7. Bố cục của đề tài
1.3.3. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với tăng trưởng và phát
phát triển bền vững
Tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và CDCCKT là ba khái niệm khác nhau về bản
chất nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
1.3.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng hay mở rộng về sản lượng hàng hóa và dịch vụ của
nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Nó vừa là mục tiêu, vừa là thước đo quan trọng phản ánh sự tăng lên về quy mô sản lượng và sản lượng bình quân đầu người của một nền kinh tế. Qua đó có thể hiểu tăng trưởng nông nghiệp là sự tăng lên về sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nguồn gốc của tăng trưởng nông nghiệp dựa trên cơ sở của sự gia tăng các nguồn lực
đầu vào cơ bản đối với quá trình sản xuất nông nghiệp là đất đai, vốn, lao động và công nghệ. Mặt khác để đảm bảo vai trò cung cấp đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng, nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, vốn và ngoại tệ cho tích lũy ban đầu để đầu tư phát triển cho các ngành kinh tế khác, đòi hỏi các ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp phải không ngừng gia tăng qui mô sản lượng, nghĩa là tăng trưởng. Tuy nhiên mức tăng sản lượng giữa các ngành, giữa các lĩnh vực là không giống nhau, nhờ đó tạo sự chuyển dịch về cơ cấu giữa các ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp. Nhưng nếu sự tăng trưởng đó không được định hướng bằng một cơ cấu hợp lí, dễ dẫn tới chất lượng tăng trưởng không cao. Ngược lại sự đổi mới cơ cấu các ngành, các lĩnh vực
trong nông nghiệp thể hiện bằng việc bố trí lại các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản
xuất, điều chỉnh cơ cấu tích lũy và tiêu dùng, thay đổi các biện pháp tạo cung và cầu, sẽ làm cho năng suất các ngành, các lĩnh vực đó tăng lên và gia tăng sản lượng.
Như vậy có thể xem sự thay đổi cơ cấu và nhịp độ tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp là hai phạm trù thay nhau mang bản chất của mối quan hệ nguyên nhân và kết quả. Nếu nhịp độ tăng trưởng cao sẽ thúc đẩy biến đổi cơ cấu nhanh từ đó sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội và tăng chất lượng tăng trưởng. Do đó CCKT được xem là phương tiện để thực hiện mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và khi nói đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã bao hàm cả tăng trưởng kinh tế và ngược lại.
Phát triển nông nghiệp bền vững luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia và là một quá trình biến đổi lâu dài theo xu hướng ngày càng hoàn thiện. Phát triển nông nghiệp bền vững có ý nghĩa rộng lớn, bao hàm cả bốn mục tiêu cơ bản là: tăng trưởng kinh tế - tăng về quy mô số lượng, thay đổi về cơ cấu kinh tế - thay đổi về chất lượng, tiến bộ về xã hội – nâng cao chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư, cải thiện về môi trường tự nhiên – đảm bảo cân bằng sinh thái và chỉ khi nào đồng thời đạt hiệu quả cao cả bốn mục tiêu này thì nền nông nghiệp mới được xem là PTBV.
Ngày nay hầu hết các nhà kinh tế học coi CDCCKT là một trong những nội dung trụ cột
phản ánh mức độ phát triển của một nền kinh tế. Bởi vì, có những quốc gia đạt được mức độ tăng trưởng nông nghiệp rất cao nhưng vẫn còn một bộ phận lớn người dân sống ở nông thôn có thu nhập dưới mức nghèo đói. Đây là hệ quả của sự chuyển dịch thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các thành phần kinh tế và giữa các vùng lãnh thổ của nền kinh tế đó. Mặc khác, sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế có thể kéo theo sự khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, khiến cho các tài nguyên thiên nhiên bị kiệt quệ, làm phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái; hoặc cùng với tăng trưởng là sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị và nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp bị hạ thấp hoặc mất đi, dẫn tới cơ cấu xã hội bị đảo lộn và bất ổn định. Nhưng nếu chỉ nhấn mạnh đến công bằng xã hội và bền vững môi trường tự nhiên sẽ dẫn tới sự phát triển dàn trải giữa các ngành và giữa các vùng, dẫn tới tăng trưởng và CDCC diễn ra chậm, không đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì thế, để đảm bảo mục tiêu trước mắt và lâu dài, nhiều nước chọn con đường phát triển toàn diện thông qua phát triển kinh tế nhanh đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng và CDCCKT.
Tóm lại, có thể thấy được mối quan hệ giữa CDCC với tăng trưởng và PTBV nông nghiệp ở một số nội dung cơ bản sau:
- Thay đổi CCKT là điều kiện cơ bản để xóa bỏ những mất cân đối đang tồn tại, tạo ra một trình độ cân đối mới cao hơn làm tiền đề cho tăng trưởng cao và phát triển ổn định
trong NN-NT và ngược lại.
- Thay đổi CCKT nông nghiệp là quá trình thực hiện phân bố lại các nguồn lực đầu vào đối với quá trình sản xuất, đó cũng chính là nguồn gốc của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Thay đổi CCKT nông nghiệp không chỉ thúc đẩy phân công lại lao động xã hội bên
lợi cho từng ngành chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế sâu hơn, cạnh tranh mạnh mẽ hơn, nhờ đó mà kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế.