Giải pháp phát triển bền vững ngành nông – lâm – ngư nghiệp

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 118)

7. Bố cục của đề tài

3.3.2. Giải pháp phát triển bền vững ngành nông – lâm – ngư nghiệp

3.3.2.1. Những vấn đề cần tập trung để PTBV nông, lâm, ngư nghiệp

3.3.2.1.1. Nông nghiệp

Rà soát phân vùng sản xuất dựa trên lợi thế so sánh từng vùng sinh thái và hiệu quả sản xuất. Trong bố trí sử dụng đất phân định ranh giới rõ với thủy sản để bố trí kết cấu hạ tầng hợp lý. Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp, lựa chọn tối ưu sự kết hợp giữa các nguồn và các nhân tố sản xuất.

Xem xét lại các chính sách, các văn bản pháp quy của tỉnh có liên quan quản lý về mặt sản xuất an toàn cây trồng và vật nuôi (điều kiện bắt buộc trong công tác nhân giống, sản xuất và lưu thông phân phối vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc…).

Quy hoạch, phân rõ vùng sản xuất giữa trồng trọt và nuôi thủy sản nước mặn để có giải pháp đầu tư hệ thống thủy lợi ngăn mặn tưới tiêu, cấp thoát hợp lý, hướng dẫn và điều hành sản xuất theo đúng qui hoạch. Đối với vùng ngọt hóa cần có biện pháp khai thác các công trình thủy lợi theo hướng đa dụng (phục vụ tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt).

Hình thành các chính sách để cải tiến cơ cấu nông nghiệp nông thôn và sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý: chăn nuôi cân đối với trồng trọt, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng và môi trường dân cư.

Thực hiện các mô hình đa dạng về phát triển bền vững như 3 giảm 3 tăng. Kiểm tra

quy trình sản xuất ngoài đồng ruộng nhằm hạn chế lợi dụng quá nhiều các chế phẩm hóa học độc hại, thực hiện tốt quy trình sản xuất IPM để giảm thiểu tối đa các phương pháp sử dụng chất hóa học độc hại.

Gắn kết giữa người sản xuất - chế biến - phân phối - tiêu thụ thành một hệ thống thống nhất để cùng chi xẻ quyền lợi và trách nhiệm.

Kiểm soát yếu tố đầu vào cho nông nghiệp, chú trọng xây dựng và quản lý các kết cấu hạ tầng trong nông thôn, đa dạng hóa sử dụng các công trình thủy lợi, cung cấp nước, phát triển công nghiệp và tiết kiệm nước, chống ô nhiễm nguồn nước.

Hướng dẫn sản xuất, sử dụng vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, nhất là các loại nguyên liệu vật tư mới, có tác dụng dài hạn, ít ảnh hưởng xấu đến môi trường. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu và các loại hóa chất diệt cỏ chậm phân hủy. Nghiên cứu và phổ biến công nghệ sinh thái phục vụ nông nghiệp.

Xây dựng các dự án thủy lợi để cải thiện nguồn cung cấp nước cho đất canh tác và phát triển các công nghệ tiết kiệm nước.

Nâng cao vai trò của các trung tâm khuyến nông, phát triển các khu nông nghiệp công nghệ - kỹ thuật cao và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp (giống, thức ăn,…).

3.3.2.1.2. Lâm nghiệp

Tiếp tục duy trì và phát triển vành đai rừng phòng hộ ven biển và cửa sông, bao quanh cồn nổi để phát huy vai trò phòng hộ môi trường, hạn chế xói lở, bảo vệ bãi bồi, thúc đẩy quá trình bồi tụ.

Bảo vệ đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước vùng ven biển cửa sông (chú

trọng khu vực rừng ngập mặn Thạnh Phú vì đây là mẫu sinh cảnh tiêu biểu cho dạng đất ngập nước ven biển).

Tăng cường công tác pháp chế trong lâm nghiệp, tăng cường tuyên truyền giáo dục

nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lí bảo vệ môi trường.

Thực hiện giao đất khoán rừng đồng bộ, phát triển hệ canh tác lâm ngư phù hợp, xây

dựng chính sách ăn chia sản phẩm hợp lí trong nhận khoán bảo vệ rừng nhằm tăng thu nhập cho lâm dân và khuyến khích người dân tham gia tích cực vào công tác quản lí bảo vệ môi trường.

