7. Bố cục của đề tài
3.1.1. Quan điểm phát triển
Quan điểm phát triển NN-NT tỉnh giai đoạn 2010 – 2020 dựa trên nguyên tắc phát triển
bền vững, là sự phát triển để đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai. Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận động đồng thời ba phương diện phát triển là kinh tế, xã hội và môi trường.
3.1.1.1. Về kinh tế
Phát triển kinh tế NN-NT với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Phát triển đồng bộ, đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh, gắn sản xuất với chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm NN-NT; phát triển sản xuất hàng hoá theo quy mô tập trung trên cơ sở đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm NN-NT.
Tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu lại kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá NN-NT là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá
trình CNH-HĐH đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa NN-NT là chủ thể trong quá
trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.
3.1.1.2. Về xã hội
Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH NN-NT tạo nền tảng cho phát triển bền
vững. Xây dựng tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH NN-NT, bao gồm kết cấu hạ tầng KT-XH; nền công nghiệp từng bước có hàm lượng công nghệ cao; nền nông nghiệp kỹ thuật cao; các dịch vụ cơ bản và hiện đại; tiềm lực khoa học và công nghệ.
Phát triển NN-NT và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển lực lượng sản xuất NN-NT; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng cường đầu
tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho
NN-NT, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.
Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải cách hành chánh trên địa bàn, nâng cao năng lực quản lý nhà nước. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút tốt hơn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, kết hợp với nguồn lực trong nước, tạo thành một tổng lực phát triển NN-NT.
Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong
phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển NN-NT với đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững
ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 3.1.1.3. Về môi trường
Phát triển NN-NT gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa
giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học, đảm bảo tài
nguyên, môi trường sống và phát triển cho các thế hệ tương lai. Tăng cường quản lý, bảo vệ
và cải tạo môi trường đồng thời với nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân.