7. Bố cục của đề tài
2.3. Thực trạng PTBV NN-NT tỉnh Bến Tre thời kì CNH-HĐH
2.3.1.1. Tăng trưởng kinh tế NN-NT
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là 8,1%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 5,0%/năm, lâm nghiệp giảm 6,8%/năm, thuỷ sản tăng 12,6%/năm. Năm 2010, giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (theo giá so sánh) đạt 8.603,7 tỷ đồng, gấp 2,18 lần so với năm 2000 (3.948,5 tỷ đồng) và gấp 1,55 lần so với năm 2005 (5.539,5 tỷ đồng).
Kinh tế nông thôn chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khi phân tích cơ cấu kinh tế ở nông thôn (GDP), cho thấy nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng phần lớn: 71,30% (năm 2000), 51,06% (năm 2010).
Tốc độ tăng GDP khu vực nông thôn bình quân giai đoạn 2001 – 2010 khoảng
9,3%/năm.
2.3.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn 2.3.1.2.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản, chiếm tỉ trọng cao nhất là nông nghiệp (61,54%) và thấp nhất là lâm nghiệp (0,17%).
Nhìn chung, từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản có
sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản.
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất, cơ cấu và tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản
Chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GTSX (giá tt) 5.428.385 8.746.481 9.584.104 10.975.229 15.512.325 17.239.350 19.529.753 Nông nghiệp 3.739.600 5.521.367 5.772.622 6.569.124 10.339.328 11.431.314 12.017.951 Lâm nghiệp 69.256 62.371 64.809 55.389 50.783 50.318 32.989 Thuỷ sản 1.619.529 3.162.743 3.746.673 4.350.716 5.122.214 5.757.718 7.478.813 Cơ cấu 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông nghiệp 68,89 63,13 60,23 59,86 66,65 66,31 61,54 Lâm nghiệp 1,28 0,71 0,68 0,50 0,33 0,29 0,17 Thuỷ sản 29,83 36,16 39,09 39,64 33,02 33,40 38,29 GTSX (giá ss) 3.948.492 5.539.518 5.921.509 6.716.529 7.468.673 7.969.564 8.603.737 Nông nghiệp 2.522.116 3.225.278 3.289.405 3.541.518 3.782.855 4.025.805 4.090.860 Lâm nghiệp 52.579 50.167 51.566 42.931 39.799 39.685 25.991 Thuỷ sản 1.373.797 2.264.073 2.580.538 3.132.080 3.646.019 3.904.074 4.486.886 Tăng trưởng 4,15 6,56 6,89 13,43 11,20 6,71 7,96 Nông nghiệp 2,50 5,94 1,99 7,66 6,81 6,42 1,62 Lâm nghiệp 8,61 -14,2 2,79 -16,75 -7,3 -0,29 -34,51 Thuỷ sản 6,33 8,04 13,98 21,37 16,41 7,08 14,93
Bình quân 2001 - 2005 Bình quân 2006 – 2010 Bình quân 2001 - 2010
Tăng trưởng 7,0 9,2 8,1
Nông nghiệp 5,0 4,9 5,0
Lâm nghiệp -0,9 -12,3 -6,8
Thuỷ sản 10,5 14,7 12,6
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009, 2010 (GTSX: Triệu đồng; cơ cấu: %, tăng trưởng: %)
Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành trồng trọt (58,98%) và thấp nhất là dịch vụ nông nghiệp (12,74%) (năm 2010). Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp (giá hiện hành) đạt 12.017.951 triệu đồng, tăng gấp 3,2 lần so với năm 2000.
Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2000 - 2010
2.3.1.2.1.1.1. Trồng trọt:
2.3.1.2.1.1.1.1. GTSX và chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành trồng trọt:
Trong cơ cấu GTSX ngành trồng trọt (giá thực tế) năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là nhóm cây ăn quả (36,84%), tiếp theo là nhóm cây công nghiệp (28,36%), nhóm cây lương thực (24,89%) và sau đó là rau đậu các loại (5,20%), cây khác (4,71%). So với năm 2005, cơ cấu GTSX ngành trồng trọt năm 2010 có sự chuyển dịch theo hướng: tỉ trọng cây ăn quả giảm 12,7%; tỉ trọng cây công nghiệp tăng 7,82%; tỉ trọng rau đậu các loại tăng 3,08%; tỉ trọng cây lương thực tăng nhẹ 1,29%; tỉ trọng cây khác tăng 0,51%. Năm 2010, giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá thực tế) đạt 7.087.974 triệu đồng và gấp 2,58 lần so với năm 2005.
Năm 2010, giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá so sánh) là 4.090.860 triệu đồng so với năm 2000 (2.522.116 triệu đồng) tăng gấp 1,62 lần. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2001 – 2010 là 3,3%/năm.
Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Bến Tre năm 2005 và năm 2010
2.3.1.2.1.1.1.2. Quy mô sản xuất và sản lượng các nhóm cây trồng:
+Nhóm cây lương thực:
• Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt giảm, từ 102.382 ha (năm 2000) xuống
còn 81.166 ha (năm 2010), giảm 21.216 ha. Tốc độ giảm diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt giai đoạn 2001 – 2010 là 2,3%/năm. Sản lượng lương thực có hạt tăng chậm từ 359.469 tấn (năm 2000) lên 370.274 tấn (năm 2010), tăng 10.805 tấn, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là 0,3%/năm. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người năm 2010 đạt 294,6 kg, tăng gấp 1,06 lần so với năm 2000 (277 kg/người).
• Lúa (là cây lương thực quan trọng của tỉnh): Là tỉnh có diện tích canh tác, diện tích gieo trồng, sản lượng lúa ít nhất vùng ĐBSCL, năng suất thấp chỉ cao hơn tỉnh Cà Mau
do điều kiện đất – nước ít thích nghi với cây lúa.Diện tích gieo trồng lúa giảm từ 101.617
ha (năm 2000) xuống còn 80.228 ha (năm 2010), giảm 21.389 ha, do đất ruộng lên liếp lập vườn, do xây dựng nhà ở, giao thông,... Tốc độ giảm diện tích gieo trồng lúa bình quân trong giai đoạn 2001 – 2010 là 2,3%/năm. Nhờ đẩy mạnh thâm canh và xây dựng các công trình thuỷ lợi nên năng suất lúa bình quân tăng đáng kể từ 35,16 tạ/ha (năm 2000) lên 45,72tạ/ha (năm 2010), với tốc độ tăng bình quân 2,7%/năm. Sản lượng lúa nhìn chung vẫn
tăng nhẹ từ 357.263 tấn năm 2000 lên 370.274 tấn năm 2010 (tăng 13.011 tấn), với tốc độ tăng bình quân là 0,3%/năm. Sản lượng lúa bình quân đầu người năm 2010 đạt 291,9 kg/người tăng gấp 1,06 lần so với năm 2000 (275 kg/người). Với sản lượng như trên đã đảm bảo lương thực cho nhu cầu của người dân trong tỉnh, ngoài ra còn dành một phần gạo làm nguyên liệu cho các ngành TTCN nông thôn (làm các loại bánh, đặc biệt là bánh tráng). Về tình hình cơ giới hóa, các khâu làm đất, tưới tiêu và suốt hạt đã sử dụng cơ giới hầu như 100%; khâu gieo sạ và thu hoạch bước đầu thử nghiệm áp dụng máy sạ hàng, máy thu hoạch ở phạm vi hẹp; riêng một phần khâu chăm sóc vẫn phải thực hiện thủ công.
Hình 2.4. Biểu đồ diện tích và sản lượng lúa tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2000 - 2010
Ngoài ra, còn trồng ngô, khoai lang, sắn nhưng rất kém phát triển do quỹ đất thích
nghi không nhiều, do không có thị trường tiêu thụ ổn định, luôn bị cạnh tranh bởi các nhóm cây trồng khác có hiệu quả cao hơn (cây thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm).
+ Nhóm cây thực phẩm (rau đậu các loại):
• So với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu long, cây thực phẩm trên địa bàn tỉnh
tương đối phát triển hơn nhờ có nhiều giồng cát; ngoài các loại rau đậu phổ thông phục vụ đô thị, hệ thống canh tác được đặc trưng bởi vùng chuyên hành tím tại khu vực giồng cát Tân Thủy, An Hòa Tây (Ba Tri).
• Nhìn chung, diện tích gieo trồng rau đậu các loại tăng, từ 4.606 ha (năm 2000)
lên 5.926 ha (năm 2010), tăng 1.320 ha với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là
phù sa thuộc TP Bến Tre, các huyện Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam.
• Năng suất rau đậu tăng khá (từ 89,96 tạ/ha năm 2000 lên 165,28 tạ/ha năm 2010, tăng 75,32 tạ/ha), dẫn đến sản lượng tăng nhanh (từ 41.437 tấn năm 2000 lên 97.944 tấn năm 2010, tăng 56.507 tấn). Tốc độ tăng sản lượng rau đậu bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là 9,0%/năm.
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng các loại rau đậu của tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2000 – 2010
+ Cây công nghiệp hàng năm:
• Chủ yếu là mía, đậu phọng, lát. Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm (6.575
ha năm 2010) ngày càng giảm với tốc độ giảm bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là 8,7%/năm, do chuyển sang trồng dừa, cây ăn quả,... Sản lượng cây công nghiệp hàng năm giảm, từ 992.761 tấn (năm 2000) xuống còn 463.988 tấn (năm 2010), giảm 528.773 tấn với tốc độ bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là 7,3%/năm.
• Cây mía:
* Là cây công nghiệp hàng năm quan trọng nhất trên địa bàn, với các vùng chuyên canh mía đã hình thành khá lâu đời tại Mỏ Cày Nam và Giồng Trôm (dẫn đến sự phát triển khá mạnh của các lò đường thủ công trước năm 2000), gần đây là các vùng
chuyên mới hình thành tại Bình Đại và Ba Tri, Thạnh Phú, cùng với sự phát triển của nhà máy đường Bến Tre tại An Hiệp (Châu Thành).
* Diện tích mía có xu hướng giảm nhanh, từ 15.760 năm 2000 xuống còn 5.865 ha năm 2010 (giảm 9.895 ha), với tốc độ giảm bình quân 9,4%/năm, chủ yếu là do: điều kiện giá cả biến động mạnh theo hướng giảm; tình trạng lao động tại khu vực nông thôn ngày càng khan hiếm vào thời điểm cao điểm trồng, chăm sóc, thu hoạch; biến đổi về điều kiện tự nhiên của một số vùng sau khi hình thành hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre như quá
trình dâng cao mực nước tại Tâm Mỹ (Ba Tri).
* Năng suất mía tăng khá nhanh, từ 628,40 tạ/ha (năm 2000) lên 784,41 tạ/ha (năm 2010), với tốc độ tăng bình quân 2,2%/năm. Sản lượng mía liên tục giảm, từ 990.361 tấn (năm 2000) xuống còn 460.056 tấn (năm 2010), giảm 530.305 tấn. Tốc độ giảm sản lượng mía bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là 7,4%/năm.
* Hạn chế: giá cả biến động do phụ thuộc vào giá thu mua của các nhà máy đường, hiệu quả canh tác không ổn định qua các năm; điều kiện mặt bằng rất khó ứng dụng cơ giới hóa.
• Lạc (đậu phọng): phân bố trên các giồng cát tại Mỏ Cày Nam và Ba Tri, diện tích 321 ha, năng suất 28,63 tạ/ha, sản lượng 919 tấn (năm 2010).
• Cói (lát): phân bố chủ yếu tại 2 xã Khánh Thạnh Tân và Nhuận Phú Tân (Mỏ
Cày Bắc), diện tích 389 ha, sản lượng 3.013 tấn (năm 2010).