Xã hội hoá việc trồng và chăm sóc, bảo vệ cây phân tán dọc theo các tuyến giao thông, thuỷ lợi, đê bao, công trình công cộng để tạo vẽ mỹ quan, bóng mát cũng như bảo vệ công trình.

3.3.2.1.3. Thuỷ sản

Tiếp tục phát triển sản xuất thuỷ sản phù hợp với từng vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh, quản lí tổng hợp các hoạt động khai thác và nuôi trồng ven biển theo hướng tăng tốc độ phát triển nhưng vẫn bảo vệ được TNTN và môi trường.

Nâng cao hiệu quả nuôi trồng lẫn đánh bắt theo hướng thâm canh, công nghiệp hoá

Phát triển NTTS thông qua tận dụng mặt nước có khả năng của từng vùng sinh thái, nuôi các đối tượng phù hợp có giá trị kinh tế cao, quản lí sản xuất thâm canh hợp lí tạo môi trường sản xuất hiệu quả nhưng vẫn ổn định, bền vững.

Phát triển đánh bắt thuỷ sản vùng khơi, điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lí kết hợp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên. Chú trọng hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá kết hợp bảo quản, lưu thông sản phẩm tiện lợi và hiệu quả.

+ Nuôi trồng thuỷ sản:

- Nhanh chóng tổ chức thực hiện và phổ biến rộng rãi quy hoạch chi tiết của các vùng nuôi thuỷ sản trọng điểm ở ba huyện ven biển. Tăng cường tuyên truyền vận động, tạo nhận thức tốt trong cộng đồng kết hợp các biện pháp hành chính, quản lí để phát triển sản xuất theo đúng phân vùng quy hoạch, đảm bảo giữ gìn nguồn nước, bảo vệ môi trường và thuận lợi trong đầu tư CSHT.

- Tiếp tục quy hoạch, ban hành những quy định về nuôi thuỷ sản lồng bè trên sông,

cồn nổi, bãi bồi,… nhằm ngăn ngừa những tác động tiêu cực liên quan đến môi trường nước

sinh hoạt, giao thông thuỷ,… khi các loại hình này phát triển.

- Hệ thống thuỷ lợi có vai trò quyết định trong nuôi thuỷ sản thông qua quan hệ sử dụng nguồn nước, khống chế dịch bệnh và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái, do đó cần đẩy mạnh tiến độ đầu tư hệ thống cấp thoát nước cũng như CSHT khác cho nuôi thuỷ sản, đặc biệt là những khu vực phát triển sản xuất thâm canh.

- Nghiên cứu và chọn lọc ứng dụng kĩ thuật, công nghệ sinh học, các mô hình nuôi

sinh thái, nuôi luân canh, xen canh phù hợp, thực hiện cắt vụ nhằm hạn chế dịch bệnh, những tác động xấu đến môi trường, đảm bảo khôi phục, duy trì sự ổn định môi trường nuôi.

- Nâng cao năng lực các đơn vị quản lí, nâng cao ý thức cộng đồng trong kiểm tra, giám sát về nguồn nước, môi trường, con giống, thú y thuỷ sản để ngăn ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường nuôi bền vững.

+ Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:

- Tổ chức lại sản xuất để nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ, cải tạo và hợp lí hoá những nghề khai thác ven bờ theo hướng khai thác phải đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hạn chế dần các nghề khai thác nội địa đang làm suy giảm nguồn lợi.

- Thực hiện điều tra nguồn lợi thuỷ sản, dự báo ngư trường để hướng dẫn thời vụ, đối tượng khai thác hợp lí, có hiệu quả kinh tế đồng thời bảo vệ, duy trì được nguồn lợi tự nhiên.

- Ban hành những quy định cụ thể, kiểm tra, quản lí chặt chẽ để khai thác, sử dụng và bảo vệ hiệu quả lâu dài nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên ở các bãi bồi, bãi bồi ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh (nghêu, sò, ốc gạo,…).

- Củng cố và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, thông tin liên lạc, cứu nạn, cứu hộ, an ninh quốc phòng trên biển nhằm phát triển nghề cá lâu dài, ổn định.

