7. Bố cục của đề tài
1.7. Kinh nghiệm PTBV NN-NT của một số nước, vùng lãnh thổ châ uÁ
1.7.1. Phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn Thái Lan
Đến giữa những năm 1980, nông nghiệp vẫn là khu vực quan trọng nhất trong nền kinh
tế Thái Lan xét cả về lực lượng lao động, đóng góp GDP và thu nhập về xuất khẩu. Năm mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Thái Lan là gạo, sắn, ngô, cao su, rau quả.
Trong những năm 1990 và những năm đầu thế kỉ XXI, tỷ trọng khu vực nông nghiệp
trong GDP của Thái Lan giảm xuống nhanh chóng; 15,8% năm 1985, 10,4% năm 1996 và 9,3% năm 2002. Tuy vậy, nông sản vẫn chiếm hơn 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan. Còn nhập khẩu nông sản của Thái Lan chiếm một tỉ trọng rất nhỏ, khoảng 5% trong tổng lượng hàng hoá nhập khẩu. Điều này, chứng tỏ nông nghiệp vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan.
Năm 2003, nông nghiệp chiếm 8,77% GDP, công nghiệp 41,44% và dịch vụ 49,79%.
Năm 2004, Thái Lan xuất khẩu 10,13 triệu tấn gạo, đứng đầu thế giới. Kế đến là Việt Nam 4 triệu tấn, Mỹ 3 triệu tấn và Ấn Độ 2,8 triệu tấn.
1.7.1.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật
Tính đến năm 2005, hệ thống thuỷ lợi của Thái Lan đã đảm bảo tưới tiêu cho phần lớn
diện tích đất canh tác, góp phần nâng cao năng suất lúa, cây trồng khác,…
Hệ thống giao thông đường bộ toả đi khắp các vùng, miền trong cả nước, là điều kiện
quan trọng cho CNH nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Thái Lan đã hoàn thành chương trình điện khí hoá trong toàn quốc.
1.7.1.2. Hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D)
Trong nhiều năm thực hiện CNH nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan
đã tích cực ủng hộ hoạt động nghiên cứu và triển khai thông qua việc khuyến khích các bộ phận chức năng chuyên giám sát hoạt động R và D của bộ này là Vụ nông nghiệp, Vụ Phát triển chăn nuôi, Vụ nghề cá, đề ra các chính sách cho hoạt động R và D phục vụ cho công nghiệp hoá nông nghiệp. Các cơ quan chức năng này, tuỳ theo thẩm quyền được quy định, có trách nhiệm phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường đại học và các cơ quan nghiên
cứu độc lập khác, tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ cho CNH nông nghiệp. Các hoạt động R và D chủ yếu mà các nhà khoa học Thái Lan tiến hành bao gồm: nghiên cứu cải tạo đất, áp dụng công nghệ sinh học để lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; tiến hành thụ tinh nhân tạo; thực hiện chuyển giao công nghệ nuôi cấy phôi, nghiên cứu các công nghệ bảo quản sau thu hoạch,…
Thực tế cho đến nay, hoạt động R và D đã có tác dụng to lớn thúc đẩy nông nghiệp Thái Lan phát triển, giúp hoàn thành nhiều mục tiêu, chương trình sản xuất và chế biến nông sản mà chính sách CNH nông nghiệp đã vạch ra.
1.7.1.3. Phát triển hợp tác xã nông nghiệp
Phát triển hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên ở Thái Lan là hợp tác xã tín dụng, được thành lập ở Phitsamuloke từ năm 1916, với chức năng huy động tiền gửi để giúp nông dân nghèo sản xuất. Từ kết quả hoạt động thành công của hợp tác xã này, mô hình hợp tác xã tín dụng nông thôn được mở ra nhiều địa phương.
Năm 1947, chính phủ Thái Lan thành lập “Ngân hàng hợp tác xã” với nguồn vốn của
chính phủ, nhằm khuyến khích các hợp tác xã tín dụng mua cổ phần của nó và trở thành chủ nhân.
Năm 1966, Ngân hàng hợp tác xã kết hợp với hợp tác xã tín dụng thành lập “Ngân hàng
nông nghiệp Nhà nước”, hoạt động như một trung tâm tài chính của các hợp tác xã tín dụng và qua đó chính phủ hỗ trợ các hợp tác xã tín dụng.
Ngoài các hợp tác xã tín dụng nông nghiệp, ở Thái Lan còn có các dạng hợp tác xã khác như hợp tác xã dịch vụ, hợp tác xã đất đai. Năm 2001, ở Thái Lan có 3370 hợp tác xã nông nghiệp với 4789493 xã viên, 76 hợp tác xã thuỷ sản với 13859 xã viên, 100 hợp tác xã đất đai với 147382 xã viên.
