Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 26)

7. Bố cục của đề tài

1.3.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn

1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.3.1.1. Cơ cấu

Cơ cấu là một phạm trù triết học thể hiện cấu trúc bên trong cũng như tỉ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống. Cơ cấu là thuộc tính của một hệ thống nhất định.

1.3.1.2. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các bộ

phận cấu thành nền kinh tế trong không gian, thời gian và điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

Nền kinh tế quốc dân được phân chia theo nhiều cách thức và ở nhiều cấp độ khác nhau

nên khi nghiên cứu cơ cấu của một nền kinh tế cần xem xét từ nhiều góc độ khác nhau mới có thể thấy hết được các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của nền kinh tế đó và nhìn chung người ta thường xem xét từ các góc độ chủ yếu sau: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó quan trọng nhất là cơ cấu ngành.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: là tổng thể các mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận cấu thành nền nông nghiệp diễn ra trong không gian, thời gian và điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

Cơ cấu kinh tế nông thôn: là tổng thể các mối quan hệ kinh tế diễn ra trên địa bàn nông thôn (bao gồm cơ cấu của các ngành nông – lâm – thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, kể cả các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế,… được phát triển tại các vùng nông thôn) chúng có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về số lượng và liên quan chặt chẽ về mặt chất lượng; chúng tác động qua lại lẫn nhau trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với điều kiện KT-XH nhất định, tạo thành một hệ thống kinh tế nông thôn, một bộ phận hợp thành không thể tách rời của hệ thống nền kinh tế quốc dân.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn: là một phạm trù tổng hợp nhiều mặt, nhiều

mối quan hệ của nhiều lĩnh vực kinh tế NN-NT. Những khía cạnh biểu hiện chủ yếu của

CCKT NN-NT là cơ cấu theo ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế.

◘ Cơ cấu kinh tế NN-NT theo ngành:

Cơ cấu kinh tế phản ánh sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa sản xuất, được hình thành dựa trên mối quan hệ giữa các đối tượng khác của nền kinh tế. Sản xuất càng phát triển thì tập hợp ngành kinh tế càng đa dạng.

Theo hệ thống tài sản quốc gia, nền kinh tế thường được phân thành ba khu vực: khu

vực I gồm các ngành hoạt động nhằm khai thác các của cải từ thiên nhiên (nông – lâm –

thủy sản và khoáng sản); khu vực II gồm các ngành hoạt động nhằm thay đổi hình thái của những của cải vật chất (công nghiệp chế tạo và chế biến, xây dựng); khu vực III gồm các ngành nhằm cung ứng dịch vụ có ích cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội (thương nghiệp, bưu điện, vận tải, tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ đời sống, dịch vụ quản lí Nhà nước, hoạt động đoàn thể, từ thiện và tôn giáo). Trong mỗi khu vực được phân thành ngành kinh tế cấp 1 và dưới mỗi ngành cấp 1 được phân thành các ngành cấp 2, cấp 3, cấp 4,…

Sự phân chia các ngành như trên không phải là cách duy nhất mà có sự khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế và cơ chế quản lí của mỗi nước, nhưng có đặc điểm chung là thông qua quá trình vận động và mối liên hệ giữa các ngành có thể tìm được cách duy trì một cơ cấu hợp lí và có thể lựa chọn được những lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư các nguồn lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách hiệu quả nhất.

Ở nông thôn, điều kiện để hình thành các ngành nghề phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và truyền thống địa phương,… CCKT theo ngành ở nông thôn bao gồm:

+ Nhóm ngành nông – lâm – thủy sản: chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành kinh tế nông thôn, bởi vì nông thôn dù cho phát triển đến trình độ nào thì hoạt động kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp (theo nghĩa rộng).

+ Nhóm ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn: rất đa dạng, bao gồm nhiều nghề được phân bố trên địa bàn nông thôn, gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của dân cư nông thôn đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Công nghiệp nông thôn bao gồm: công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản thành phẩm và bán thành phẩm; công nghiệp sản xuất các loại tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt ở nông thôn; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, vôi, đá,…; nghề thủ công truyền thống như dệt, may, len, gốm, sơn mài, đồ gỗ, mây tre đan, thảm đay, chiếu cói,…

Ở nước ta, công nghiệp nông thôn tồn tại dưới nhiều hình thức như các làng nghề,

hộ nghề, các hợp tác xã nghề. Nhìn chung các cơ sở tiểu thủ công nghiệp này đều có quy mô nhỏ, phân tán, trình độ thấp kém.

