7. Bố cục của đề tài
2.4.4. Tình hình xử lí chất thải nông thôn
Đã có nhiều cuộc tuyên truyền, vận động dân cư nông thôn loại bỏ cầu tiêu ao cá, cầu
tiêu trên sông rạch và xây dựng hố xí hợp vệ sinh, nhưng cho đến nay thì tỷ lệ người dân sử dụng hố xí hợp vệ sinh vẫn còn rất thấp (32% năm 2010), do ý thức và mức sống của người dân còn thấp.
Ngành chăn nuôi của tỉnh đang trên đà phát triển rất nhanh, tuy nhiên vấn đề vệ sinh chăn nuôi vẫn còn hạn chế, chỉ có khoảng 10% chuồng trại hợp vệ sinh (có đầu tư hầm, túi Biogaz để xử lý nước thải), còn lại chuồng trại xây dựng tạm bợ bằng cây, mái lợp lá và làm gần nhà, phân được thu gom cạnh chuồng để bón ruộng và thường bị xói rửa tù động vào mùa mưa; nhiều hộ chăn nuôi đưa nước thải và phân trực tiếp vào sông, hồ, làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.
Theo ước tính, trung bình một người dân NT thải ra 0,3 kg/ngày rác thải sinh hoạt, nên lượng rác thải sinh hoạt tại vùng NT sẽ là 339 tấn/ngày, đã tạo nhu cầu bức xúc về xử lí chất thải rắn. Đối với trung tâm xã (trong đó có các chợ), việc thu dọn vệ sinh thường được UBND xã giao khoán cho tư nhân, phương tiện thu gom rác rất thô sơ và thường chưa có bãi rác tập trung. Ở các xóm, ấp do nhà cửa phân tán người dân thường vứt rác xuống sông rạch hoặc tập trung vào các hố quanh nhà, làm ảnh hưởng đến môi trường không khí, đặc biệt là nguồn nước.
Ở các khu vực làng nghề truyền thống, nguồn chất thải chủ yếu phát sinh từ các ngành
chế biến thủy hải sản, chế biến dừa thô, chế biến mía đường, trái cây. Các cơ sở này không có biện pháp thu gom và xử lý nước thải và chất thải rắn mà chủ yếu đổ trực tiếp ra dòng sông gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường nước, cần phải có biện pháp khắc phục, xử lý phù hợp, nếu không về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống tại khu vực nông thôn.