các kho đệm dự trữ nông sản và các quỹ đệm dự trữ tiền vốn để có sản phẩm nhằm điều chỉnh cung cầu của thị trường khi giá cả biến động và có trợ giá để bảo hộ, duy trì sản xuất và nâng cao thu nhập của các trang trại bằng cách: Giá đảm bảo; trả chênh lệch; điều chỉnh nhập khẩu.

Nhà nước không đánh thuế sử dụng đất, thuế nhập khẩu đối với nông hộ, và cũng không

đánh thuế đối với các hoạt động kinh doanh của nông hội và hợp tác xã nông nghiệp.

Nhà nước giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn. Lao động nông nghiệp chuyển

sang lao động phi nông nghiệp ngay tại làng hoặc thị trấn lân cận. Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong lao động xã hội, giảm từ 56,1% năm 1952 xuống còn 12,9% năm 1991.

Nhà nước có chính sách trợ cấp tiền hàng tháng cho các nông dân hết tuổi lao động:

3000 đài tệ/người/tháng (1996).

1.7.2.4. Bảo vệ môi trường

Đài Loan có trên 20 con sông với tổng chiều dài 2.093 km, thì 27,5 km bị ô nhiễm nặng (13,1%), 260 km ô nhiễm trung bình (12,5%), 1588 km bị ô nhiễm nhẹ và chưa ô nhiễm. Ngoài ra, có đến 60% nguồn nước ao hồ đã bị ô nhiễm (năm 2000). Ô nhiễm nước sông do

nhiều nguyên nhân: chất thải công nghiệp (54%), nước thải sinh hoạt (25%), nước thải chăn nuôi (4%).

Để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, chính quyền Đài Loan đã áp dụng nhiều giải pháp:

xây dựng khu xử lí nước thải công nghiệp; các trại chăn nuôi phải lắp đặt hệ thống dẫn nước thải và xử lí nước thải; điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Việc đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi có kế hoạch phát triển phù hợp chỉ đủ cho tự cấp, không khuyến khích xuất khẩu; tiến hành phát triển nông nghiệp sinh thái; những biện pháp giữ gìn môi trường sinh thái của nông nghiệp được kết hợp đồng bộ với các biện pháp bảo vệ môi trường của các ngành khác.

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN TỈNH BẾN TRE TRONG THỜI KÌ CÔNG

NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ 2.1. Tổng quan về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1. Vị trí địa lí

Bến Tre nằm ở phía đông vùng ĐBSCL, được hợp thành bởi ba cù lao lớn là cù lao An

Hoá, cù lao Bảo và cù lao Minh, do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ. Diện tích tự nhiên của

tỉnh là 2.360,6 km2, chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL.

Toạ độ địa lí: điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10020’B, điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9048’B, điểm cực Tây nằm trên kinh độ 1050

57’Đ, điểm cực đông nằm trên kinh độ 106048’Đ.

Ranh giới địa lí hành chính:

- Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền.

- Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông

Cổ Chiên.

- Phía đông giáp Biển Đông với đường bờ biển kéo dài trên 65 km.

Toàn tỉnh được chia thành 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thành phố Bến Tre là

trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh và 8 huyện: Châu Thành,

Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Chợ Lách, Thạnh Phú, với 7 thị trấn, 9 phường và 144 xã.

Với đặc điểm vị trí địa lí như trên cho ta thấy tỉnh Bến Tre có nhiều thế mạnh để phát

triển sản xuất NN-NT, đặc biệt là kinh tế vườn (dừa, cây ăn quả,…); chăn nuôi gia súc, gia cầm; đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản,…

Bến Tre giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tạo cơ hội cho phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có giá trị cao (cây giống, hoa kiểng, quả đặc sản, thuỷ sản, dừa,…), đồng thời cũng tạo điều kiện để NN-NT tỉnh có cơ hội tiếp nhận chuyển giao công nghệ, đầu tư sản xuất và tăng cường hợp tác với các tỉnh – thành phố ở khu vực Nam Bộ.

Với việc đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, điện,…), kết hợp

với các nguồn tài nguyên và điều kiện tự nhiên của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho NN-NT phát triển.

Các công trình giao thông đã hoàn thành và đi vào lịch sử: cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông và tới đây là cầu Cổ Chiên bắc qua sông Cổ Chiên. Đồng thời với việc nâng cấp mở rộng quốc lộ 60 kết nối Bến Tre với các trung tâm kinh tế lớn, lan toả đến các tỉnh ĐBSCL, nhất là các tỉnh ven Biển Đông: Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng. Đây cũng là điều kiện để NN-NT Bến Tre phát triển mạnh hơn.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.1.2.1. Địa hình 2.1.2.1. Địa hình

Mang nét đặc trưng địa hình đồng bằng châu thổ tương đối bằng phẳng và thấp dần từ

Tây Bắc xuống Đông Nam. Trên địa bàn ven biển có những giồng cát hình cánh cung khá cao, được hình thành chủ yếu do quá trình bồi lắng trầm tích biển.

Cao trung bình 1 – 2m so với mực nước biển. Có 3 vùng địa hình chính:

- Vùng địa hình thấp, độ cao <1 m, thường bị ngập nước triều, bao gồm các vùng đất trũng xa sông, các cù lao mới bồi, bãi triều ven sông và bờ biển, rừng ngập mặn.

- Vùng địa hình trung bình, độ cao 1 – 2 m, bằng phẳng ngập trung bình hoặc ít ngập theo triều (chỉ bị ngập trong thời điểm triều cường tháng XI – XII), chiếm khoảng 90% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho việc trồng lúa, lên liếp làm vườn,…

- Vùng địa hình cao, bao gồm dải đất cao ven các sông lớn từ Chợ Lách đến Châu

Thành và phía Bắc – Tây Bắc của thành phố Bến Tre (độ cao 1,8 – 2,5 m), các giồng cát tại khu vực ven biển (độ cao 3,0 – 3,5 m; có nơi >5 m).

Nhìn chung, địa hình thích hợp cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Đường bờ biển tại

cửa sông Ba Lai, Cổ Chiên có xu hướng bồi thêm (trung bình 9,25 km2/năm) do tác động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tổng hợp giữa các dòng hải lưu ven bờ và phù sa sông đổ ra.

Tuy nhiên, địa hình bị sông rạch chia cắt mạnh, có nhiều vùng trũng, nền đất yếu nên

khả năng chịu lực kém đòi hỏi chi phí gia cố nền móng cao đối với các công trình xây dựng,

công trình giao thông…

2.1.2.2. Khí hậu

- Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.

+ Nền nhiệt độ trung bình tương đối cao và ổn định, không có sự phân hóa mạnh theo

không gian. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26 – 270C và có sự chênh lệch không lớn giữa

tháng nóng nhất (tháng V, 29,20C) và tháng mát nhất (tháng XI, 25,20C). Trong năm, không có tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 200C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối trong ngày khoảng 35,80C và thấp nhất 17,60

+ Tổng số giờ nắng cao, đạt khoảng 2.137 giờ/năm, khoảng 5,9 giờ/ngày. Vào mùa khô số giờ nắng là 6,8 giờ/ ngày, vào mùa mưa là 5,2 giờ / ngày.

+ Lượng mưa phân hóa thành hai mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng V – XI và mùa nắng từ

tháng XII – IV. Lượng mưa trung bình thấp (1.200 – 1.500 mm/năm) và giảm dần theo hướng Đông, trong đó mùa khô lượng mưa chỉ vào khoảng 2 – 6% tổng lượng mưa cả năm.

+ Vào mùa khô, lượng bốc hơi bình quân từ 4 – 6 mm/ngày, vào mùa mưa bốc hơi

giảm còn 2,5 – 3,5 mm/ngày.

+ Độ ẩm tương đối nhìn chung khá cao, trung bình 76 – 86%, trong đó các huyện ven

biển có độ ẩm tương đối 83 – 91%; độ ẩm phân hóa mạnh theo mùa với chênh lệch giữa tháng ẩm nhất và tháng khô nhất khoảng 15%.

+ Địa bàn chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính: gió mùa Tây – Tây Nam thường xuất

hiện trong mùa mưa (tháng V – IX), tốc độ trung bình 1,0 – 1,2 m/s (riêng vùng biển 2,0 – 3,9 m/s), tốc độ tối đa 10 – 18 m/s (vùng biển 12 – 20 m/s); gió Đông – Đông Bắc (gió chướng) thổi theo hướng từ biển vào từ tháng X – IV, có tác động làm dâng mực nước triều, đẩy mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, làm di chuyển các ngư trường khai thác cá sang các vùng khác khuất gió biển Tây, tốc độ trung bình <3 m/s.

- Bến Tre nằm ngoài vùng chịu ảnh hưởng chính của bão, vào cuối mùa mưa (tháng IX

– XI) thường bị ảnh hưởng của các cơn bão cuối mùa, phần lớn các trận bão không gây thiệt

hại đáng kể. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 15 năm trở lại đây, tình hình khí hậu thủy văn diễn biến khá phức tạp tạo nên tình trạng ngập lũ, bão lốc, xâm nhập mặn sâu và rộng, điển hình là cơn bão số 5 năm 1997 đã gây thiệt hại nặng về của cải vật chất và con người.

2.1.2.3. Tài nguyên nước

2.1.2.3.1. Tài nguyên nước mặt

Hệ thống sông rạch rất phát triển với 4 nhánh sông lớn của hệ thống sông Tiền là sông Mỹ Tho (sông Tiền), Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, tổng chiều dài khoảng 300 km.

Tổng lưu lượng nước các sông thuộc hệ thống sông Tiền lên tới 30 tỷ m3/năm, trong đó mùa

lũ chiếm khoảng 80% tổng lưu lượng nước cả năm.

- Sông Mỹ Tho (sông Tiền): dài khoảng 83 km, lưu lượng nước mùa lũ khoảng 6.480

m3/s; lưu lượng nước mùa kiệt 1.598 m3/s.

- Sông Ba Lai: dài khoảng 59 km, lưu lượng nước mùa lũ khoảng 240 m3

/s, lưu lượng nước mùa kiệt 59 m3/s. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sông Hàm Luông: dài khoảng 71 km, lòng sông sâu và rộng, có lưu lượng lớn nhất

so với các sông khác; lưu lượng nước mùa lũ khoảng 3.360 m3/s, lưu lượng nước mùa kiệt

khoảng 828 m3 /s.

- Sông Cổ Chiên: nằm về phía Nam của tỉnh, dài khoảng 82 km, là ranh giới tự nhiên

giữa Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long. Lưu lượng nước mùa lũ khoảng 6.000 m3/s;

lưu lượng nước mùa kiệt khoảng 1.480 m3

/s.

Ngoài ra, còn nhiều kênh rạch chính nối các sông lớn với nhau tạo thành mạng lưới

sông rạch chằng chịt. Có 46 kênh rạch chính với tổng chiều dài trên 300 km; trong đó quan trọng nhất là các kênh Giao Hòa (Châu Thành – Bình Đại), Mỏ Cày, Cái Cấm, Vàm Thơm (Mỏ Cày), Băng Cung, Eo Lói, Khém Thuyền (Thạnh Phú), Bến Tre, Sơn Đốc (Thành phố Bến Tre – Giồng Trôm), Vàm Hồ, Cây Da, Mương Đào (Ba Tri),…

2.1.2.3.2. Tài nguyên nước ngầm

Tổng trữ lượng nước ngầm toàn tỉnh ước tính khoảng 32.640 m3/ngày. - Nguồn nước giồng cát:

+ Toàn tỉnh có trên 12.179 ha đất giồng cát có chứa nguồn nước ngọt do nước mưa

ngấm xuống, ước tính trữ lượng khoảng 12 triệu m3, khả năng khai thác khoảng 844

m3/ngày/km2. Chất lượng nguồn nước thay đổi theo mùa, độ sâu của giếng, nhiều nơi nguồn

nước bị nhiễm mặn, nhiễm bẩn.

+ Nhìn chung, về mặt lý hóa, nguồn nước giồng cát tạm đám ứng nhu cầu sinh hoạt ở

nông thôn trong điều kiện thiếu nước ngọt nhưng về mặt vi sinh còn nhiều vấn đề phải xử

lý.

- Nguồn nước ngầm tầng nông (sâu <100 m):

+ Thuộc phức hệ chứa nước Pleistocene, gồm 2 tầng: tầng thứ nhất ở độ sâu 30 – 50

m, độ dày tầng chứa nước <10 m, pH 6,5 – 7,0, hàm lượng sắt cao 0,5 – 5 mg/l, độ mặn cao

454 – 5.654 mg/l; tầng thứ hai ở độ sâu 60 – 90 m, độ dày tầng nước >10 m, pH từ 6,0 –

7,5, hàm lượng sắt cao 0,4 – 36,0 mg/l, độ mặn dao động lớn (Cl- = 454 – 925 mg/l), độ

cứng cao (CaCO3 = 300 – 1.212 mg/l).

+ Cả 2 tầng có khu vực chứa nước nhạt phân bố ở phía Bắc huyện Châu Thành, huyện Chợ Lách, một phần ở huyện Thạnh Phú và huyện Ba Tri. Nước ngầm tầng nông hiện đang được khai thác phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân trong chương trình cung cấp nước sạch nông thôn.

Gồm phức hệ chứa nước Pleistocene và Miocene.

+ Phức hệ chứa nước Pleistocene: độ sâu 290 – 350m, diện tích phân bố tầng nước

nhạt khoảng 112 km2 từ thành phố Bến Tre đến phía Bắc phà Rạch Miễu, trữ lượng khoảng

74.368 m3/ngày đêm, khả năng khai thác công nghiệp cho phép là 10.500 m3/ngày đêm.

+ Phức hệ chứa nước Miocene: sâu hơn 400 m, trong đó tầng sâu 410 – 440 có bề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dày trung bình tầng chứa nước là 18 m. Chất lượng nước tương đối tốt, tầng chứa nước nhạt

phân bố từ thành phố Bến Tre đến phía Bắc huyện Châu Thành, diện tích khoảng 150 km2,

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 48)