Tình hình phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 81)

7. Bố cục của đề tài

2.3.2. Tình hình phát triển nông thôn

Trong những năm qua, tình hình NN-NT đã có nhiều thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư và nâng cấp, diện mạo nông thôn đang dần đổi mới.

2.3.2.1.1. Cơ cấu ngành nghề của hộ

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề của hộ cũng có sự chuyển

dịch theo hướng tích cực, phản ánh đúng tiềm lực và phù hợp với sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Tỷ lệ hộ nông nghiệp giảm từ 77,19% năm 2001 xuống còn 63,79% năm 2006 (giảm

13,4%). Nét đặc trưng trong giai đoạn 2001 – 2006 là tiềm năng thuỷ sản được khơi dậy,

khẳng định đây là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo điều kiện cho công nghiệp và dịch vụ phát triển. Năm 2001, chỉ có 13.479 hộ thuỷ sản đến năm 2006 tăng lên 26.858 hộ (tăng gần 2 lần), tỷ lệ hộ tăng tương ứng từ 4,84% lên 8,84%. Các ngành nghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ cũng tăng nhanh, đã làm cho cơ cấu ngành nghề của hộ có sự chuyển dịch cùng hướng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Tuy có những chuyển biến rõ nét về cơ cấu ngành nghề của hộ trong thời gian qua, nhưng nông nghiệp vẫn là hoạt động chủ yếu ở nông thôn.

Hình 2.12. Biểu đồ cơ cấu ngành nghề của hộ nông thôn Bến Tre năm 2001 và năm 2006

2.3.2.1.2. Lao động nông thôn

Tổng số người trong độ tuổi lao động là 701.560 người (năm 2006), trong đó số người

có khả năng lao động là 658.295 người (chiếm 93,83%), đây là lực lượng tham gia sản xuất chính của hộ, quyết định sự phát triển kinh tế gia đình.

Chất lượng nguồn lao động nông thôn đang được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục và y tế. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đã qua đào tạo (trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên) tăng.

So với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội NT hiện nay thì độ ngũ lao động có trình độ

chuyên môn kĩ thuật còn rất thấp. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm phần lớn trong

tổng số lao động (94,7%). Lao động có tay nghề và trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ nhỏ 4% (năm 2006), lực lượng này còn quá mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển của nông thôn.

Cơ cấu lao động theo ngành nghề có sự chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ, năm 2001

lao động nông nghiệp chiếm 78,4% đến năm 2006 giảm xuống còn 60,9%. Lao động ngành

thuỷ sản tăng lên phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2001 – 2006, cơ cấu lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ cũng tăng lên cùng với xu thế phát triển kinh tế của tỉnh.

2.3.2.2. Kết cấu hạ tầng nông thôn

Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được cải thiện.

2.3.2.2.1. Giao thông nông thôn

Thực hiện chiến lực công nghiệp hoá – hiện địa hoá NN-NT, tỉnh đã đẩy mạnh việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường nông thôn ở tất cả các vùng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận tải hàng hoá, thu hút đầu tư và phát triển nhiều mặt KT- XH khác.

Đến năm 2006, toàn tỉnh có 141/144 xã (chiếm 97,92%) có đường ô tô đến trụ sở UBND xã. Số xã có đường nhựa hoặc bê tông hoá đến UBND xã là 124 (chiếm 86%). 140

xã có đường liên thôn (ấp) được nhựa hoặc bê tông hoá, trong đó 91 xã có tỉ lệ đường nhựa,

bê tông hoá trên 50%. Còn 3 xã chưa có đường ô tô đến UBND xã là xã Hưng Phong huyện

Giồng Trôm, xã Tam Hiệp và xã Thới Thuận huyện Bình Đại.

2.3.2.2.2. Tỷ lệ sử dụng điện nông dân

Chương trình điện khí hoá NT luôn được ngành điện và UBND Tỉnh, Huyện đặc biệt

quan tâm, vì thế đã làm cho bộ mặt NT có nhiều thay đổi, phần lớn các hộ nông dân nông thôn được sử dụng điện phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất.

Năm 2006, 100% xã có điện lưới quốc gia về đến trung tâm xã, tổng số ấp có điện là

821 ấp (chiếm 99%). Tỉ lệ hộ sử dụng điện ở khu vực nông thôn đạt 96,6% (năm 2009), so với năm 2006 (chiếm 86,9%) tỉ lệ hộ sử dụng điện tăng 9,7%.

2.3.2.2.3. Mạng lưới chợ

Không ngừng phát triển, tính đến cuối năm 2007, toàn tỉnh có khoảng 156 chợ xã. Phần lớn các chợ có quy mô nhỏ, xây dựng bán kiên cố hoặc tạm thời.

