Môi trường nước

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 87)

7. Bố cục của đề tài

2.4.2. Môi trường nước

2.4.2.1. Môi trường nước mặt

2.4.2.1.1. Chất lượng nước kênh rạch nội đồng phục vụ nông nghiệp

Nước kênh rạch khu vực nội đồng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước phục vụ cho tưới tiêu và sinh hoạt cho người dân tại khu vực nông thôn, đặc biệt là đối với những

hộ dân nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chất lượng nước tại các nhánh kênh rạch này đã bắt đầu có sự thay đổi.

Qua kết quả phân tích các mẫu nước tại các kênh rạch nội đồng của tỉnh giai đoạn 2008 – 2010 cho thấy:

- Thông số pH: giá trị pH dao động từ 6,22 – 7,75 nằm trong giới hạn cho phép so

với QCVN 08:2008 (A1) là 6 – 8,5.

- Hàm lượng chất lơ lửng (SS) mg/l: phần lớn các mẫu đều vượt giới hạn cho phép so

với QCVN 08:2008 (A1) từ 1,3 – 7,9 lần. - Ô nhiễm do chất hữu cơ:

+ Hàm lượng BOD5: dao động từ <3 – 15 mg/l, phần lớn vượt giới hạn cho phép

từ 1,25 – 3,75 lần so với QCVN 08:2008 (A1) là 4 mg/l. Hàm lượng BOD5ở một số nơi có

xu hướng tăng.

+ Thông số COD: dao động từ 4 – 28 mg/l, đa phần nằm trong giới hạn cho phép

so với QCVN 08:2008 (A1) là 10 mg/l (chỉ trừ một số khu vực đôi khi có giá trị COD khá cao vượt ngưỡng giới hạn cho phép).

- Ô nhiễm do chất dinh dưỡng: giá trị Amôni (NH4+) (tính theo N) dao động trong

khoảng từ 0,02 – 1,721 mg/l, phần lớn đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép đối với quy chuẩn QCVN 08:2008 (A1) từ 1,1 – 17,21 lần. Chỉ trừ các mẫu lấy ở xã Châu Hưng (Bình Đại) và xã Quới Điền (Thạnh Phú) vào đầu mùa mưa và mùa khô năm 2009 nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 08:2008 (A1) là 0,1 mg/l.

- Hàm lượng sắt: giá trị dao động từ 0,13 – 3,48 mg/l, đa phần đều vượt ngưỡng giới

hạn cho phép đối với quy chuẩn QCVN 08:2008 (A1) (0,5 mg/l) từ 1,22 – 6,96 lần. Chỉ trừ một vài mẫu nằm trong giới hạn cho phép như vào đầu mùa mưa năm 2009 tại xã Phú An

Hoà (Châu Thành) 0,44 mg/l, xã Tân Phú Tây (Mỏ Cày) 0,13 mg/l, xã Quới Điền (Thạnh

Phú) 0,34 mg/l; đầu mùa mưa năm 2010 tại xã Vĩnh Thành (Chợ Lách) 0,33 mg/l.

- Ô nhiễm vi sinh: tổng Coliform nhiều nơi có giá trị rất cao và dao động từ 900 –

240000 MPN/100ml, phần lớn đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép so với QCVN 08:2008

(A1) (2500 MPN/100ml) từ 1,12 – 96 lần. Do đây là nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của

người dân nên chính quyền địa phương cần có giải pháp nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân trong vùng.

- Thông số Nitrat (NO3-) (tính theo N): dao động từ 0 – 0,796 mg/l nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 08:2008 (A2) là 2 mg/l.

Nhìn chung, chất lượng nước kênh rạch nội đồng của tỉnh có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh, kim loại nặng.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm: chất thải từ các hoạt động sinh hoạt của con người; chất thải từ hoạt động thương mại, dịch vụ; chất thải trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm; chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không qua xử lý đổ trực tiếp xuống sông, kênh rạch; sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ,...; nuôi trồng thuỷ sản; dầu mỡ từ các thuyền bè đi lại trên sông, kênh rạch,…

2.4.2.1.2. Chất lượng nước tại khu vực nuôi trồng thuỷ sản

Kết quả phân tích chất lượng nước tại khu vực nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú (giai đoạn 2008 – 2010) cho thấy:

- Thông số pH: giá trị pH dao động từ 7,01 – 7,9 và nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 08:2008 (loại A2).

- Hàm lượng chất rắn lơ lửng SS (mg/l): có giá trị cao, hầu hết đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008 (loại A2) từ 2,37 – 11,27 lần.

- Ô nhiễm do các chất hữu cơ:

+ Thông số BOD5: giá trị không ổn định và dao động từ <3 – 10 mg/l. Khoảng 47% số mẫu lấy được tại 3 địa điểm trên trong giai đoạn 2008 – 2010 vượt giới hạn cho phép so với QCVN 08:2008 (loại A2) từ 1,17 – 1,67 lần.

