Nhóm chỉ tiêu phản ánh tiến bộ xã hội

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 41)

7. Bố cục của đề tài

1.6.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tiến bộ xã hội

Tiến bộ xã hội có thể có nhiều cách đánh giá khác nhau cũng như những quan niệm khác

nhau nhưng vấn đề cuối cùng của tiến bộ xã hội chính là sự phát triển con người. Tiến bộ xã hội được xem xét trên các mặt: tuổi thọ, trình độ giáo dục, thu nhập của dân cư.

+ Tuổi thọ

Tuổi thọ của dân cư phản ánh kết quả cuối cùng của tiến bộ xã hội như môi trường sống, chăm sóc sức khoẻ, thu nhập, điều kiện lao động tác động đến đời sống dân cư. Để phản ánh tuổi thọ dân cư, chỉ tiêu thường được sử dụng là: tuổi thọ trung bình của dân cư. Gắn với quá trình phát triển kinh tế, tuổi thọ trung bình được nâng cao dần.

+ Giáo dục

Phản ánh trình độ giáo dục và dân trí của một quốc gia, các chỉ tiêu được sử dụng: tỉ lệ người lớn biết chữ (tỉ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ), tỉ lệ dân số đi học phổ thông đúng độ tuổi (tỉ lệ dân số 6 – 17 tuổi đi học phổ thông), chỉ số giáo dục (Education Index, EI). Chỉ số giáo dục được xác định bởi công thức sau:

EI =

Pe: tỉ lệ người lớn biết chữ.

Pa: tỉ lệ dân số đi học phổ thông đúng độ tuổi.

+ Thu nhập – nghèo đói

Nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở nhu cầu hấp thụ lượng calori tối thiểu bình quân trên một ngày của mỗi người (2100 – 2300 calori) đảm bảo khả năng sống và làm việc bình thường. Để đảm bảo nhu cầu ngày, con người cần khoảng thu nhập nhất định để chi tiêu cho lương thực, thực phẩm. Do đó để phản ánh mức thu nhập trên, chỉ tiêu được sử dụng là tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người (GDP/người).

Khái niệm về nghèo

- Hội nghị chống nghèo đói khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức

tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 3/1993 đã đưa ra định nghĩa sau: nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương.

- Đói nghèo thể hiện ở nhiều dạng và cấp (suy dinh dưỡng, bệnh tật, thất học,…).

Chỉ tiêu đánh giá

- Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), hộ thuộc diện nghèo đói được đánh

giá bởi hai chỉ tiêu: mức nghèo đói lương thực và mức nghèo đói chung.

- Mức nghèo đói lương thực dựa trên chỉ tiêu mức năng lượng tối thiểu cần thiết cho

con người là 2100 – 2300 calories/người/ngày.

- Mức nghèo đói chung bao gồm mức nghèo đói lương thực tính cả chi phí cho mặt

hàng phi lương thực, thực phẩm (1USD/người/ngày) hoặc 360 USD/người/năm.

* Ở nước ta, nghèo đói được phân chia theo chuẩn nghèo quốc gia, nghĩa là dựa vào thu nhập bình quân đầu người/tháng.

- Theo nghị quyết số 143/2 của Bộ Lao động Thương binh – xã hội, chuẩn nghèo của

Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005: thành thị: 150000 đồng/người/tháng; nông thôn: 80000 đồng/người/tháng.

2Pe + Pa

- Ngày 8/7/2005, Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ban hành theo tiêu chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006 – 2010 như sau: thành thị: từ 260000 đồng/người/tháng trở xuống; nông thôn: từ 200000 đồng/người/tháng trở xuống.

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)