Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 52)

7. Bố cục của đề tài

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1. Địa hình

Mang nét đặc trưng địa hình đồng bằng châu thổ tương đối bằng phẳng và thấp dần từ

Tây Bắc xuống Đông Nam. Trên địa bàn ven biển có những giồng cát hình cánh cung khá cao, được hình thành chủ yếu do quá trình bồi lắng trầm tích biển.

Cao trung bình 1 – 2m so với mực nước biển. Có 3 vùng địa hình chính:

- Vùng địa hình thấp, độ cao <1 m, thường bị ngập nước triều, bao gồm các vùng đất trũng xa sông, các cù lao mới bồi, bãi triều ven sông và bờ biển, rừng ngập mặn.

- Vùng địa hình trung bình, độ cao 1 – 2 m, bằng phẳng ngập trung bình hoặc ít ngập theo triều (chỉ bị ngập trong thời điểm triều cường tháng XI – XII), chiếm khoảng 90% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho việc trồng lúa, lên liếp làm vườn,…

- Vùng địa hình cao, bao gồm dải đất cao ven các sông lớn từ Chợ Lách đến Châu

Thành và phía Bắc – Tây Bắc của thành phố Bến Tre (độ cao 1,8 – 2,5 m), các giồng cát tại khu vực ven biển (độ cao 3,0 – 3,5 m; có nơi >5 m).

Nhìn chung, địa hình thích hợp cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Đường bờ biển tại

cửa sông Ba Lai, Cổ Chiên có xu hướng bồi thêm (trung bình 9,25 km2/năm) do tác động

tổng hợp giữa các dòng hải lưu ven bờ và phù sa sông đổ ra.

Tuy nhiên, địa hình bị sông rạch chia cắt mạnh, có nhiều vùng trũng, nền đất yếu nên

khả năng chịu lực kém đòi hỏi chi phí gia cố nền móng cao đối với các công trình xây dựng,

công trình giao thông…

2.1.2.2. Khí hậu

- Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.

+ Nền nhiệt độ trung bình tương đối cao và ổn định, không có sự phân hóa mạnh theo

không gian. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26 – 270C và có sự chênh lệch không lớn giữa

tháng nóng nhất (tháng V, 29,20C) và tháng mát nhất (tháng XI, 25,20C). Trong năm, không có tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 200C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối trong ngày khoảng 35,80C và thấp nhất 17,60

+ Tổng số giờ nắng cao, đạt khoảng 2.137 giờ/năm, khoảng 5,9 giờ/ngày. Vào mùa khô số giờ nắng là 6,8 giờ/ ngày, vào mùa mưa là 5,2 giờ / ngày.

+ Lượng mưa phân hóa thành hai mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng V – XI và mùa nắng từ

tháng XII – IV. Lượng mưa trung bình thấp (1.200 – 1.500 mm/năm) và giảm dần theo hướng Đông, trong đó mùa khô lượng mưa chỉ vào khoảng 2 – 6% tổng lượng mưa cả năm.

+ Vào mùa khô, lượng bốc hơi bình quân từ 4 – 6 mm/ngày, vào mùa mưa bốc hơi

giảm còn 2,5 – 3,5 mm/ngày.

+ Độ ẩm tương đối nhìn chung khá cao, trung bình 76 – 86%, trong đó các huyện ven

biển có độ ẩm tương đối 83 – 91%; độ ẩm phân hóa mạnh theo mùa với chênh lệch giữa tháng ẩm nhất và tháng khô nhất khoảng 15%.

+ Địa bàn chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính: gió mùa Tây – Tây Nam thường xuất

hiện trong mùa mưa (tháng V – IX), tốc độ trung bình 1,0 – 1,2 m/s (riêng vùng biển 2,0 – 3,9 m/s), tốc độ tối đa 10 – 18 m/s (vùng biển 12 – 20 m/s); gió Đông – Đông Bắc (gió chướng) thổi theo hướng từ biển vào từ tháng X – IV, có tác động làm dâng mực nước triều, đẩy mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, làm di chuyển các ngư trường khai thác cá sang các vùng khác khuất gió biển Tây, tốc độ trung bình <3 m/s.