+ Thông số COD: có xu hướng tăng, đa phần nằm trong giới hạn cho phép, chỉ trừ

mùa khô năm 2009 xã Thạnh Phước (17 mg/l), mùa khô năm 2010 xã An Thuỷ (22 mg/l) và mùa khô năm 2010 xã An Nhơn (19 mg/l) vượt giới hạn cho phép so với QCVN 08:2008 (loại A2) từ 1,13 – 1,47 lần. Trong cùng một năm, giá trị COD vào mùa khô thường cao hơn mùa mưa.

- Ô nhiễm do chất dinh dưỡng: giá trị Amôni (NH4+) (tính theo N) dao động từ 0,019

– 1,235 mg/l, phần lớn nằm trong giới hạn cho phép, chỉ trừ một vài thời điểm các giá trị

vượt ngưỡng cho phép như mùa mưa năm 2009 (0,31 mg/l), mùa mưa năm 2010 (1,235 mg/l) và mùa khô năm 2010 (0,282 mg/l) (xã Thạnh Phước – Bình Đại); mùa khô năm 2008 (0,242 mg/l), mùa mưa năm 2009 (0,4 mg/l), mùa khô năm 2009 (0,28 mg/l) (xã An Thuỷ - Ba Tri). Riêng các mẫu lấy tại xã An Nhơn – Thạnh Phú đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 08:2008 (loại A2) là 0,2 mg/l.

- Hàm lượng sắt dao động từ 0,21 – 5,58 mg/l, phần lớn đều vượt giới hạn cho phép so với QCVN 08:2008 (A2) từ 1,28 – 5,58 lần, trừ một vài thời điểm nằm trong giới hạn cho

phép như mùa khô 2008 (0,42 mg/l) ở xã An Thuỷ - Ba Tri; mùa mưa 2009, 2010 ở xã An Nhơn – Thạnh Phú (0,21 và 0,84 mg/l). Ở xã Thạnh Phước – Bình Đại các mẫu đo được đều vượt giới hạn cho phép. Trong cùng một năm, hàm lượng sắt trong mùa khô cao hơn mùa mưa.

- Ô nhiễm vi sinh: Hàm lượng Coliform trong nước luôn ở mức rất cao, phần lớn đều vượt tiêu chuẩn QCVN 08:2008 (A2) từ 1,08 – 4,8 lần (trừ một vài thời điểm nằm trong giới hạn cho phép như mùa mưa và mùa khô năm 2010 ở xã An Thuỷ - Ba Tri (430 và 1500 mg/l); mùa mưa 2009 ở xã An Nhơn – Thạnh Phú (4600 mg/l).

- Ô nhiễm dầu mỡ: giá trị dao động từ 0,04 – 0,12 mg/l, vượt 2 – 6 lần so với QCVN 08:2008 (A2) là 0,02 mg/l.

Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước tại khu vực nuôi trồng thuỷ sản có dấu hiệu ô nhiễm dầu mỡ, vi sinh, kim loại nặng, chất hữu cơ. Vì vậy, để phục vụ tốt cho quá trình nuôi trồng thủy sản, nguồn nước này cần phải được lắng và khử trùng trước khi đưa vào ao nuôi nhằm đảm bảo chất lượng, tránh nhiễm bệnh cho nguồn thủy sản được nuôi trồng.

2.4.2.2. Môi trường nước ngầm

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm năm 2006, cho thấy:

- Thông số pH: giá trị pH dao động từ 6,31 – 8,41, nằm trong tiêu chuẩn cho phép so với QCVN 09: 2008 (5,5 – 8,5).

- Chất lượng nước ngầm tỉnh Bến Tre đã có dấu hiệu của sự xâm nhập mặn với giá trị

Clorua dao động từ 320 - 1.450 mg/l vượt 1,28 – 5,8 lần so với QCVN 09: 2008 (250 mg/l). Đặc biệt hàm lượng Clorua trong nước ngầm huyện Châu Thành và huyện Bình Đại khá cao.

- Phần lớn nước ngầm trong tỉnh chưa có dấu hiệu ô nhiễm chất dinh dưỡng với biểu

hiện giá trị Nitrat và Nitrit phần lớn vẫn nằm trong giới hạn cho phép (trừ nước ngầm ở huyện Mỏ Cày vượt giới hạn so với QCVN 09: 2008 1,15 lần).

- Ô nhiễm do kim loại nặng:

+ Hàm lượng sắt dao động từ 0,01 – 4,2 mg/l, nằm trong tiêu chuẩn QCVN 09: 2008 (5 mg/l).

+ Thông số mangan dao động từ 0,093 – 2,65 mg/l, phần lớn nằm trong giới hạn cho phép, trừ nước ngầm ở Giồng Trôm, Châu Thành.

- Nước ngầm đã bị ô nhiễm vi sinh với giá trị tổng Coliform vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép và dao động từ < 3 đến 230 MPN/100ml, đặc biệt giá trị Coliform khá cao

trong nước ngầm ở huyện Châu Thành và huyện Bình Đại.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm: xâm nhập mặn, nước thải, nước rỉ rác,… ngấm trực tiếp

vào môi trường đất, thẩm thấu vào tầng nước ngầm.

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)