Một số giải pháp chủ yếu để PTBV NN-NT tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 109)

7. Bố cục của đề tài

3.3.Một số giải pháp chủ yếu để PTBV NN-NT tỉnh Bến Tre

3.3.1. Giải pháp phát triển chung

3.3.1.1. Giải pháp về vốn

Kịp thời cung ứng tín dụng với lãi suất ưu đãi và gia tăng thêm tỉ trọng đối với các hình thức vay dài hạn, trung hạn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hộ nông dân có điều kiện đầu tư phát triển nông nghiệp, CN-TTCN và dịch vụ nông thôn.

Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của trung ương, vốn từ ngân sách của tỉnh, vốn nước ngoài và huy động vốn địa phương đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng NNNT, nhất là đầu tư cho thủy lợi, nước sinh hoạt nông thôn, điện, giao thông nông thôn,...

Xây dựng các dự án phát triển nông nghiệp, các khu, cụm công nghiệp để kêu gọi các

doanh nghiệp đầu tư hợp tác sản xuất, tiêu thụ và tổ chức dịch vụ nông công nghiệp. Cần có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thay đổi thiết bị, công nghệ sản xuất, xây dựng đàn giống cơ bản,…

3.3.1.2. Giải pháp về nguồn nhân lực

Tập trung đầu tư, phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất NN và các ngành nghề nông thôn, phát triển các trung tâm dạy nghề cấp huyện, cụm huyện. Huy động năng lực dạy nghề của các doanh nghiệp, làng nghề, ban quản lý khu cụm công nghiệp trên địa bàn. Thực hiện dạy nghề theo nhu cầu thị trường, theo địa chỉ.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật về sản xuất nông sản hàng

hoá tập trung, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng thương hiệu hàng hoá,… cho nông dân. Đẩy mạnh đào tạo ngành nghề nông thôn thông qua các lớp khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công. Phát triển dạy nghề tại các vùng chuyên canh, xây dựng kế hoạch năm học linh hoạt để đảm bảo thời gian học nghề. Kết hợp dạy nghề với tư vấn và hỗ trợ việc làm khu vực nông thôn, chú trọng các nhóm lao động khó khăn, yếu thế.

Hình thành và phát triển hệ thống đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho xuất khẩu lao động

để thu ngoại tệ và tạo việc làm.

Tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở. Có chính sách

thu hút cán bộ khoa học kĩ thuật, trí thức, công nhân lành nghề về nông thôn, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, y tế, giáo dục,…

Đa dạng hoá các loại hình giáo dục và đào tạo, mở rộng các nguồn tài chính, khai thác mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục.

Ban hành thêm chế độ, chính sách cho giáo dục đào tạo (như chế độ phụ cấp ngành, chế

độ lương cho cán bộ quản lý giáo dục, chế độ cho giáo viên dạy vùng sâu, vùng xa, chế độ cho giáo viên dạy xa nhà...); khuyến khích phát triển quỹ khuyến học, cấp học bổng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo, đối tượng chính sách.

Thực hiện chương trình mục tiêu “Xây dựng và phát triển mô hình gắn kết nghiên cứu – ứng dụng – chuyển giao – với sản suất và thị trường quy mô lớn”. Ưu tiên đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi; phát triển sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón sinh học; áp dụng quy trình, kĩ thuật canh tác mới, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống dịch bệnh; sơ chế, bảo quản sau thu hoạch; đổi mới công nghệ chế biến theo hướng sạch, tiết kiệm năng lượng, xử lí ô nhiễm môi trường,… nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng, hiệu quả sản xuất. Tập trung xây dựng khu nông nghiệp kĩ thuật cao tại huyện Chợ Lách và các vùng sản xuất rau sạch vành đai an toàn tại thành phố Bến Tre và một số huyện.

Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới thiết bị công nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp quản trị chất lượng, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế; hỗ trợ chủ sản xuất kinh doanh xây dựng và quảng bá thương hiệu.

Tăng cường đầu tư ngân sách kết hợp với huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư

cho KH&CN. Tranh thủ sự hỗ trợ vốn của các Bộ ngành Trung ương, các tổ chức quốc

tế…, bằng cách xây dựng nhiều dự án xin tài trợ vốn phát triển Khoa học và Công nghệ. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học công nghệ.

Có chính sách đãi ngộ thoả đáng để khai thác, phát huy tốt nguồn lực KH&CN, khuyến kích các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước theo yêu cầu phát triển NN- NT.

Khuyến khích hình thành các tổ chức dịch vụ tư vấn KH&CN, cùng với việc hỗ trợ tăng cường hoạt động các trại thực nghiệm, các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, Trung tâm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để làm cầu nối chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, chỗ dựa vững chắc cho nông dân.

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN. Tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ khoa học công

nghệ thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa các kênh chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài.

3.3.1.4. Giải pháp quản lí

Tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực quản lí, điều hành tổ chức thực hiện của cơ quan Nhà nước các cấp về NN-NT. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngành nông nghiệp, thuỷ sản, nhất là cán bộ quản lí, cán bộ khoa học kĩ thuật, cán bộ thú y,… ở huyện và xã.

Tích cực rà soát, giảm bớt thủ tục hành chính không cần thiết, thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” ở cấp xã, phường để giảm phiền hà cho doanh nghiệp và nông dân.

Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với Sở Tài nguyên và Môi trường (giải quyết các vấn đề về đất đai và môi trường), Sở Công thương

(cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tổ chức phát triển thương mại hóa nông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản phẩm), Sở Khoa học và Công nghệ (trong việc nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ cho nông nghiệp, CN – TTCN, ngành nghề nông thôn),…

Quan tâm củng cố, kiện toàn về tổ chức, đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động, tập hợp, phát triển hội viên của hội nông dân các cấp trên cơ sở phát huy tốt vai trò đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân; tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nông dân trực tiếp thực hiện một số chương trình, dự án phục vụ sản xuất, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho nông dân.

Xây dựng hoàn thiện hệ thống các quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh, quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn,...

3.3.1.5. Giải pháp thị trường

Thường xuyên thu thập thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công

Thương, Trung Tâm Xúc tiến Đầu tư, các Viện - Trường, các chợ đầu mối, chợ vựa, các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, các ấn phẩm thông tin thị trường. Từ đó phân tích thông tin và thông báo hiện trạng - dự báo về thị trường thông qua các phương tiện truyền thông (báo, đài, internet,...), các lớp tập huấn khuyến nông ngư.

Tạo điều kiện trong tiêu thụ sản phẩm NN-NT, thu mua nguyên liệu cho các cơ sở CN-

TTCN nông thôn. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định ở trong và ngoài nước để các doanh

nghiệp an tâm sản xuất.

Giúp cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp, TTCN tiếp cận thị trường trong nước và ngoài nước bằng cách ưu tiên về quảng cáo, triển lãm, giới thiệu sản phẩm thông qua các hội chợ. Cần có sự phối hợp với các tuyến điểm du lịch để giới thiệu, quảng bá sản phẩm.

Tổ chức mạng lưới tiêu thụ, xây dựng các chợ vựa, chợ đầu mối kiêm chức năng trung

tâm giao dịch nông thuỷ sản phẩm, sản phẩm CN – TTCN. Mở các đại lí và văn phòng đại diện ở các thành phố lớn, với phương thức tiếp thị đa dạng để quảng bá sản phẩm NNNT; tìm, giới thiệu tiềm năng, thu hút và tạo điều kiện để các nhà tổng phát hàng quy mô lớn tiếp

cận với các chợ vựa, chợ đầu mối, các vùng chuyên, các cơ sở sản xuất CN – TTCN,... nhằm cùng xây dựng tiêu chuẩn hóa sản phẩm hàng hóa sản xuất đáp ứng đúng yêu cầu quy mô và chất lượng bao tiêu của nhà tổng phát hàng.

Chủ động liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp ngoài tỉnh để tiêu thụ sản phẩm,

bằng các hình thức nhận làm gia công sản phẩm TTCN, kí kết các hợp đồng thu mua sản phẩm NNNT. Phát triển các doanh nghiệp ngành nghề nông thôn thành các đầu mối tìm kiếm thị trường và thu mua sản phẩm nông nghiệp, CN – TTCN nông thôn ở các cơ sở sản xuất nhỏ để tiêu thụ.

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp, CN – TTCN và các

ngành nghề nông thôn nhằm nâng cao chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Khuyến khích người nuôi trồng tham gia và hoạt động hữu hiệu trong các hiệp hội, hỗ trợ việc gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất nông nghiệp, CN – TTCN hợp tác với kiều bào nước

ngoài để thâm nhập thị trường hàng xuất khẩu, xây dựng mạng lưới các đại lí, chuổi các cửa hàng ở nước ngoài và phát triển các mặt hàng mới theo yêu cầu của thị trường.

3.3.1.6. Giải pháp khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công

Phải tăng cường và đổi mới các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công ở xã

nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, CN – TTCN nông thôn. Trước mắt là cần hình thành mạng lưới khuyến công xã, trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ cho công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để không ngừng nâng cao trình độ của các khuyến công viên.

3.3.1.7. Giải pháp về phát triển công nghiệp và nguyên liệu cho phát triển CN – TTCN nông thôn

- Tiến hành quy hoạch các khu sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tập trung,

nhất là công nghiệp chế biến nông sản; nghiên cứu ứng dụng các công nghệ xử lí nước thải tiên tiến; thay đổi công nghệ, thiết bị sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạn chế ô nhiễm môi trường; xử lí nghiêm các cơ sở CN- TTCN gây ô nhiễm môi trường,…

- Nguyên liệu có vai trò quan trọng trong phát triển CN – TTCN nông thôn, tạo sự ổn

định, bền vững cho sản xuất. Theo điều tra thì nguyên liệu phục vụ sản xuất CN – TTCN nông thôn gồm 2 dạng:

+ Nguyên liệu nhân tạo: các loại dây nhựa nhân tạo, dây kẽm phục vụ đan đát; vải, cườm, ren, chỉ phục vụ may mặc và nghề thủ công mỹ nghệ; sắt, nhôm phục vụ cơ khí sữa chữa,… Các loại nguyên liệu này được tạo ra từ hoạt động sản xuất công nghiệp và được cung cấp từ thị trường TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ và nội tỉnh khá phong phú, ổn định.