Mục tiêu của các hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan là: cung cấp vốn với lãi suất thấp cho xã viên, khuyến khích nông dân gửi tiền tiết kiệm, cung cấp hàng hoá cho xã viên với giá thấp hơn giá thị trường, khuyến khích nông dân áp dụng kĩ thuật mới trong sản xuất, giúp xã viên tiêu thụ sản phẩm một cách có lợi, như xuất khẩu nông sản (gạo, chuối,…).
Hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan thường lấy địa bàn huyện làm cơ sở và phân chia ra
các tổ, đội, nhóm theo làng, xã, cụm dân cư. Ở tỉnh có Liên hiệp tỉnh và toàn quốc có Liên hiệp hợp tác xã Thái Lan (CLT) (Chung cho mọi loại hình hợp tác xã). Cơ cấu tổ chức nội bộ hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan cũng theo mô hình chung gồm Hội nghị toàn thể xã viên (hoặc đại diện) họp một lần năm để quyết định các vấn đề quan trọng của hợp tác xã.
Hội đồng quảng trị là cơ quan thường trực của hợp tác xã được bầu một năm một lần với số lượng thành viên từ 7 – 15 người.
1.7.1.4. Một số biện pháp thúc đẩy công nghiệp hoá nông nghiệp
Từ năm 1998 đến năm 2005, chính phủ Thái Lan đã ra một số chính sách mới. Trong đó
tập trung một số giải pháp cấp bách như:
- Đẩy mạnh tốc độ giao đất cho nông dân thông qua cuộc cải cách đất đai. Kể từ năm
1998 đến năm 2005, Thái Lan đã tiến hành cải cách đất đai trên diện tích khoảng 200000 rai
(1 rai tương đương 1600 m2
).
- Phân vùng sản xuất nông nghiệp để giải quyết tình trạng sản xuất không ổn định. Từ tháng 9 năm 1999 đến tháng 2 năm 2000, Thái Lan đã hoàn thành xong phân vùng sản xuất nông nghiệp.
- Cung cấp các loại giống có chất lượng cao cho nông dân để họ cải thiện chất lượng cây trồng.
- Quản lí sau thu hoạch có hiệu quả.
Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã Thái Lan vay vốn từ ngân hàng phát triển châu Á (ADB) để tài trợ mua sắm phương tiện và xây dựng thêm các kho chứa thóc ở mỗi huyện và việc quản lí các kho đó được giao cho các hợp tác xã ở địa phương. Bộ nông nghiệp và hợp tác xã Thái Lan cho rằng việc xây dựng các kho chứa thóc ở mỗi huyện sẽ đẩy mạnh các quan hệ trực tiếp giữa nông dân và người mua nông sản, loại trừ phương thức mua bán gián tiếp qua khâu trung gian. Hơn nữa, thông qua các kho này, nông dân có thể bảo quản thóc và các nông sản khác với thời gian lâu hơn.
- Thúc đẩy và công bố các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, theo đó chính phủ Thái Lan đã thiết lập một uỷ ban với chức năng xây dựng và phối hợp với các ngân hàng dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu đối với các cơ quan của nhà nước và tư nhân, thông qua uỷ ban này sẽ tạo điều kiện tư vấn nông nghiệp cho nông dân sản xuất. - Coi trọng chính sách tín dụng nông thôn và thu hút vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn.
+ Để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản chế biến, chính phủ hết sức coi trọng chính sách tín dụng NT, trên cơ sở cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi, nhằm mục đích khuyến khích sản xuất những mặt hàng nông sản xuất khẩu.
+ Mặt khác, chính phủ Thái Lan cũng hết sức coi trọng chính sách thu hút vốn cho
thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các nguồn vốn từ nhiều nơi trong nước để phát triển nông nghiệp.
- Tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp.
Với mục tiêu tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp, đầu năm 2002, chính phủ
Thái Lan đã dành ra 134 tỷ bạt (3 tỷ USD) để cải thiện toàn diện nông nghiệp trong hai năm
(2002 – 2004), trong đó chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển loại giống tốt,
mở rộng tưới tiêu, phát triển công nghệ sinh học, phát triển các sản phẩm mới, đặc biệt khuyến khích và cho phép nông dân tham gia trực tiếp vào các kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn.
- Chính sách bảo hộ lúa gạo trong tiến trình hội nhập.
Chính phủ Thái Lan đã áp dụng ba công cụ chủ yếu để bảo hộ lúa gạo, đó là thuế xuất khẩu gạo, chương trình dự trữ gạo bắt buộc và hạn mức xuất khẩu gạo.
+ Thuế xuất khẩu gạo:
Mục tiêu thuế xuất khẩu gạo là: ngăn ngừa việc xuất khẩu gạo quá mức sẽ gây ra thiếu gạo trong nước; ổn định giá rạo ở thị trường nội địa, giới hạn đến mức thấp nhất sự tác động của giá rạo thế giới lên giá rạo thị trường nội địa; tăng thu nhập cho chính phủ để đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
Thuế suất thay đổi tuỳ theo tình hình giá cả lúa gạo trên thị trường thế giới. Giá gạo trên thị trường thế giới tương đối ổn định thì mức thuế ổn định. Ví dụ, trong suốt thời kì 12 năm (1955 – 1966), thuế suất xuất khẩu gạo ổn định ở mức khoảng 40% giá FOB. Khi giá thị trường thế giới tăng, thì chính phủ tăng mức thuế lên. Chẳng hạn thời kì 1967 – 1969 và
1972 – 1975, giá gạo thị trường tăng mạnh, chính phủ Thái Lan đã nâng mức thuế lên, có
lúc lên tới 60% giá FOB. Khi giá gạo trên thị trường thế giới giảm, ngoài việc giảm thuế suất, chính phủ còn cho phép thương nhân tự do xuất khẩu gạo.
+ Chương trình dự trữ gạo bắt buộc:
• Chương trình này bắt đầu thực hiện từ những năm 1990 nhằm mục tiêu điều tiết cung cầu trong nước, theo đó, chính phủ bắt buộc các nhà xuất khẩu gạo phải bán lại cho
chính phủ một tỷ lệ nhất định trong số gạo xuất khẩu với giá thấp hơn mức giá trong nước
để trong trường hợp cần thiết chính phủ bán lại cho những người có thu nhập thấp.
• Từ 08/11/2006, Thái Lan thực hiện mở kho gạo dự trữ mỗi tháng hai lần để bán, nhằm đảm bảo nguồn gạo cung cấp cho thị trường và bình ổn giá gạo.
+ Hạn ngạch xuất khẩu gạo: Bộ thương mại Thái Lan quy định mức xuất khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước.
1.7.2. Phát triển bền vững NN-NT Đài Loan
Đài Loan gồm đảo chính là Đài Loan và hơn 80 đảo nhỏ, tổng diện tích 35.989 km2. Đảo Đài Loan chiếm 97% diện tích toàn bộ, là đảo lớn nhất của Trung Quốc.
Trong chiến tranh Nhật đô hộ Đài Loan rất khắc nghiệt, nhưng sau đó Đài Loan thừa hưởng một cấu trúc hạ tầng tốt (đường bộ, đường sắt, hải cảng), công nghiệp hoá mức độ, giáo dục phát triển, nông dân làm việc cần mẫn có trình độ kĩ thuật nhất định, thực hiện cuộc cách mạng xanh (du nhập giống lúa có năng suất cao), phát triển thuỷ lợi, áp dụng kĩ thuật nông nghiệp tiên tiến,…
Trong cơ cấu GDP, tỉ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, từ 32% (năm 1950), 28,3%
(năm 1960), 4,2% (năm 1990) và 2,9% (năm 1998).
Ngày nay, Đài Loan đã có một nền nông nghiệp hiện đại, một nông thôn văn minh và một
đội ngũ nông dân có tri thức.
1.7.2.1. Đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai khoa học – công nghệ
Hoạt động nghiên cứu, triển khai khoa học – công nghệ phục vụ nông nghiệp có vị trí
hết sức quan trọng, được nhà nước trực tiếp đầu tư và nắm vai trò chủ đạo. Ví dụ, Viện khuyến nông khu vực Đài Trung, một trong bảy viện khuyến nông khu vực trên toàn lãnh thổ Đài Loan được nhà nước cấp 56 ha đất, có 148 nhà nghiên cứu với kinh phí hoạt động hàng năm 8 triệu USD; hiện nay là một cơ sở nghiên cứu tạo sản phẩm khoa học công nghệ và tiếp nhận để thực hiện các sản phẩm khoa học công nghệ từ các trường đại học và các viện nghiên cứu khác (trong và ngoài nước). Trên cơ sở đó, Viện khuyến nông Đài Trung làm vai trò đầu mối chuyển giao khoa học – công nghệ vào sản xuất qua trung tâm khuyến nông của nông hội, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất của nông hộ.