+ Cây công nghiệp lâu năm: chủ yếu là cây dừa (ngoài ra, trong những năm gần đây còn phát triển trồng ca cao xen trong vườn dừa theo dự án). Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất vùng ĐBSCL. Từ năm 2000 đến năm 2005, diện tích trồng dừa của tỉnh giảm nhẹ, từ 37.758 ha (năm 2000) xuống còn 37.595 ha (năm 2005) do quá trình phát triển mạnh cây ăn trái trong giai đoạn này. Sau năm 2005, do thị trường trái cây có khuynh hướng chựng lại, lao động nông thôn giảm dần và thị trường dừa khởi sắc, thúc đẩy việc trồng mới dừa trên đất liếp nên diện tích dừa tăng nhanh đột biến và đạt 51.560 ha (năm 2010) với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 6,5%/năm. Cây dừa tập trung chủ yếu ở Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Giồng Trôm. Năm 2010, sản lượng dừa đạt 420.173 tấn, gấp 1,8 lần so với năm 2000, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là 6,1%/năm.
Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng dừa tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2000 – 2010
+ Nhóm cây ăn quả: đứng thứ 3 ở ĐBSCL (sau Tiền Giang và Vĩnh Long). Diện tích gieo trồng tăng nhanh trong giai đoạn 2000 – 2005 (từ 32.379 ha năm 2000 lên 39.739 ha năm 2005), sau đó giảm xuống còn 32.680 ha (năm 2010) do chuyển sang trồng dừa. Về cơ cấu diện tích cây ăn quả luôn bị biến động theo các yếu tố thị trường, dịch bệnh và hiệu quả canh tác. Do sự biến động cơ cấu nội bộ cây ăn quả, nên năng suất cây ăn quả giảm 1,0%/năm và đạt 122,23 tạ/ha (năm 2010). Sản lượng cây ăn quả cũng biến động theo diện tích năm 2000: 309.254 tấn, năm 2005: 379.902 tấn (tăng 70.648 tấn), năm 2010 giảm còn 318.040 tấn. Một số sản phẩm cây ăn quả như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh đã hình thành được danh tiếng trên thị trường (sầu riêng Chín Hóa, Ri6, chôm chôm đường, măng cụt Cái Mơn, bưởi da xanh) và bắt đầu được canh tác – tiêu thụ khá tập trung.
Hình 2.7. Biểu đồ cơ cấu diện tích trồng các loại cây ăn quả của tỉnh Bến Tre năm 2000 và năm 2010
+ Sản xuất giống cây ăn quả và hoa kiểng:
• Nghề sản xuất giống cây ăn quả phát triển chủ yếu trên địa bàn huyện Chợ Lách, một số xã ở khu vực phía Tây huyện Mỏ Cày Bắc, Châu Thành, trong đó tập trung nhất tại Vĩnh Thành và các xã lân cận (Chợ Lách), hình thành vùng sản xuất giống cây ăn quả lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long; trong giai đoạn 2001-2005, sản lượng cây giống ước vào khoảng 15 – 20 triệu cây/năm, tập trung chủ yếu là nhóm cây có múi; ngoài ra còn có xoài, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt,… Sau năm 2005, sản lượng ước còn khoảng 10 – 13 triệu cây/năm và có khuynh hướng đa dạng hóa các chủng loại theo yêu cầu của thị trường.
