7. Bố cục của đề tài
3.2.4. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
3.2.4.1. Giao thông nông thôn
Phát triển hoàn chỉnh hệ thống giao thông nông thôn theo hướng mở rộng quy mô, đồng
bộ giữa cầu và đường, gắn với mạng lưới giao thông quốc gia, bảo đảm yêu cầu phát triển
KT-XH. Tiến hành quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống đường ven biển, các trục đường
xương sống phục vụ phát triển CN-TTCN. Tích cực vận động nhân dân tự nguyện đóng góp vốn, công sức để xây dựng hệ thống giao thông từ xã đến xóm, ấp.
Quan tâm đầu tư phát triển giao thông thuỷ, quy hoạch xây dựng các cảng sông, nạo vét, cải tạo đồng bộ các tuyến đường thuỷ; khai thác sử dụng có hiệu quả cảng Giao Long, đẩy nhanh tiến độ thi công và sớm hoàn thành đưa vào sử dụng bến phà Hưng Phong, Tam Hiệp, bảo đảm 100% xã có đường ô tô đến trung tâm.
3.2.4.2. Hệ thống thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp
3.2.4.2.1. Định hướng đến năm 2015
Rà soát lại quy hoạch thủy lợi, nông nghiệp cho từng vùng để bổ sung, sửa chữa, nâng cấp các công trình, đáp ứng kịp thời cho sản xuất, dân sinh khu vực NT.
Tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản công trình thủy lợi.
Giải pháp công trình đến năm 2015:
- Khu vực Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc và một phần phía bắc Tp Bến Tre:
đầu tư nạo vét thủy lợi nội đồng, đắp đê bao cục bộ từng vùng, đặt cống bọng tạm để điều tiết và trữ nước, ngăn mặn khi mặn xâm nhập sâu vào mùa khô.
- Trên địa bàn huyện Thạnh Phú và Mỏ Cày Nam: đầu tư nạo vét thủy lợi nội đồng,
xây dựng cống Bến Giông Nhỏ, cống rạch Cái Bần (Phú Khánh), nâng cấp các tuyến đê ven sông Cổ Chiên, đê bao các cồn thuộc huyện Mỏ Cày Nam, sửa chữa cửa cống trên các tuyến đê.
- Đối với vùng Giồng Trôm, Ba Tri, Nam Thành phố Bến Tre: nạo vét các tuyến kênh trục chính, sửa chữa các cống, làm thủy lợi nội đồng, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh tuyến đê ven sông Hàm luông, tiến hành xây dựng đê biển Ba Tri.
- Ở huyện Bình Đại: nạo vét thông thoáng các tuyến kênh nội đồng, đầu tư xây dựng
cống đầu Kênh Mới Long Hòa, các cống dưới đê biển Bình Đại, xây dựng hoàn chỉnh tuyến đê ven sông Tiền.
- Đối với dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre: đầu tư xây dựng cống kết hợp âu thuyền An
Hóa, Bến Tre, cống lấy nước Bến Rớ, nạo vét trục dẫn thượng nguồn sông Ba Lai, xây dựng Kè bờ sông Giao Hòa.
- Xây dựng hoàn chỉnh đê bao nhỏ trên các cồn.
3.2.4.2.2. Định hướng đến năm 2020
- Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre.
- Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh giai đoạn 1 dự án Hương Mỹ (xây dựng cống Cái Quao),
giai đoạn 2 và 3 của dự án Hương Mỹ.
- Xây dựng đê biển Thạnh Phú và các cống dưới đê của Đê biển Bình Đại.
- Xây dựng cống tiếp nước Hương Điểm và tuyến đê ven sông Hàm luông thuộc hệ
thống thủy lợi Cầu Sập.
- Nghiên cứu khả năng xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tạo nguồn ngọt hóa toàn vùng
cho vùng thủy lợi Nam Bến Tre. 3.2.4.3. Cung cấp điện
Tiếp tục đầu tư cải tạo, phát triển hệ thống lưới điện nông thôn, đồng bộ hoá hệ thống lưới điện trung áp với mạng lưới truyền tải và hạ thế đến các khu dân cư, nhằm giảm thiểu tổn thất, nâng cao chất lượng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn. Phấn đấu đến năm 2020, tỉ lệ hộ sử dụng điện đạt khoảng 99 – 100%.
3.2.4.4. Cấp nước nông thôn
Xây dựng các nhà máy nước 10 – 20 m3/giờ tại các khu dân cư tập trung khoảng 100 – 200 hộ. Ở các vùng thưa dân, vùng sâu, vùng xa, tình hình cấp nước sinh hoạt sẽ được cải thiện dần thông qua chương trình cấp nước nông thôn (giếng tầng nông ở nơi thích hợp, giếng cạn hợp vệ sinh nơi giồng cát, giếng ống, cung cấp các bể xi măng, lu, lơn, để lắng, lọc, chứa, theo chương trình mục tiêu quốc gia, viện trợ của các Tổ chức chính phủ nước
ngoài,…). Phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 85% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ
3.2.4.5. Phát triển đô thị nông thôn:
Xuất phát từ đặc điểm:
+ Trên địa bàn tỉnh hiện có tỉ lệ đô thị hoá chỉ khoảng 10% (thấp hơn so với toàn vùng ĐBSCL). Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp vẫn còn chiếm ưu thế trong toàn bộ nền kinh tế. Ngoài thành phố Bến Tre, các đô thị khác có quy mô nhỏ, không đủ sức ảnh hưởng cấp tiểu vùng trong điều kiện địa hình bị chia cắt thành ba dải cù lao (An Hoá, Bảo, Minh).
+ Chính vì thế, phát triển đô thị là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm góp
phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, hiện đại hóa nông thôn, hình thành hạt nhân giao lưu kinh tế và đẩy mạnh lưu thông phân phối hàng hóa, phát triển sản xuất công nông nghiệp, dịch chuyển lao động và góp phần quan trọng trong việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở mức độ khá cao.
Định hướng phát triển đô thị nông thôn: Dự kiến đến năm 2020, các trung tâm xã sau
đây sẽ phát triển thành các thị trấn trực thuộc các huyện:
+ Huyện Châu Thành: xã Tân Thạch, xã Tiên Thủy, xã Tân Phú, xã An Hóa.
+ Huyện Bình Đại: xã Lộc Thuận, xã Châu Hưng.
+ Huyện Giồng Trôm: xã Mỹ Thạnh, xã Phước Long.
+ Huyện Ba Tri: xã An Thủy, xã Mỹ Chánh, xã Tân Xuân.
+ Huyện Chợ Lách: xã Vĩnh Thành; xã Phú Phụng.
+ Huyện Mỏ Cày Bắc: xã Phước Mỹ Trung (thành thị trấn huyện lỵ của huyện Mỏ Cày
Bắc), xã Nhuận Phú Tân (thị trấn trực thuộc huyện).
+ Huyện Mỏ Cày Nam: xã An Định (thành thị trấn huyện lỵ của huyện Mỏ Cày Nam),
xã An Thạnh, xã Hương Mỹ (thị trấn trực thuộc huyện). + Huyện Thạnh Phú: xã Giao Thạnh.