1.7.2.2. Tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nông hộ với nông hội và hợp tác xã nông nghiệp
Để thực hiện được cuộc cách mạng xanh, ngay từ đầu thế kỉ XX, người Nhật đã dựa vào
địa chủ để thành lập các nông hội với mục đích khuyến nông chứ không phải quản lí. Từ năm 1930, các nông hội, hợp tác xã phụ trách về tín dụng, cung cấp vật tư kĩ thuật, tiêu thụ nông sản của 38 nông dân, thu nhận 40000 nhân viên trong đó có 13000 phụ trách khuyến nông, cứ 32 hộ nông dân có một người phụ trách khuyến nông (cao nhất thế giới lúc bấy giờ).
Ngày nay, điều kiện duy nhất để trở thành hội viên chính thức của nông hội là phải có 0,1 ha đất trở lên. Hội viên có quyền lợi được bảo hiểm (trong đó có trợ cấp cho nông dân hết tuổi lao động của nhà nước), được vay vốn từ quỹ tín dụng của nông hội với vật thế chấp chủ yếu bằng đất, được cung cấp các dịch vụ kĩ thuật, được tiêu thụ sản phẩm qua kênh thương mại của nông hội. Hợp tác xã nông nghiệp có chức năng chính là kinh doanh dịch vụ kĩ thuật và thương mại (kể cả các mặt hàng phi nông nghiệp).
1.7.2.3. Nâng cao đời sống nông dân
Nông nghiệp Đài Loan, sau giai đoạn 1969, như đánh dấu một bước ngoặt biểu hiện
chính sách tăng trưởng nông nghiệp sang chính sách nâng cao thu nhập sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập của nông dân.
Nhà nước có những chính sách, biện pháp trợ giúp tối đa các yếu tố đầu vào đối với sản xuất nông nghiệp và giảm đến mức tối thiểu việc huy động vốn của nông dân qua các kênh điều tiết tài chính, nhằm nâng cao đời sống của nông dân. Có thể đơn cử một số chính sách sau:
Để đảm bảo lợi ích của các trang trại, nhà nước đã thực hiện biện pháp ổn định và trợ giá nông sản đối với một số sản phẩm như gạo, đường, thịt lợn,… bằng cách tổ chức ra các kho đệm dự trữ nông sản và các quỹ đệm dự trữ tiền vốn để có sản phẩm nhằm điều chỉnh cung cầu của thị trường khi giá cả biến động và có trợ giá để bảo hộ, duy trì sản xuất và nâng cao thu nhập của các trang trại bằng cách: Giá đảm bảo; trả chênh lệch; điều chỉnh nhập khẩu.
Nhà nước không đánh thuế sử dụng đất, thuế nhập khẩu đối với nông hộ, và cũng không
đánh thuế đối với các hoạt động kinh doanh của nông hội và hợp tác xã nông nghiệp.
Nhà nước giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn. Lao động nông nghiệp chuyển
sang lao động phi nông nghiệp ngay tại làng hoặc thị trấn lân cận. Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong lao động xã hội, giảm từ 56,1% năm 1952 xuống còn 12,9% năm 1991.
Nhà nước có chính sách trợ cấp tiền hàng tháng cho các nông dân hết tuổi lao động:
3000 đài tệ/người/tháng (1996).
1.7.2.4. Bảo vệ môi trường
Đài Loan có trên 20 con sông với tổng chiều dài 2.093 km, thì 27,5 km bị ô nhiễm nặng (13,1%), 260 km ô nhiễm trung bình (12,5%), 1588 km bị ô nhiễm nhẹ và chưa ô nhiễm. Ngoài ra, có đến 60% nguồn nước ao hồ đã bị ô nhiễm (năm 2000). Ô nhiễm nước sông do
nhiều nguyên nhân: chất thải công nghiệp (54%), nước thải sinh hoạt (25%), nước thải chăn nuôi (4%).
Để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, chính quyền Đài Loan đã áp dụng nhiều giải pháp:
xây dựng khu xử lí nước thải công nghiệp; các trại chăn nuôi phải lắp đặt hệ thống dẫn nước thải và xử lí nước thải; điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Việc đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi có kế hoạch phát triển phù hợp chỉ đủ cho tự cấp, không khuyến khích xuất khẩu; tiến hành phát triển nông nghiệp sinh thái; những biện pháp giữ gìn môi trường sinh thái của nông nghiệp được kết hợp đồng bộ với các biện pháp bảo vệ môi