+ Nguyên liệu truyền thống: là nguyên liệu chính phục vụ sản xuất CN – TTCN nông

thôn, một phần từ nguồn tài nguyên khoáng sản (sét, cát sông) và phần còn lại được tạo ra từ hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và thu mua từ các tỉnh khác. Do đó, để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho CN – TTCN nông thôn cần phải quy hoạch quản lí khai thác tài nguyên khoáng sản và quy hoạch phát triển sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1.8. Giải pháp bảo vệ môi trường

Khảo sát, thống kê, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các khu vực đất cồn, bãi bồi

ven sông, đất bãi triều theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái. Từng bước tổ chức khảo sát

các khu vực xung yếu, có kế hoạch xây dựng hệ thống đê bao, bờ kè chống sạt lở để bảo vệ đất đai; cải tiến chế độ canh tác (luân canh, xen canh, sử dụng chế phẩm sinh học,…) để bảo vệ và gia tăng độ phì của đất.

Thực hiện tốt vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, hạn chế việc sử dụng các chế phẩm hóa

chất nông nghiệp độc hại ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Phát triển vành đai rừng phòng hộ ven biển, cửa sông, quanh cồn; tăng cường công tác

pháp chế trong lâm nghiệp, tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lý bảo vệ rừng. Thực hiện giao đất khoán rừng đồng bộ, phát triển hệ canh tác lâm - ngư phù hợp, xã hội hóa trồng và chăm sóc, bảo vệ cây phân tán.

Ban hành quy định về nuôi trồng thủy sản lồng bè, nuôi trên cồn và bãi bồi,… để ngăn

ngừa tác động tiêu cực đến môi trường nước. Kiểm tra, quản lý chặt chẽ để khai thác, sử dụng và bảo vệ hiệu quả lâu dài nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở các bãi bồi, bãi cồn ven sông, ven biển (nghêu, sò, ốc gạo…). Cấm sử dụng những những phương tiện khai thác có tính huỷ diệt: điện, hóa chất, lưới mắt nhỏ,…

Di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh CN – TTCN gây ô nhiễm ra khỏi khu tập trung

dân cư. Cần quy định chung về xử lí môi trường cho các hộ, cơ sở sản xuất CN – TTCN nông thôn và phải làm cam kết bảo vệ môi trường. Đưa 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh

CN – TTCN vào diện kiểm soát, thực hiện thanh tra, kiểm tra về xử lí chất thải, nước thải

môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các cơ sở sản xuất than thiêu kết, chỉ xơ dừa, lò gạch, lò giết mổ gia súc, chế biến thuỷ sản,…

Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm bảo vệ

môi trường của người dân, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá trong bảo vệ môi trường, đưa giáo dục môi trường vào trường học (thông qua lồng ghép vào các môn học). Triễn khai có hiệu quả các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đến tận người dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường theo quy định pháp luật.

Xây dựng cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường, tăng cường quản lí nhà nước về bảo

vệ môi trường.

3.3.1.9. Giải pháp về chính sách phát triển NN-NT

3.3.1.9.1. Chính sách đất đai

Phối hợp với ngành xây dựng quy hoạch khu trung tâm các xã và các tụ điểm dân cư

quan trọng trước năm 2010. Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, công bố ranh giới đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.

Cải thiện hệ thống quản lý sử dụng đất đai, nắm tình hình sử dụng đất hàng năm để làm cơ sở điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất sau mỗi kỳ 5 năm.

Sửa đổi luật đất đai theo hướng: giao đất cho hộ gia đình sử dụng lâu dài; mở rộng hạn mức sử dụng đất, thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai; công nhận quyền sử dụng đất được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản xuất, kinh doanh.

Xây dựng khung giá đất hằng năm sát với giá thị trường để đảm bảo hài hoà quyền lợi của người sử dụng đất, của nhà đầu tư và của Nhà nước trong quá trình giải tỏa, thu hồi đất. Có cơ chế khuyến khích những tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thành lập công ty, vào các dự án đầu tư, kinh doanh khi có đất bị thu hồi. Có chính sách giải quyết tốt vấn đề đất ở, nhà ở, việc làm cho người bị thu hồi đất.

3.3.1.9.2. Chính sách huy động và thu hút vốn đầu tư

Đề nghị tỉnh được phép tăng hạn mức vốn tín dụng ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển,

được bảo lãnh tín dụng đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định để phát triển sản

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 109)