- Bến Tre nằm ngoài vùng chịu ảnh hưởng chính của bão, vào cuối mùa mưa (tháng IX

– XI) thường bị ảnh hưởng của các cơn bão cuối mùa, phần lớn các trận bão không gây thiệt

hại đáng kể. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 15 năm trở lại đây, tình hình khí hậu thủy văn diễn biến khá phức tạp tạo nên tình trạng ngập lũ, bão lốc, xâm nhập mặn sâu và rộng, điển hình là cơn bão số 5 năm 1997 đã gây thiệt hại nặng về của cải vật chất và con người.

2.1.2.3. Tài nguyên nước

2.1.2.3.1. Tài nguyên nước mặt

Hệ thống sông rạch rất phát triển với 4 nhánh sông lớn của hệ thống sông Tiền là sông Mỹ Tho (sông Tiền), Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, tổng chiều dài khoảng 300 km.

Tổng lưu lượng nước các sông thuộc hệ thống sông Tiền lên tới 30 tỷ m3/năm, trong đó mùa

lũ chiếm khoảng 80% tổng lưu lượng nước cả năm.

- Sông Mỹ Tho (sông Tiền): dài khoảng 83 km, lưu lượng nước mùa lũ khoảng 6.480

m3/s; lưu lượng nước mùa kiệt 1.598 m3/s.

- Sông Ba Lai: dài khoảng 59 km, lưu lượng nước mùa lũ khoảng 240 m3

/s, lưu lượng nước mùa kiệt 59 m3/s.

- Sông Hàm Luông: dài khoảng 71 km, lòng sông sâu và rộng, có lưu lượng lớn nhất

so với các sông khác; lưu lượng nước mùa lũ khoảng 3.360 m3/s, lưu lượng nước mùa kiệt

khoảng 828 m3 /s.

- Sông Cổ Chiên: nằm về phía Nam của tỉnh, dài khoảng 82 km, là ranh giới tự nhiên

giữa Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long. Lưu lượng nước mùa lũ khoảng 6.000 m3/s;

lưu lượng nước mùa kiệt khoảng 1.480 m3

/s.

Ngoài ra, còn nhiều kênh rạch chính nối các sông lớn với nhau tạo thành mạng lưới

sông rạch chằng chịt. Có 46 kênh rạch chính với tổng chiều dài trên 300 km; trong đó quan trọng nhất là các kênh Giao Hòa (Châu Thành – Bình Đại), Mỏ Cày, Cái Cấm, Vàm Thơm (Mỏ Cày), Băng Cung, Eo Lói, Khém Thuyền (Thạnh Phú), Bến Tre, Sơn Đốc (Thành phố Bến Tre – Giồng Trôm), Vàm Hồ, Cây Da, Mương Đào (Ba Tri),…

2.1.2.3.2. Tài nguyên nước ngầm

Tổng trữ lượng nước ngầm toàn tỉnh ước tính khoảng 32.640 m3/ngày. - Nguồn nước giồng cát:

+ Toàn tỉnh có trên 12.179 ha đất giồng cát có chứa nguồn nước ngọt do nước mưa

ngấm xuống, ước tính trữ lượng khoảng 12 triệu m3, khả năng khai thác khoảng 844

m3/ngày/km2. Chất lượng nguồn nước thay đổi theo mùa, độ sâu của giếng, nhiều nơi nguồn

nước bị nhiễm mặn, nhiễm bẩn.

+ Nhìn chung, về mặt lý hóa, nguồn nước giồng cát tạm đám ứng nhu cầu sinh hoạt ở

nông thôn trong điều kiện thiếu nước ngọt nhưng về mặt vi sinh còn nhiều vấn đề phải xử

lý.

- Nguồn nước ngầm tầng nông (sâu <100 m):

+ Thuộc phức hệ chứa nước Pleistocene, gồm 2 tầng: tầng thứ nhất ở độ sâu 30 – 50

m, độ dày tầng chứa nước <10 m, pH 6,5 – 7,0, hàm lượng sắt cao 0,5 – 5 mg/l, độ mặn cao

454 – 5.654 mg/l; tầng thứ hai ở độ sâu 60 – 90 m, độ dày tầng nước >10 m, pH từ 6,0 –

7,5, hàm lượng sắt cao 0,4 – 36,0 mg/l, độ mặn dao động lớn (Cl- = 454 – 925 mg/l), độ

cứng cao (CaCO3 = 300 – 1.212 mg/l).