+ Nhóm ngành dịch vụ nông thôn: ra đời và phát triển gắn liền với nông nghiệp và công nghiệp nông thôn. Khi xuất hiện sản xuất hàng hóa, năng suất lao động tăng lên, một bộ phận lao động từ trồng trọt, chăn nuôi đã tách ra làm dịch vụ thương mại “đầu vào”, “đầu

ra”. Dần dần dịch vụ trở thành một ngành phong phú, đa dạng, thúc đẩy các ngành kinh tế

khác phát triển. Dịch vụ nông thôn bao gồm các hoạt động: dịch vụ buôn bán hàng hóa,

cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm; dịch vụ kinh tế tài chính, tín dụng ngân hàng; dịch vụ

phục vụ sinh hoạt điện nước, vệ sinh, văn hóa, pháp luật; dịch vụ vận tải, thủy lợi, bảo vệ thực vật; dịch vụ giống như cây trồng vật nuôi,…

Khi nền sản xuất chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, tỷ trọng công

nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng lên trong CCKT nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

◘ Cơ cấu kinh tế NN-NT theo thành phần kinh tế:

Cơ cấu thành phần kinh tế gắn liền với các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và xu hướng chung là lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, các hình thức sở hữu ngày càng đa dạng. Tương ứng với mỗi hình thức là một thành phần kinh tế. Tuy nhiên, ngày nay giữa

các hình thức sở hữu có sự đan xen lẫn nhau tùy thuộc vào sự phát triển của các nền kinh tế, dẫn đến sự phân chia nền kinh tế theo các thành phần kinh tế ngày càng phức tạp. Từ mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong quá trình vận động người ta có thể thấy được xu hướng phát triển và vai trò của từng thành phần kinh tế để từ đó có thể đưa ra các giải pháp tác động phù hợp với yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế.

Kinh tế NN-NT được đặc trưng bởi nhiều thành phần kinh tế với nhiều chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Cơ cấu thành phần kinh tế dựa trên các hình thức sở hữu đa dạng có khả năng khai thác tối đa, phát huy được mọi tiềm lực để phát triển. Chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam đã huy động được các nguồn lực trong xã hội để phát triển nền kinh tế nói chung và trong đó có ngành nông nghiệp. Nền kinh tế quốc dân có bao nhiêu thành phần kinh tế thì kinh tế nông thôn có bấy nhiêu thành phần kinh tế. Tuy nhiên sự biểu hiện của các thành phần kinh tế NN-NT có những đặc điểm riêng.

◘ Cơ cấu kinh tế NN-NT theo vùng:

Cơ cấu vùng kinh tế phản ánh sự phân công lao động xã hội về mặt không gian địa lí. Thực tế việc phân chia này là để làm cơ sở cho hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch phát triển, thực thi chính sách xác thực và phù hợp với đặc điểm của từng vùng nhằm đạt hiệu quả cao trên toàn vùng và toàn lãnh thổ.

Tùy theo mục đích quản lý mà có thể phân chia lãnh thổ của một quốc gia thành các vùng với những đặc trưng về mặt kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp, cách phân chia lãnh thổ thành các vùng sinh thái nông nghiệp mang một ý nghĩa cực kì quan trọng, vì từ đó có thể xác lập được các cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lí, vừa khai thác được lợi thế của mỗi vùng, vừa khắc phục được tình trạng phát triển dàn trải, thiếu tập trung để có thể hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh có khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, thúc đẩy chuyển dịch CDCC kinh tế và đảm bảo PTBV.

Kinh tế vùng là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển có hiệu quả của kinh tế vùng sẽ tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng kinh tế không chỉ riêng trong vùng mà còn tác động qua lại đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kinh tế nông thôn khi chuyển sang kinh tế hàng hóa phải hình thành các vùng và tiểu vùng. Mỗi vùng hoặc tiểu vùng có thể chuyên môn hóa hoặc kinh doanh tổng hợp. Đứng trên quan điểm kinh tế - xã hội có thể chia thành vùng đồng bằng, vùng trung du, vùng núi, vùng ven biển. Đứng trên quan điểm kinh tế - kĩ thuật thì chia ra thành vùng cây công nghiệp, vùng lúa, vùng nuôi

trồng và đánh bắt thủy sản,… Nếu xét về vai trò kinh tế có thể chia ra thành vùng trọng điểm hay không trọng điểm.

CCKT theo ngành, theo thành phần và theo vùng kinh tế là sự biểu hiện về bản chất ở những khía cạnh khác nhau của một nền kinh tế, giữa chúng có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó cơ cấu theo ngành giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ quá trình phát triển, cơ cấu theo thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng để thực hiện cơ cấu ngành và cơ cấu theo vùng là cơ sở cho các ngành, các thành phần kinh tế phân bố hợp lí các nguồn lực, tạo sự phát triển đồng bộ, cân đối và đạt hiệu quả cao giữa các ngành và giữa các thành phần kinh tế của một nền kinh tế.