2.3.2.2.4. Hệ thống thuỷ lợi

Trong những năm qua, nhờ sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đã xây dựng hệ thống thủy

lợi ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân nông thôn. Các dự án thủy lợi đã và đang xây dựng:

- Cù lao Minh:

+ Đê ven sông Cổ Chiên, cống đập Vàm Đồn, cống Bình Bát, cống đập Cái Lức, cống

Tổng Can, cống Cái Bần, cống Cả Ráng Sâu.

+ Đê ven sông Hàm Luông, cống Cổ Rạng, cống Xẻo vườn, cống Tân Hương, cống

Tám Dóc, cống Cầu Tàu.

+ Khu vực Chợ Lách: đê bao nhỏ, cục bộ cho khu vực các xã Vĩnh Thành, Sơn Định,

Hòa Nghĩa, Long Thới, Tân Thiềng, Phú Sơn, Vĩnh Hòa, Hưng Khánh Trung; đê bao các cồn Phú Đa, Phú Bình, cồn Kiền, cồn Lát; đã phục vụ khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp, phần diện tích còn lại chưa có đê bao.

- Cù lao Bảo và cù lao An Hóa:

+ Thuộc dự án thủy lợi ngọt hóa Bắc Bến Tre, gồm Châu Thành, Bình Đại, Giồng

Trôm, Ba Tri và Thành phố Bến Tre. Đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT đầu tư xây dựng

cống đập Ba Lai.

+ Trong dự án thủy lợi ngọt hóa Bắc Bến Tre bao gồm 3 dự án:

• Hệ thống thủy lợi Châu Bình – Vàm Hồ đã xây dựng và đưa vào khai thác hơn 10

năm nay, gồm cống Vàm Hồ, cống Rạch Điều, cống K20, cống Bà Bồi, cống Bần Quỳ, cống Châu Phú, cống Đầm Hồ, cống Cả Ngang và tuyến đê ven sông Ba Lai.

• Hệ thống thủy lợi Cây Da đã đầu tư hoàn chỉnh các công trình cống Cây Da, kênh

trục Cây Da, cống 2B, cống Láng Sen, cống Giồng Qúi, cống Rạch Lá.

• Hệ thống thủy lợi Cầu Sập đã được đầu tư các công trình đầu mối như cống Cái

Mít, cống Sơn Đốc, cống Xẻo Sâu, cống Cái Bông, cống Mương Đào, kênh trục Sơn Đốc.

- Dự án đê biển: Tuyến đê biển Bình Đại đã được xây dựng từ năm 2003 với chiều dài

47 km, bề rộng mặt đê 5m, cao trình đỉnh +3,5m, nhưng các công trình cống dưới đê vẫn bỏ ngỏ. Tuyến đê biển Ba Tri đang trong quá trình thi công.

- Hệ thống thuỷ lợi phục vụ NTTS: bước đầu được hình thành, nhưng phần lớn chỉ mới bước đầu định hình hệ thống thuỷ lợi kết hợp với giao thông.

2.3.2.2.5. Hệ thống trường học nông thôn

Tiếp tục xây dựng và mở rộng hệ thống trường lớp ở nông thôn. Năm 2006 có 144 xã

đều có trường mẫu giáo mầm non và tiểu học (năm 2001, chỉ có 113 trường mẫu giáo mầm non và 143 trường tiểu học), 124 xã có trường trung học cơ sở, chiếm 86,11% (năm 2001: 112 trường, chiếm 77,78%), 22 xã có trường trung học phổ thông, chiếm 15,2% (năm 2001: 14 trường, chiếm 9,7%).

2.3.2.2.6. Hệ thống y tế nông thôn

Trên địa bàn tỉnh có 147/147 xã có trạm y tế và 15 phân trạm chủ yếu ở các cồn và ấp vùng sâu (trung bình có 5 giường/trạm), 100% là kiên cố nhưng chỉ có 19,4% trạm đạt chuẩn. Hiện có 100% xã có bác sĩ, 1 số nơi có đến 2 bác sĩ, tuy nhiên do trang thiết bị chưa được trang bị đúng chuẩn nên việc khám chữa bệnh vẫn còn hạn chế,…

2.3.2.2.7. Mạng lưới bưu điện, thông tin, văn hoá

Phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Năm 2006, toàn tỉnh có 113/144 xã có bưu điện văn hoá (chiếm 78,5%), trong đó có 30 xã đã kết nối mạng Internet và 31 xã có trạm bưu điện; 27 xã có nhà văn hoá (chiếm 18,75%); 141 xã có tủ sách pháp luật (chiếm 97,9%); 137 xã có loa truyền thanh đến ấp (chiếm 95,1%); 100% số xã có máy điện thoại tại trụ sở.