3.3.2.2. Giải pháp kỹ thuật, công nghệ

3.3.2.2.1. Đối với trồng trọt

Về sản xuất và cung ứng giống: cần xây dựng hệ thống giống chất lượng xác nhận các

cấp thông qua hệ thống trạm trại cấp tỉnh (bao gồm 1 trại giống tổng hợp tại Châu Thành, 1 trại giống cây ăn trái và hoa kiểng tại Chợ Lách, 1 trại giống lúa tại Ba Tri), các trại cấp huyện (1 trại/huyện), kết hợp với các cơ sở, hộ dân kinh doanh nhân giống tại các xã. Phấn đấu đến năm 2020, tỉ lệ sử dụng giống lúa, rau đậu xác nhận đạt trên 90%; đối với cây ăn trái (trồng mới), màu, mía đạt trên 80%.

Về ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật:

- Xây dựng mô hình, nhân rộng hệ thống canh thích nghi với từng tiểu vùng và thực

hiện đồng bộ chương trình khuyến nông, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Trong giai đoạn 2011 – 2015, tập trung vào lúa, các loại cây ăn trái chủ lực (sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bưởi da xanh), dừa, kiểng, sản xuất giống cây ăn trái; sau 2015, tập trung vào các loại cây đặc sản khác, rau màu, hoa. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ công nghệ - kỹ thuật tại các vùng chuyên canh.

- Cần có các biện pháp canh tác tổng hợp nhằm đạt chất lượng cây ăn trái, rau màu ở

mức độ an toàn hoặc sạch; có các biện pháp xử lý ra hoa, rải vụ và xử lý trước thu hoạch; có các biện pháp khai thác tổng hợp kinh tế vườn, luân canh lúa, chuyên canh rau màu nhằm gia tăng hiệu quả trên một đơn vị đất đai sản xuất

- Trong giai đoạn 2011 – 2015, xây dựng một số xã, hợp tác xã đạt tiêu chuẩn GAP

đối với sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bưởi da xanh, giống cây trồng, kiểng để xuất khẩu (theo đặt hàng của nhà tổng phát hàng). Sau 2015, sẽ đưa tiêu chuẩn GAP trên quy mô lớn và xây dựng một số trang trại, doanh nghiệp sản xuất trái cây, rau đạt tiêu chuẩn organic.

Về sản xuất và cung ứng giống: phấn đấu đến năm 2015, xây dựng được đàn giống cơ bản GP và có thể phát triển lên GGP sau 2020; đến năm 2015 bắt đầu thực hiện công tác kiểm định giống và phê duyệt kiểu hình, hỗ trợ cung cấp giống P cho các trang trại lớn để chuyển ra các cơ sở vệ tinh; phát triển rộng rãi gieo tinh cọng rạ tiến đến xây dựng một số cơ sở sản xuất tinh cọng rạ.

Về ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật:

+ Có giải pháp tích cực và đồng bộ để hạ giá thành thức ăn, sử dụng thức ăn hợp lý,

hỗ trợ hộ chăn nuôi công nghiệp trang bị máy phối trộn thức ăn.

+ Tăng cường mạng lưới thú y từ cấp huyện đến cấp xã.

+ Khuyến khích và hỗ trợ phát triển công tác dịch vụ kỹ thuật, thú y và các cơ sở vật chất kèm theo.

+ Nghiên cứu cải thiện quy trình nuôi và công tác quản lý chung (quy cách chuồng

trại, cơ giới hóa phối chế thức ăn gia súc, vệ sinh phòng dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật…), tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình mẫu, tham quan,…

+ Có biện pháp xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho các trang trại, ứng dụng các chế phẩm xử lý môi trường trong thức ăn và chất thải.

3.3.2.2.3. Đối với thuỷ sản

Về sản xuất và cung ứng giống: nhằm hạn chế tình trạng nhập giống tôm ngoài tỉnh và bảo đảm chất lượng kiểm định con giống, hình thành 1 – 2 điểm tập trung trại giống/huyện với quy mô 5 – 10 ha/điểm, tương đương 10 – 30 trại/điểm (3 huyện vùng ven biển) và quy

mô 2 – 5 ha/điểm, tương đương 5 – 15 trại/điểm (các huyện vùng ngọt và ngọt hóa); đồng

thời khuyến khích hình thành các cơ sở hoặc các hộ ương cá hương, tôm juvenile vệ tinh cho các trại tập trung trên. Triển khai công tác kiểm định chặt chẽ.