+ Cả 2 tầng có khu vực chứa nước nhạt phân bố ở phía Bắc huyện Châu Thành, huyện Chợ Lách, một phần ở huyện Thạnh Phú và huyện Ba Tri. Nước ngầm tầng nông hiện đang được khai thác phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân trong chương trình cung cấp nước sạch nông thôn.

Gồm phức hệ chứa nước Pleistocene và Miocene.

+ Phức hệ chứa nước Pleistocene: độ sâu 290 – 350m, diện tích phân bố tầng nước

nhạt khoảng 112 km2 từ thành phố Bến Tre đến phía Bắc phà Rạch Miễu, trữ lượng khoảng

74.368 m3/ngày đêm, khả năng khai thác công nghiệp cho phép là 10.500 m3/ngày đêm.

+ Phức hệ chứa nước Miocene: sâu hơn 400 m, trong đó tầng sâu 410 – 440 có bề

dày trung bình tầng chứa nước là 18 m. Chất lượng nước tương đối tốt, tầng chứa nước nhạt

phân bố từ thành phố Bến Tre đến phía Bắc huyện Châu Thành, diện tích khoảng 150 km2,

trữ lượng khai thác công nghiệp cho phép từ 300 – 500 m3/ngày đêm.

Nước ngầm tầng sâu có chất lượng tốt, nồng độ sắt thấp và đạt tiêu chuẩn về vệ sinh, có giá trị phục vụ sinh hoạt và công nghiệp.

2.1.2.3.3. Tình hình xâm nhập mặn

Do tiếp giáp với biển nên hàng năm Bến Tre đều bị xâm nhập mặn vào mùa khô khi

lưu lượng sông Cửu Long cạn kiệt. Sự xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng sâu và kéo dài hơn. Vào tháng II, độ mặn 4‰ cách cửa sông sông chính khoảng 40 km và tăng lên 50 km (tháng III). Từ tháng IV đến tháng VI, độ mặn 1‰ xâm nhập hầu hết địa

bàn tỉnh, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,…

2.1.2.4. Tài nguyên đất: có 3 nhóm đất chính.

- Nhóm đất phù sa: chiếm khoảng 84% diện tích canh tác.

+ Đất phù sa ngọt: chiếm khoảng 34% diện tích với 5 loại đất, hình thành do trầm

tích sông Cửu Long, có độ phì từ khá đến cao, ven sông được bồi đắp phù sa hàng năm, thích hợp trồng lúa, rau màu, cây lâu năm, cây ăn trái. Nhóm đất này phân bố tập trung ở phía Tây Bắc của tỉnh.

+ Đất phù sa nhiễm mặn: khoảng 50% diện tích, hình thành từ trầm tích pha sông

biển, tập trung chủ yếu ở các huyện ven biển (Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri)… Trong đó, loại đất phù sa nhiễm mặn ít và mặn trung bình đang được cải tạo để phát triển nông nghiệp (theo quy hoạch phát triển thủy lợi), có độ phì từ trung bình đến khá, thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, mía, dừa, cây ăn quả,…). Các loại đất phù sa mặn nhiều thích hợp với việc phát triển rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ.

- Nhóm đất phèn: khoảng 9,4% diện tích, phân bố rải rác khắp địa bàn tỉnh. Đất hình thành trong điều kiện bồi lắng chậm ở môi trường yếm khí giàu hữu cơ tại vùng bưng, trũng, sông cổ. Hiện đang được cải tạo để trồng lúa, mía, dừa,…

- Nhóm đất cát: chủ yếu là đất giồng cát, chiếm khoảng 6,8% diện tích, phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh, tập trung nhiều nhất tại các huyện Ba Tri, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Bình Đại. Đất được hình thành trong quá trình biển lùi của vùng châu thổ sông Cửu Long, phổ thích nghi rộng đối với cây trồng cạn; tuy nhiên do sa cấu nhiều cát, nghèo hữu cơ nên đất giồng cát có độ phì và khả năng giữ nước kém.