• Nghề sản xuất hoa kiểng chủ yếu tập trung tại Vĩnh Thành và các xã lân cận
(Chợ Lách) với thế mạnh mai vàng, kiểng cổ, kiểng thế, kiểng hóa thú, hoa ghép, kiểng lá nhập nội; là một trong những khu vực sản xuất hoa kiểng lớn nhất vùng ĐBSCL; sản lượng hàng năm ổn định trong khoảng 1 triệu đơn vị hoa kiểng/năm. Hạn chế là giá cả luôn biến động do chưa hoàn toàn chủ động trong thị trường, chủ yếu là tiêu thụ theo hệ thống thương lái, tự tiêu thụ vào dịp Tết,…
2.3.1.2.1.1.2. Chăn nuôi
2.3.1.2.1.1.2.1. GTSX và chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi:
Hình 2.8. Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh Bến Tre năm 2005 và năm 2010
GTSX ngành chăn nuôi (giá thực tế) đạt 3.399.216 triệu đồng (năm 2010), so với năm 2000 (1.629.019 triệu đồng) tăng gấp 2,09 lần. Trong cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi (năm 2010), chiếm tỉ trọng cao nhất là gia súc 80,91%, tiếp theo là gia cầm 11,52%, sản phẩm không qua giết mổ 3,77%, sản phẩm phụ chăn nuôi 2,05% và thấp nhất là chăn nuôi khác
1,75%. So với năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2010 có sự chuyển
dịch theo hướng: giảm tỉ trọng gia súc, chăn nuôi khác và tăng tỉ trọng gia cầm, sản phẩm không qua giết mổ, sản phẩm phụ chăn nuôi.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (giá so sánh) bình quân giai đoạn 2001 – 2010 khá cao 8,4%/năm. Năm 2010, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (giá so sánh) là 955.666 triệu đồng, tăng 2,23 lần so với năm 2000.
2.3.1.2.1.1.2.2. Quy mô và sản lượng một số gia súc và gia cầm:
- Lợn (heo): 431.562 con (năm 2010), tăng 4,4%/năm (trong giai đoạn 2001 – 2010).
Lợn được nuôi tập trung với quy mô lớn nhất phân bố chủ yếu ở Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Giồng Trôm. Trọng lượng lợn xuất chuồng thuộc loại khá cao, bình quân trên 95 kg, vòng quay chăn nuôi cao (2,25). Sản lượng thịt lợn hơi đạt 62.873,4 tấn (năm 2010), so với năm 2000 tăng gấp 1,6 lần với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là 5,1%/năm. Hạn chế của chăn nuôi lợn là chưa giải quyết hiệu quả và triệt để vấn đề môi trường nuôi; đồng thời tuy có nhiều vùng nuôi tập trung nhưng về mặt thị trường vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thương lái; trên địa bàn tỉnh chưa xây dựng hệ thống con giống GP và GGP.
- Đàn trâu ngày càng giảm (còn 1.807 con, năm 2010) do quá trình cơ giới hóa gia tăng, nhu cầu cày kéo giảm và người nuôi có khuynh hướng phát triển mạnh đàn bò. Đàn trâu tập trung nhiều nhất ở huyện Ba Tri.
- Đàn bò: tăng rất nhanh (14,3%/năm), đạt 166.451 con (năm 2010), do chăn nuôi bò
về cơ bản đạt hiệu quả khá cao, thị trường tiêu thị rộng lớn,…; đàn bò tập trung chủ yếu ở các huyện Ba Tri, Mỏ Cày, Thạnh Phú và Giồng Trôm. Sản lượng thịt bò hơi đạt 14.519 tấn (năm 2010).
- Gia cầm: có sự biến động mạnh trong thời gian qua do dịch cúm gia cầm. Năm
2010, tổng đàn gia cầm là 4.702.600 con, sản lượng đạt 8.083,8 tấn thịt và 77.439 nghìn quả trứng. Về cơ cấu đàn gia cầm, đàn vịt chiếm tỉ trọng thấp (37,5%) do đặc thù kinh tế lúa (thích hợp với nuôi vịt đẻ và vịt chạy đồng) không phát triển trên địa bàn tỉnh. Về các loại hình sản xuất, chủ yếu là nuôi gia cầm quy hô nông hộ, nuôi gà thả vườn (các huyện có kinh tế vườn), nuôi vịt đàn (chủ yếu tại Ba Tri).
Bảng 2.3. Số lượng, sản lượng đàn gia súc, gia cầm tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2000 – 2010
Chỉ tiêu 2000 2005 2010 Tốc độ tăng trưởng (%) 2001 - 2005 2006 - 2010 2001 - 2010 Gia súc (con) - Trâu 5.402 2.888 1.807 -11,8 -9,0 -10,4 - Bò 43.736 124.306 166.451 23,2 6,0 14,3 - Lợn 280.639 299.830 431.562 1,3 7,6 4,4 - Ngựa 46 13 39 -22,4 24,6 -1,6