Về ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật:

+ Tăng cường công tác khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật cho người nuôi.

+ Các lĩnh vực kỹ thuật cần phát triển: quản lý môi trường nước, phòng trừ dịch bệnh, bổ sung thức ăn tổng hợp, rải vụ thu hoạch, xây dựng quy trình nuôi cho từng vùng cụ thể, đào tạo đánh bắt, sử dụng các công cụ hiện đại trong việc định vị, tầm ngư, phát triển nghề đánh bắt mới, hình thành mạng lưới tư vấn kĩ thuật nuôi. Xây dựng các tiêu chuẩn SQF, CoC, GAP cho một số trang trại nuôi công nghiệp (tùy nhu cầu thị trường) và nhân rộng ra các hộ dân sau năm 2015.

- Từng bước thực hiện chính sách hỗ trợ dồn điền đổi thửa để mở rộng quy mô sản xuất, trước mắt là tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, bổ sung chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, doanh nghiệp nông nghiệp thủy sản,…

- Đối với các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế hoạt động và đầu tư trong các lĩnh vực sau:

+ Liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ với các chủ thể sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn (cá nhân, trang trại, tổ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp).

+ Đầu tư vào các lĩnh vực: giống, kỹ thuật và mô hình nuôi trồng mới, ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát môi trường nuôi trồng, tự động hóa, cơ giới hóa,…

Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư hoặc liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, trong đó chú trọng nhất các khâu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thủ tục khởi động như: giới thiệu và cung cấp thông tin, chuyển quyền sử dụng đất, thẩm định dự án, cấp giấy phép đầu tư, vận dụng các chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế trong khuôn khổ luật pháp, hỗ trợ trong việc giới thiệu và đào tạo lao động,…

- Đối với các nhà đầu tư tổng hợp có liên quan đến nông nghiệp (các cơ sở chế biến, nhà vựa, khu du lịch…), nghiên cứu các chính sách hỗ trợ như: áp dụng các ưu đãi về thuế theo quy định chung, giảm hoặc cho nợ tiền thuê đất, hỗ trợ về thủ tục và hạn mức tín dụng, các mức hỗ trợ và khuyến khích này sẽ thay đổi tương ứng với tỷ trọng đầu tư trong khu vực nông lâm ngư nghiệp (đầu tư vùng nguyên liệu, trồng và bảo vệ rừng, xây dựng trang trại các loại, ứng vốn cho người nuôi trồng…) mà nhà đầu tư đã bỏ ra.

- Ưu đãi doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất nông lâm ngư nghiệp (giống,

hoa kiểng) hoặc hỗ trợ phát triển nông ngư nghiệp (ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp, dịch vụ, tư vấn và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp thủy sản, chế biến phó sản phẩm nông nghiệp – thủy sản), các làng nghề nông thôn (chủ yếu là giống và hoa kiểng, chế biến mụn và xơ dừa) thông qua các giải pháp sau:

+ Thủ tục thuê đất đơn giản, cung cấp thông tin.

+ Xem xét việc chuyển hình thức cho vay bằng thế chấp sang cho vay theo dự án sản

+ Đối với dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cần được: hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư, được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, được Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

+ Hỗ trợ cho các doanh nghiệp lập các dự án sản xuất có tính khả thi cao để huy động vốn.

+ Có chính sách vay ưu đãi đối với các cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã làm chức năng đầu mối thị trường đầu ra.

+ Hỗ trợ lãi suất từ ngân sách địa phương cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu khi vay vốn ở các tổ chức tín dụng mở rộng sản xuất, thay đổi công nghệ hoặc nhận được đơn đặt hàng xuất khẩu sản phẩm quy mô lớn; tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đặc biệt là vốn

trung và dài hạn cho các cơ sở, hộ sản xuất trong làng nghề NT với lãi suất ưu đãi nhằm

thay đổi thiết bị, công nghệ, xây nhà xưởng, kho chứa.

- Có chính sách hỗ trợ các hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân phát triển ở các khu vực nông thôn nâng cao hiệu quả hoạt động, làm chức năng trung gian huy động vốn và cho vay đối với các hộ làng nghề, hợp tác xã, tổ sản xuất, doanh nghiệp trong khu vực I. - Tranh thủ tối đa nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương cho các dự án: phát triển nghề muối,

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)