● Hiện trạng sử dụng đất:

Theo kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất 1/1/2010 cho thấy:

- Đất nông nghiệp: 179.672 ha (chiếm 76% diện tích đất tự nhiên), bình quân đất

nông nghiệp/dân số nông thôn là gần 1.589 m2/người; bình quân đất nông nghiệp/lao động

nông nghiệp đạt 4.750 m2/lao động.

+ Đất sản xuất nông nghiệp 143.186 ha, chiếm 60,66% diện tích đất tự nhiên và

79,7% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, diện tích trồng cây hàng năm 48.104 ha (chiếm 33,6% diện tích đất nông nghiệp), diện tích trồng cây lâu năm 95.082 ha (chiếm 66,4% diện tích đất nông nghiệp). Bình quân đất sản xuất nông nghiệp/dân số nông thôn là 1.266 m2/người; bình quân đất sản xuất nông nghiệp/lao động nông nghiệp là 3.785,4 m2

/lao động. + Đất lâm nghiệp có rừng 4.149 ha năm 2010 (chiếm 1,76% diện tích tự nhiên, 2,3% diện tích đất nông nghiệp), giảm 2.282 ha so với năm 2007 (6.431 ha).

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản 30.289 ha, chiếm 12,8% so diện tích đất tự nhiên và 16,86% diện tích đất nông nghiệp. Bình quân đất nuôi trồng thuỷ sản/lao động thuỷ sản là 6.576 m2/lao động.

+ Đất làm muối: 1.757 ha (chiếm 0,98% diện tích đất nông nghiệp), tập trung ở khu

vực ven biển.

- Đất phi nông nghiệp: 55.982 ha (chiếm 23,71% diện tích đất tự nhiên), bình quân

đất phi nông nghiệp/dân số là 445 m2/người.

+ Đất ở 7.712 ha (chiếm 3,3% diện tích đất tự nhiên và 13,8% diện tích đất phi

nông nghiệp), trong đó đất ở đô thị 488 ha (chiếm 6,33% diện tích đất ở), đất ở nông thôn

7.224 ha (93,67% diện tích đất ở). Bình quân đất ở/dân số là 61 m2

; bình quân đất ở đô thị/dân số đô thị là 39 m2; bình quân đất ở nông thôn/dân số nông thôn là 63 m2.

+ Đất chuyên dùng 10.216 ha (chiếm 4,33% diện tích đất tự nhiên và 18,25% diện

ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất có mục đích công cộng. Bình quân đất chuyên dùng/dân số là 81 m2.

+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng 308 ha (chiếm 0,13% diện tích đất tự nhiên và 0,55%

diện đất phi nông nghiệp); đất nghĩa trang, nghĩa địa 763 ha (chiếm 0,32% diện tích đất tự

nhiên và 1,36% diện đất phi nông nghiệp); đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 36.981

ha (chiếm 15,67% diện tích đất tự nhiên và 66,06% diện đất phi nông nghiệp).

+ Đất chưa sử dụng 408 ha (chiếm 0,17% diện tích đất tự nhiên), chủ yếu là bãi bồi ven sông, khu vực ven biển.

- Hầu hết quỹ đất (99,83%) đều được đưa vào khai thác sử dụng, đất chưa sử dụng

còn rất ít và sẽ được khai thác trong thời gian tới.

2.1.2.5. Tài nguyên sinh vật

Do môi trường pha sông biển với những biến động mang tính nhịp điệu mùa và phân

hoá theo không gian thành 3 vùng sinh thái mặn, ngọt, lợ, thảm thực vật và hệ động vật có

điều kiện phát triển mạnh.

2.1.2.5.1. Thực vật

Quần thể thực vật trên các bãi lầy ven biển: rừng đước, các rừng chồi mắm trắng, mắm lưỡi đồng, bần đắng, vẹt, tách, dà, sú, chà là, dừa nước (có mặt trên hầu hết trên địa bàn tỉnh, nhiều nhất là tại đê Đông thuộc huyện Bình Đại), cóc kèn, ô rô, mái dầm,…

Quần thể thực vật trên các giồng cát: các loài cỏ chông, rau muống biển, cỏ gấu biển, phi lao.

