Nguyên nhân những tồn tại

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 95)

7. Bố cục của đề tài

2.6. Nguyên nhân những tồn tại

Về khách quan:do xuất phát điểm nền kinh tế còn thấp, Bến Tre vẫn là tỉnh nghèo so với các tỉnh trong vùng. Ngân sách chưa cân đối, gần đây lại chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho phát triển nông nghiệp – nông thôn còn hạn chế. Thị trường giá cả vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi biến động phức tạp; thiên tai (hạn hán, bão,...), dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản liên tiếp xảy ra ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống nông dân. Chất lượng nguồn nhân lực thấp. Thiếu chính sách phù hợp để thu hút lực lượng cán bộ khoa học – kĩ thuật và các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Về chủ quan:

+ Cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp – nông thôn chưa đồng bộ, nhận thức về

vị trí, vai trò nông nghiệp – nông thôn của một số cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp và người đứng đầu chưa đầy đủ, nên việc lãnh đạo cụ thể hoá, triển khai các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước chưa đúng mức; công tác quản lí nhà nước còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển nông nghiệp – nông thôn theo hướng CNH- HĐH.

+ Vai trò của hội nông dân chưa được đánh giá đúng mức nên hoạt động của cấp hội mới dừng lại ở mức khiêm tốn, tự phát. Cơ sở pháp lí cho hoạt động của tổ chức hội chắp vá, không đồng bộ.

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PTBV NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển bền vững NN-NT tỉnh Bến Tre

3.1.1. Quan điểm phát triển

Quan điểm phát triển NN-NT tỉnh giai đoạn 2010 – 2020 dựa trên nguyên tắc phát triển

bền vững, là sự phát triển để đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai. Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận động đồng thời ba phương diện phát triển là kinh tế, xã hội và môi trường.

3.1.1.1. Về kinh tế

Phát triển kinh tế NN-NT với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Phát triển đồng bộ, đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh, gắn sản xuất với chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm NN-NT; phát triển sản xuất hàng hoá theo quy mô tập trung trên cơ sở đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm NN-NT.

Tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu lại kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá NN-NT là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá

trình CNH-HĐH đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa NN-NT là chủ thể trong quá

trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.

3.1.1.2. Về xã hội

Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH NN-NT tạo nền tảng cho phát triển bền

vững. Xây dựng tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH NN-NT, bao gồm kết cấu hạ tầng KT-XH; nền công nghiệp từng bước có hàm lượng công nghệ cao; nền nông nghiệp kỹ thuật cao; các dịch vụ cơ bản và hiện đại; tiềm lực khoa học và công nghệ.

Phát triển NN-NT và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển lực lượng sản xuất NN-NT; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng cường đầu

tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho

NN-NT, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.

Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải cách hành chánh trên địa bàn, nâng cao năng lực quản lý nhà nước. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút tốt hơn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, kết hợp với nguồn lực trong nước, tạo thành một tổng lực phát triển NN-NT.

Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong

phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển NN-NT với đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững

ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 3.1.1.3. Về môi trường

Phát triển NN-NT gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa

giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học, đảm bảo tài

nguyên, môi trường sống và phát triển cho các thế hệ tương lai. Tăng cường quản lý, bảo vệ

và cải tạo môi trường đồng thời với nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân.

3.1.2. Mục tiêu phát triển

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển đa dạng theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao trên cơ sở sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đất đai, bảo đảm hài hoà giữa các ngành; đẩy mạnh cơ giới hoá, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới về giống, kỹ thuật canh tác vào sản xuất, nhằm bảo đảm chủ động cân đối lương thực, nguyên liệu, lao động cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Xây dựng nông thôn mới, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, cấp nước cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt, giáo dục, y tế,… Xây dựng CCKT và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, bảo vệ môi trường sinh thái NN-NT; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở nông thôn. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công, đào tạo cán bộ có trình độ khoa học – kĩ thuật, đào tạo nghề cho lao

động nông thôn. Tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Đẩy mạnh phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở các khu dân cư,…

3.1.2.2. Một số mục tiêu phát triểncụ thể đến 2020:

- Phấn đấu Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản đạt 6 – 6,5%/năm.

- Sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực.

- Giảm lao động trong nông nghiệp còn 52,4% so với lao động xã hội. - Nâng thu nhập dân cư nông thôn gấp 3 lần so hiện nay.