2.3.2.2.8. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Năm 2006, có 75 xã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; khoảng 85% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 30% sử dụng nước sạch (năm 2010).

Có 18 xã có xây dựng hệ thống thoát nước thải chung, 52 xã có tổ chức hoặc thuê thu gom rác thải (năm 2006). Tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh đạt 32% (năm 2010).

2.3.2.2.9. Hệ thống khuyến nông

Phát triển rộng khắp, phần lớn các xã đều có khuyến nông viên để phục vụ và hỗ trợ

nông dân sản xuất, hiện có khoảng 150 khuyến nông viên đang hoạt động trên địa bàn các xã.

Theo kết quả điều tra năm 2006, cho thấy đội ngũ cán bộ chủ chốt của xã không ngừng nâng cao về chất lượng, trẻ hoá.

- Đội ngũ cán bộ chủ chốt: Bí thư Đảng uỷ dưới 51 tuổi chiếm 77,78%; Chủ tịch xã

dưới 51 tuổi chiếm 96,52%; phó chủ tịch thường trực dưới 51 tuổi chiếm 98,61%.

Bảng 2.5. Cơ cấu trình độ văn hoá cán bộ chủ chốt xã năm 2006 (%) Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

Bí thư Đảng uỷ 1,39 27,08 71,53

CT UBND 0,0 18,06 81,94

PCT UBND 0,0 12,5 87,5

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre năm 2006

- Trình độ chuyên môn kĩ thuật:

+ Bí thư Đảng uỷ xã có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học: 43,06%, trong đó

cao đẳng và đại học: 18,75%.

+ Chủ tịch UBND xã có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học: 20,14%, trong đó

cao đẳng và đại học: 9,72%.

+ Phó chủ tịch UBND xã có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học: 25%, %, trong đó cao đẳng và đại học: 4,16%.

- Trình độ lí luận chính trị: tốt nghiệp trung cấp, cao cấp.

+ Bí thư Đảng uỷ: 97,92%, trong đó cao cấp: 32,64%.

+ Chủ tịch UBND xã: 83,34%, trong đó cao cấp: 5,56%. + Phó chủ tịch UBND xã: 68,06%, trong đó cao cấp: 1,39%.

- Đã qua bồi dưỡng quản lí Nhà nước: Bí thư Đảng uỷ: 71,53%, chủ tịch UBND xã:

77,08%, phó chủ tịch UBND xã: 56,94%.

2.3.2.4. Vốn tích luỹ

Sản xuất phát triển, thu nhập tăng lên nên vốn tích luỹ trong nhân dân tăng khá nhưng có sự chênh lệch lớn giữa các hộ. Cơ cấu thu nhập của dân cư nông thôn chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản.

Theo kết quả điều tra năm 2000 thì vốn đầu tư phát triển bình quân 1 hộ là 4,7 triệu

đồng, vốn tích luỹ bình quân 1 hộ là 3,0 triệu đồng.

Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn được cải thiện rõ rệt, số hộ khá, giàu tăng nhanh, có vốn tích luỹ lớn, là điều kiện thuận lợi để đầu tư tái sản xuất mở rộng, mua sắm,…

2.3.2.5. Hỗ trợ giảm nghèo ở nông thôn

Tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm từ 16,79% (50.481 hộ năm 2000) xuống còn 10,15% (35.139 hộ năm 2010) (giảm 6,64%). Huyện Thạnh Phú có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất

(15,45%), thành phố Bến Tre có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất (1,89%). Nguyên nhân hộ nghèo

chủ yếu là do không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, không có việc làm ổn định,…

Đã có nhiều chính sách, dự án thiết thực nhằm giúp cho các hộ sớm thoát nghèo bền

vững như chính sách tín dụng; dự án khuyến nông, ngư; dự án dạy nghề và giải quyết việc

làm; chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt,… Trong năm 2009, đã hỗ

trợ xây dựng 1.814 căn nhà cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở, với kinh phí trên 27,21 tỷ đồng; cho vay ưu đãi để sản xuất cho 15.000 hộ nghèo với tổng số tiền dư nợ 180 tỷ đồng; tổ chức 54 lớp dạy nghề cho người nghèo, đào tạo nghề cho 2.076 lao động là người nghèo; mua bảo hiểm y tế cho 126.206 lượt người nghèo, với kinh phí 26,55 tỷ đồng, vận động hỗ trợ 17.516 người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, với kinh phí 1,04 tỷ đồng,…

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)