Quần thể thực vật ven sông, rạch:

- Vùng mặn: mắm trắng, cỏ san sát, lát nước, cỏ lông tượng, cỏ lông công biển, lứt, rau sam biển, ngọc nữ không gai, chùm lé, bần chua, dừa nước, vẹt,…

- Vùng lợ: mướp xác, quao nước, tra, bình bát, dứa gai, trâm gối, trâm sẻ; các loài dây leo như: mây nước, bòng bong, dây vác, dây mủ, dây cương,…

- Vùng ngọt: cà na, chiết, gáo, trâm bầu, bằng lăng nước, xen lẫn một số loại cỏ và cây bụi như: lau sậy, dây lùng, chuối nước, nghễ, lục bình, lúa ma,…

Hiện nay, diện tích và chất lượng rừng, nhất là rừng ngập mặn đã giảm đi rất nhiều, dẫn đến suy thoái quần thể thực vật tự nhiên.

2.1.2.5.2. Động vật

Có 11 loài lưỡng thê (4 hộ, 1 bộ); 32 loài bò sát (22 họ, 3 bộ), tiêu biểu nhất là các loài rắn thuộc họ rắn nước; 19 loài thú (10 họ, 07 bộ), phổ biến nhất là các loài gậm nhấm thuộc

họ chuột và họ dơi; 84 loài chim (ở vùng lục địa) thuộc 35 họ với số lượng lên đến hàng nghìn cá thể, nhiều nhất là các loài cò Ngàng nhỏ, cò Trắng, cò Ruồi, Vạc, Quắm trắng, Diệt

xám và 31 loài chim biển, là nơi có mật độ chim biển nhiều nhất ở ĐBSCL, phổ biến nhất là

loài great sand plover.

Ngoài ra, còn có nhiều chủng loài vật nuôi và cây trồng như: dừa, mía, cây ăn trái, heo gàn, trâu bò, dê, ong, lợn, . . .

Trong các khu rừng ngập mặn và các cù lao, nhiều loài chim tụ về sinh sống đông đảo, hình thành nên các sân chim, nhiều nhất là sân chim Vàm Hồ, cồn Đất, cồn Nhàn – Ba Tri với hơn 25 loài, trong đó có khoảng 10 loài chim có giá trị kinh tế và khả năng khai thác được như: cò trắng, cò ngàng, cò ruồi, vòng vọc, vạc,…

2.1.2.5.3. Tài nguyên thủy sản

Thực vật nổi: có khoảng 185 loài, trong đó nhóm tảo khuê (Bacillariophyta) chiếm ưu thế, các nhóm còn lại là Cyanophyta (16 loài, 9%), Chlorophyta (14 loài, 8%), Pyrrophyta (12 loài, 6%) và Eugenophyta (5 loài, 3%). Mật độ thực vật nổi tăng vào mùa khô và giảm vào mùa mưa.

Động vật nổi: đã nhận diện được 93 loài, trong đó 57 loài thuộc nhóm Arthropoda, 17 loài thuộc nhóm Protozoa, 13 loài thuộc nhóm Nemathelminthes, 2 loài thuộc nhóm Mollusca, 2 loài thuộc nhóm Annelinda, 1 loài thuộc nhóm Echinodermata, 1 loài thuộc

nhóm Chaetognata. Mật độ động vật nổi từ 49.508 – 132.875 cá thể/m3

vào mùa khô và

40.702 – 146.108 cá thể/m3vào mùa mưa.

Động vật đáy: đã xác định được 90 loài, thuộc 5 nhóm Arthropoda (41 loài), Annelinda (23 loài), Mollusca (23 loài), Echinodermata (2 loài), Sipunculida (1 loài), trong đó các lớp chủ yếu là giáp xác (13 họ), chân bụng, hai mảnh võ,… điển hình cho môi trường mặn, lợ, trong đó các loài đang là đối tượng được khai thác và nuôi chủ yếu là tôm bạc, tôm sú, tôm đất, cua, nghêu, sò huyết,…

Khu vực sông và ven biển đã phát hiện khoảng 120 loài cá thuộc 43 họ; trong đó, các loại cá nước ngọt và lợ như: cá đối, mè vinh, mè dãnh, trê vàng, rô đồng, cá sặt, cá lóc, nhất

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)