- Tỉ lệ hộ nghèo dưới 3%.

- Giảm dần chênh lệch về trình độ phát triển, đời sống vật chất và tinh thần giữa thành thị và nông thôn.

- Tỉ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh: 85%. - Số hộ có điện: 100%.

- Xã có đường ô tô đến trung tâm: 100%. - Phòng học các cấp được kiên cố hoá: 100%. - Trạm y tế xã được kiên cố hoá: 100%.

- Hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh: 100%. - Có tổ chức thu gom rác thải: 100%.

- Tỉ lệ che phủ rừng: 3%.

3.2. Định hướng PTBV NN-NT tỉnh Bến Tre đến năm 2020 3.2.1. Định hướng phát triển chung 3.2.1. Định hướng phát triển chung

Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá tập trung, phù hợp với từng vùng sinh thái, gắn sản xuất với chế biến – bảo quản nông phẩm, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm NNNT.

Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu lại kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH. Chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của nông, thuỷ sản phẩm, CN-TTCN và các ngành nghề nông thôn trên thị trường.

Thực hiện tốt quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch bố trí khu công nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn, cấp nước và xử lí chất thải sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn để ngăn sự ô nhiễm.

Áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, CN – TTCN và

ngành nghề ở nông thôn. Nâng cao vai trò của công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công; phát triển các khu nông nghiệp công nghệ - kỹ thuật cao, phát triển các khu, cụm công nghiệp công nghệ cao.

Phát triển nền nông nghiệp nhiều thành phần, đa dạng hoá nông sản, đảm bảo an toàn

thực phẩm; phát triển vùng nguyên liệu cho CN – TTCN nông thôn.

Hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp – thủy sản, CN –

TTCN và các sản phẩm ngành nghề ở nông thôn.

Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội NNNT, trước hết là hệ thống thuỷ lợi để đảm bảo chủ động tưới tiêu; tiếp tục xây dựng hệ thống đê biển; nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông nông thôn, đảm bảo giao thông thông suốt đến hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô đến các ấp; xây dựng cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền và hạ tầng nghề cá; đảm bảo cung cấp điện cho hầu hết dân cư, các cơ sở công nghiệp, dịch vụ nông thôn; đảm bảo cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao cho dân cư nông thôn; nâng cấp và phát triển mạng lưới chợ,…

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, trước hết là tăng cường đào tạo cán bộ quản lí và cán bộ chuyên môn kĩ thuật, kinh tế cho vùng nông thôn để có đủ năng lực cho quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế.

Có biện pháp chống suy thoái đất; sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất trên cơ sở áp dụng các mô hình canh tác hợp lí trên từng loại đất và từng vùng sinh thái.

Tăng cường biện pháp bảo vệ và phát triển rừng, đưa độ che phủ của rừng của tỉnh lên

khoảng 3% vào năm 2020. Nâng cao nhận thức đầy đủ về giá trị của rừng bao gồm lợi ích kinh tế, lợi ích sinh thái và các giá trị phi sử dụng khác.

Bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước, có biện pháp khai thác và quản lí

các nguồn nước hợp lí để hạn chế tình trạng thất thoát lãng phí cũng như nguy cơ ô nhiễm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thu thập và bảo tồn nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi, cây rừng nhằm tăng tính đa dạng sinh học. Tập trung thay đổi giống cây trồng, vật nuôi, áp

dụng quy trình sản xuất tiên tiến để hạn chế dư lượng các hoá chất nông nghiệp, thuốc phòng trừ sâu bệnh trong sản phẩm nông nghiệp và trong môi trường đất, nước.

3.2.2. Định hướng phát triển bền vững nông – lâm – thuỷ sản 3.2.2.1. Định hướng phát triển bền vững nông nghiệp 3.2.2.1. Định hướng phát triển bền vững nông nghiệp

3.2.2.1.1. Định hướng phát triển chung

Phát triển kinh tế vườn theo chiều sâu, hình thành các vùng chuyên cây ăn trái sản xuất sản phẩm hàng hóa quy mô tập trung, từng bước tiếp cận và đạt chất lượng xác nhận nhằm phát huy hiệu quả canh tác và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ; đồng thời cũng chú trọng phát triển các loại hình cây ăn trái xen canh trong vườn dừa, kết hợp với khai thác tổng hợp tiềm năng kinh tế vườn nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích, đa dạng hóa sản phẩm.

Ổn định và phát triển vững chắc kinh tế dừa trên cơ sở thâm canh, đa dạng hóa các loại hình nuôi trồng xen canh (ca cao, cây ăn trái,...) trên các địa bàn thích nghi.

Xóa diện tích lúa phân tán trong khu vực quy hoạch kinh tế vườn, ổn định các vùng

chuyên canh lúa tăng vụ (kết hợp với chăn nuôi heo, bò) và một số diện tích lúa luân canh thủy sản. Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa hệ thống canh tác trên nền lúa.

Phát triển các hệ thống canh tác có rau màu trên giồng cát và luân canh với lúa, từng bước đưa lên chất lượng an toàn và sạch nhằm phục vụ nhu cầu thực phẩm đô thị trong và ngoài tỉnh.

Ổn định vùng chuyên canh mía trên các địa bàn thích nghi.

Phát triển theo chiều sâu nghề sản xuất giống cây ăn trái, phát triển mạnh nghề hoa kiểng trên cơ sở cải thiện quy mô và chất lượng sản xuất các làng nghề.

Phát triển đàn heo về số lượng và về chất lượng trên cơ sở tăng dần quy mô nuôi/hộ, đẩy mạnh chăn nuôi trang trại nuôi tập trung, cải thiện vòng quay, trọng lượng xuất chuồng và tình trạng nạc hóa.

Tập trung phát triển mạnh đại gia súc, hình thành vùng chăn nuôi và cung ứng giống

bò thịt có quy mô lớn nhất vùng, từng bước phát triển lên bò thịt công nghiệp, kết hợp với quy hoạch đồng bộ vùng trồng cỏ cao sản.

Phục hồi đàn gia cầm và phát triển ổn định với nhiều hình thức nuôi đa dạng (thả vườn, công nghiệp, bán công nghiệp) theo hướng kiêm dụng, trong đó, chú trọng phát triển hình thức nuôi công nghiệp.

Phát triển các loại hình khu nông nghiệp công nghệ - kỹ thuật cao làm hạt nhân phát triển và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp; đồng thời gia tăng tỉ trọng, chất lượng các loại hình dịch vụ nông nghiệp và các ngành nông nghiệp có sản phẩm hướng thị trường tiêu thụ đô thị, du lịch.

Các sản phẩm chủ lực, đặc trưng cho ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre trong giai đoạn

phát triển 2010 – 2020 là trái cây đặc sản, dừa, thịt bò, thịt heo, giống cây ăn trái và giống bò, hoa kiểng.

3.2.2.1.2. Định hướng phát triển một số cây trồng chủ lực

- Cây lương thực:

+ Cây lúa: diện tích canh tác lúa dự kiến còn khoảng 25.000 ha vào năm 2020 (giảm

4,2%/năm) do sự phát triển kinh tế vườn, rau màu và các loại đất chuyên dùng. Diện tích

gieo trồng giảm còn 79.400 ha năm 2020 (giảm 0,1%/năm), nhưng chậm hơn so với tốc độ giảm diện tích canh tác, nhờ tăng vụ lúa (Đông Xuân, Hè Thu) trên địa bàn huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú theo tiến độ hoàn thiện các công trình thủy lợi ngăn mặn tạo nguồn ngọt. Năng suất lúa dự kiến tăng từ 45,72 tạ/ha/vụ (năm 2010) lên khoảng 46,83 tạ/ha/vụ (năm 2020) (tăng 0,2%/năm), nhờ đẩy mạnh thâm canh. Sản lượng lúa dự báo vẫn có xu hướng tăng nhẹ (0,1%/năm), năm 2020 ước đạt khoảng 371.860 tấn.

+ Màu lương thực: diện tích dự báo khoảng 1.780 ha (năm 2020) với 1.280 ha ngô và

500 ha khoai (tăng 2,8%/năm). Sản lượng dự kiến đạt khoảng 5.700 tấn ngô và 5.000 tấn

khoai vào năm 2020.

- Cây thực phẩm: Theo tiến độ phát triển đô thị và nâng cao đời sống, diện tích gieo trồng rau đậu vào năm 2020 dự kiến khoảng 10.100 ha (tăng 5,5%/năm), sản lượng ước đạt

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)