1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực chất là quá trình cải biến kinh tế - xã hội từ lạc hậu mang tính tự cấp, tự túc bước vào chuyên môn hóa hợp lí, trang bị kĩ thuật công nghệ hiện đại, trên cơ sở tạo ra năng suất lao động cao và nhịp độ tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế. Quá trình chuyển dịch này không chỉ diễn ra giữa các ngành kinh tế mà bắt đầu từ nội bộ của từng ngành theo những xu hướng nhất định.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: là quá trình chuyển dịch các nguồn lực trong

nông nghiệp nhằm gia tăng sản lượng các ngành, trong đó các ngành có năng suất lao động cao hơn sẽ có tỉ trọng tăng và xu hướng chung đối với sản xuất nông nghiệp của hầu hết các nước là tăng tỉ trọng giá trị sản lượng nông sản phi lương thực, nhất là các sản phẩm chăn nuôi và thuỷ sản ngày càng tăng khi thu nhập của dân cư tăng lên. CDCCKT nông nghiệp là chuyển dịch toàn diện cả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu lãnh thổ.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: là quá trình làm tăng dần các hoạt động công

nghiệp và dịch vụ; và quá trình làm thay đổi phương pháp, công cụ và công nghệ sản xuất chủ yếu là thủ công, tập quán lạc hậu cổ truyền ở nông thôn bằng các phương pháp, công cụ, công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, đạt hiệu quả cao.

CDCCKT NN-NT là một tất yếu khách quan, xuất phát từ vị trí của NN-NT trong nền

kinh tế - xã hội, từ thực trạng CDCCKT NN-NT, từ yêu cầu của CNH-HĐH và yêu cầu của

nền kinh tế thị trường. Đây là quá trình hình thành CCKT mới nông – công nghiệp và dịch vụ, bao gồm nông – lâm – thủy sản, công nghiệp chế biến nói riêng và công nghiệp nông thôn nói chung, thương mại – dịch vụ và các dịch vụ khác, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội ngày càng phát triển.

1.3.3. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với tăng trưởng và phát triển bền vững phát triển bền vững

Tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và CDCCKT là ba khái niệm khác nhau về bản

chất nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

1.3.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng hay mở rộng về sản lượng hàng hóa và dịch vụ của

nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Nó vừa là mục tiêu, vừa là thước đo quan trọng phản ánh sự tăng lên về quy mô sản lượng và sản lượng bình quân đầu người của một nền kinh tế. Qua đó có thể hiểu tăng trưởng nông nghiệp là sự tăng lên về sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nguồn gốc của tăng trưởng nông nghiệp dựa trên cơ sở của sự gia tăng các nguồn lực

đầu vào cơ bản đối với quá trình sản xuất nông nghiệp là đất đai, vốn, lao động và công nghệ. Mặt khác để đảm bảo vai trò cung cấp đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng, nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, vốn và ngoại tệ cho tích lũy ban đầu để đầu tư phát triển cho các ngành kinh tế khác, đòi hỏi các ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp phải không ngừng gia tăng qui mô sản lượng, nghĩa là tăng trưởng. Tuy nhiên mức tăng sản lượng giữa các ngành, giữa các lĩnh vực là không giống nhau, nhờ đó tạo sự chuyển dịch về cơ cấu giữa các ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp. Nhưng nếu sự tăng trưởng đó không được định hướng bằng một cơ cấu hợp lí, dễ dẫn tới chất lượng tăng trưởng không cao. Ngược lại sự đổi mới cơ cấu các ngành, các lĩnh vực

trong nông nghiệp thể hiện bằng việc bố trí lại các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản

xuất, điều chỉnh cơ cấu tích lũy và tiêu dùng, thay đổi các biện pháp tạo cung và cầu, sẽ làm cho năng suất các ngành, các lĩnh vực đó tăng lên và gia tăng sản lượng.

Như vậy có thể xem sự thay đổi cơ cấu và nhịp độ tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp là hai phạm trù thay nhau mang bản chất của mối quan hệ nguyên nhân và kết quả. Nếu nhịp độ tăng trưởng cao sẽ thúc đẩy biến đổi cơ cấu nhanh từ đó sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội và tăng chất lượng tăng trưởng. Do đó CCKT được xem là phương tiện để thực hiện mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và khi nói đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã bao hàm cả tăng trưởng kinh tế và ngược lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát triển nông nghiệp bền vững luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia và là một quá trình biến đổi lâu dài theo xu hướng ngày càng hoàn thiện. Phát triển nông nghiệp bền vững có ý nghĩa rộng lớn, bao hàm cả bốn mục tiêu cơ bản là: tăng trưởng kinh tế - tăng về quy mô số lượng, thay đổi về cơ cấu kinh tế - thay đổi về chất lượng, tiến bộ về xã hội –

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 26)