Nhóm các nhân tố kinh tế

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 33)

7. Bố cục của đề tài

1.4.1.Nhóm các nhân tố kinh tế

Quá trình tái sản xuất xã hội luôn chịu tác động của các yếu tố “đầu vào” hay còn gọi là các nhân tố tác động đến tổng cung và các yếu tố “đầu ra” hay còn gọi là các nhân tố tác động đến tổng cầu.

Các nhân tố tác động đến tổng cung: mối liên hệ tác động của các nhân tố “đầu vào” đến sản lượng “đầu ra” của một nền kinh tế được khái quát qua hàm sản xuất tổng quát sau:

Y = F (Xi), với i = 1, 2,…, n Trong đó:

- Y: giá trị sản lượng đầu ra. - Xi: giá trị các yếu tố đầu vào.

Qua hàm sản xuất trên cho thấy, giá trị sản lượng đầu ra (Y) phụ thuộc rất nhiều vào quy mô, chất lượng và cách thức phối hợp giữa các yếu tố đầu vào (Xi) trong quá trình sản xuất. Có rất nhiều yếu tố đầu vào tác động đến tổng cung, trong đó có 4 yếu tố cơ bản có tác động trực tiếp đến tổng cung, gồm:

- Vốn sản xuất (K): là yếu tố quan trọng tham gia vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Sự thay đổi của quy mô sản xuất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tổng sản lượng quốc gia. - Lao động (L): thể hiện ở cả số lượng và chất lượng, trong đó chất lượng của lao động ngày càng ảnh hưởng quan trọng đến gia tăng sản lượng quốc gia.

- Tài nguyên thiên nhiên (R): bao gồm đất đai, khoáng sản, rừng và tài nguyên biển,

trong đó đất đai có vai trò quan trọng nhất.

- Khoa học và công nghệ (T): là yếu tố đầu vào ngày càng quan trọng làm thay đổi phương pháp sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng năng suất lao động, tiết kiệm lao động sống và giảm chi phí sản xuất.

Như vậy, mối quan hệ giữa gia tăng sản lượng “đầu ra” với gia tăng các yếu tố “đầu vào” là vốn, lao động, tài nguyên đất đai, khoa học và công nghệ được biểu diễn trong hàm sản xuất tổng quát như sau:

Y = F (K, L, R, T)

Các yếu tố nêu trên không phải là những tham số rời rạc mà có quan hệ theo những tỉ lệ

và trong điều kiện không gian, thời gian nhất định. Sự phân bố các yếu tố đầu vào đối với các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế không giống nhau sẽ tạo ra năng suất lao động và sản lượng đầu ra giữa các ngành, các lĩnh vực khác nhau, từ đó hình thành một CCKT mới cho sự PTBV.

Đối với ngành nông nghiệp, bên cạnh những đặc điểm chung còn có những đặc điểm riêng nên tác động của các nhân tố đến tổng cung trong nông nghiệp còn có những đặc điểm khác biệt so với các ngành khác.

+ Vốn đầu tư nông nghiệp: là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất và khi phân tích tác động của vốn đến PTBV nông nghiệp cần lưu ý đặc điểm chủ yếu sau:

• Nhu cầu vốn trong nông nghiệp mang tính thời vụ cao hơn các ngành khác do phụ

thuộc vào mùa vụ của cây trồng và vật nuôi.

• Đầu tư vốn trong nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro hơn do kết quả sản xuất nông

nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.

• Mức lưu chuyển vốn chậm do chu kì sản xuất của nông nghiệp dài.

• Một số loại vốn như hạt giống phân bón, được nông dân sử dụng trực tiếp vào sản

xuất mà không được trao đổi trên thị trường, nên khi tính toán vốn phải dựa trên giá trị cơ hội của các loại vốn đó.

• Nguồn vốn trong nông nghiệp được hình thành chủ yếu từ vốn tự có của nông dân

do tiết kiệm được và đầu tư vào tái sản xuất mở rộng; vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước

chủ yếu cho xây dựng kết cấu hạ tầng, nghiên cứu và triển khai khoa học; vốn vay từ hệ thống định chế tài chính nông thôn; vốn viện trợ và cho vay ưu đãi từ các chính phủ và tổ chức tài chính – tiền tệ trên thế giới và ruộng sản xuất nông nghiệp rất lớn, nhưng khả năng tiết kiệm của nông dân thấp, đầu tư từ ngân sách Nhà nước hạn chế, thu hút đầu tư từ nguồn vốn tín dụng và đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp không cao, dẫn tới cần phải có sự can thiệp tích cực từ Nhà nước thông qua hệ thống cơ chế, chính sách về vốn.

• Các chỉ tiêu chủ yếu thường được sử dụng để phân tích tình hình sử dụng vốn trong

và các lĩnh vực sản xuất, (iii) mức đầu tư vốn bình quân trên một ha hay trên một đầu con gia súc, (iv) hiệu quả sử dụng vốn các ngành.

+ Đất đai nông nghiệp:là toàn bộ các loại đất mà xã hội sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Khi phân tích tác động của đất đến sản xuất nông nghiệp cần lưu ý đặc điểm chủ yếu sau:

• Mặc dù là tư liệu sản xuất, nhưng là tư liệu sản xuất đặc biệt, nếu sử dụng hợp lí thì chất lượng của đất sẽ tăng lên.

• Đất đai có giới hạn về diện tích nên cần sử dụng một cách tiết kiệm.

• Chất lượng các loại đất rất khác nhau và gắn bó chặt chẽ với điều kiện địa hình, khí hậu, nguồn nước, nên cần bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Các chỉ tiêu chủ yếu sử dụng phổ biến để đánh giá tình hình sử dụng đất nông

nghiệp, gồm: (i) quy mô đất nông nghiệp bình quân nhân khẩu hoặc nhân khẩu nông nghiệp,

(ii) hệ số sử dụng đất nông nghiệp, (iii) hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, bao gồm: năng suất lao động (tính bằng hiện vật hoặc giá trị), lợi nhuận và thu nhập bình quân trên một ha đất nông nghiệp.

+ Lao động nông nghiệp: là toàn bộ những người tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khi phân tích tác động của lao động đến PTBV nông nghiệp cần lưu ý đặc điểm chủ yếu sau:

• Số lượng lao động nông nghiệp biến động theo xu hướng có tính quy luật giảm dần

và phụ thuộc vào mức tăng trưởng của các ngành kinh tế khác.

• Chất lượng nguồn lao động biến động theo xu hướng có tính quy luật tăng dần tương ứng với số lượng lao động nông nghiệp giảm dần.

• Nhu cầu lao động trong nông nghiệp có tính thời vụ cao, nên cần chú trọng đáp ứng

nhu cầu lao động lúc thời vụ căng thẳng cũng như tạo thêm việc làm cho lao động trong lúc thời vụ nông nhàn.

• Các chỉ tiêu chủ yếu sử dụng phổ biến để phân tích tình hình sử dụng lao động nông nghiệp, gồm: (i) tỉ suất sử dụng lao động nông nghiệp để đánh giá là mức độ sử dụng nguồn lao động nông nghiệp, (ii) xác định điểm ngoặt để dự báo thời điểm mà tại đó tốc độ tăng trưởng số lượng lao động nông nghiệp bằng zero, (iii) năng suất lao động nông nghiệp, thường được tính bằng giá trị sản lượng nông nghiệp theo giá cố định bình quân 1 lao động nông nghiệp.

+ Khoa học và công nghệ trong nông nghiệp: nội dung chủ yếu của cách mạng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp hiện nay tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản là: thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, hoá học hoá và sinh học hoá. Mỗi khía cạnh có vai trò tác động đến

CDCCKT nông nghiệp theo các khía cạnh và mức độ rất khác nhau.

• Thuỷ lợi hoá là biện pháp hàng đầu nhằm khai thác và sử dụng nguồn nước để gia

tăng sản lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, hạn chế những tác hại do nước gây ra và cải thiện môi trường nông thôn. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá trình độ thuỷ lợi hoá: tổng diện tích và tỉ trọng diện tích được tưới tiêu chủ động.

• Cơ giới hoá nông nghiệp là quá trình cải biến về công cụ sản xuất nông nghiệp

nhằm chuyển lao động thủ công thành lao động cơ giới, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy chuyển dịch lao động, đáp ứng kịp thời tính thời vụ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành nông sản. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá trình độ cơ giới hoá trong các khâu của quy trình sản xuất NN, gồm: (i) tổng diện tích và tỉ lệ diện tích được cơ giới hoá trong các khâu của quy trình sản xuất nông nghiệp, (ii) mức độ trang bị máy móc trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

• Hoá học hoá là quá trình áp dụng những thành tựu về công nghiệp hoá chất vào

phục vụ sản xuất và bảo quản sản phẩm nông nghiệp, nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và gia tăng hiệu quả sản xuất. Chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá trình độ hoá học hoá là: mức độ đầu tư phân bón và nông dược trên một ha gieo trồng hoặc trên 1 tấn sản phẩm.

• Sinh học hoá là quá trình áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ về sinh

học và sinh thái vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. Chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá trình độ sinh học hoá là tỉ lệ diện tích gieo trồng hoặc đầu tư gia súc, gia cầm áp dụng các thành tựu về công nghệ sinh học và sinh thái như: giống mới, phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM).

Các nhân tố tác động đến tổng cầu: trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, có 4 yếu tố cơ bản được xem là có tác động trực tiếp đến tổng cầu, gồm chi tiêu cho cá nhân (C), chi tiêu của chính phủ (G), chi tiêu cho đầu tư (I) và chi tiêu qua thương mại quốc tế hay giá trị kim ngạch xuất khẩu ròng (X-M).

GDP: C + G + I + (X – M)

Đối với ngành nông nghiệp, tác động của các nhân tố đến tổng cầu được thể hiện ở các

+ Tiêu dùng cho cá nhân: là hàng hoá và dịch vụ nông nghiệp do dân cư tiêu dùng. Mức tiêu dùng này phụ thuộc chủ yếu vào quy mô dân số và mức thu nhập hay khả năng thanh toán thực tế của dân cư. Xu hướng chung là quy mô dân số càng lớn, tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ nông nghiệp càng nhiều, còn đối với thu nhập của dân cư, có hai khuynh hướng xảy ra, khi thu nhập còn thấp, tiêu dùng các nông sản thông thường tăng và khi thu nhập tăng, tiêu dùng các nông sản thông thường giảm và tiêu dùng các nông sản có chất lượng cao tăng. Ngoài ra, tính ưa thích theo thói quen tiêu dùng một số loại sản phẩm nào đó đòi hỏi các nhà đầu tư phải tìm cách đáp ứng cũng tác động vào sự hình thành cơ cấu.

+ Chi tiêu của chính phủ: là các khoản chi mua hàng hoá và dịch vụ nông nghiệp của chính phủ, bao gồm: mua dự trữ quốc gia, hỗ trợ sản xuất và viện trợ.

+ Chi tiêu đầu tư: là các khoản chi tiêu cho nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp và dân cư chủ yếu là giống cho tái sản xuất và hàng hoá nông nghiệp được sử dụng làm nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất của các ngành.

+ Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu:là chênh lệch giữa kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ nông nghiệp hay chính là chi phí ròng bỏ ra cho thương mại quốc tế. Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá một cách rạch ròi tác động của từng nhân tố nêu trên đến sản xuất của một ngành và trên phạm vi của một vùng lãnh thổ là hết sức khó khăn. Do vậy, chỉ đi sâu phân tích hai nhóm nhân tố tổng hợp là thị trường trong nước và xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 33)