Định hướng phát triển CN-TTCN nông thôn

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 105)

7. Bố cục của đề tài

3.2.3.Định hướng phát triển CN-TTCN nông thôn

Sắp xếp, củng cố các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có. Có kế hoạch di dời các cơ sở

gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, kiểm tra và có biện pháp xử lý mạnh các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Khuyến khích và tạo điều kiện để nhanh chóng đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất nhằm nâng cao năng suất và hạn chế ô nhiễm môi trường, nhất là đối với các cơ sở than thiêu kết, chỉ xơ dừa, lò gạch, lò giết mổ gia súc, chế biến thuỷ sản,…

Quy hoạch các khu sản xuất CN-TTCN tập trung; nghiên cứu ứng dụng các công nghệ

xử lí nước thải tiên tiến, xây dựng giải pháp xử lí nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt để hạn chế nhiễm bẩn nguồn nước mặt; tổ chức quản lí việc xả nước thải vào nguồn nước, thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Quản lí chặt chẻ, thực hiện tốt quy hoạch Vật liệu xây dựng, trong đó trọng tâm là quy hoạch khai thác cát, từng lúc xem xét điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể, đồng thời có kế hoạch khôi phục những điểm hư hỏng do khai thác gây ra.

Đối với các dự án đầu tư mới, đặt biệt là sản xuất sản phẩm mới, bảo vệ môi trường là một yếu tố bắt buộc được thể hiện trong nội dung dự án khi thẩm định.

Thực hiện quá trình “công nghiệp hoá sạch” nghĩa là ngay từ ban đầu phải quy hoạch sự phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, tích cực ngăn ngừa và xử lí ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền công nghiệp xanh. Trong quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp, tỉnh ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp sử dụng, tái tạo chất thải do các nhà máy tạo ra,… đẩy mạnh việc sử dụng công nghiệp, thiết bị bảo vệ môi trường tiên tiến.

Khuyến khích thành lập và phát triển các khu, cụm công nghệ cao. Lập các dự án đầu tư trọng điểm, tăng cường cổ động đầu tư. Xây dựng và quảng bá các thương hiệu.

Tiếp tục vận động thành lập các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã các nghề thủ công truyền

thống.

Phổ biến các thông tin về khoa học, kỹ thuật và thị trường.

Thực hiện kế hoạch đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý trong

phát triển công nghiệp tại địa phương.

Xây dựng cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư trong và

ngoài nước vào các dự án lớn, có tính chất đòn bẩy cho sự phát triển công nghiệp.

Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như sản phẩm nông thuỷ sản,

ngành cơ khí và chế tạo tàu thuyền, hoá chất, may mặc, thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm điện và điện tử,…

Phát triển các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu dựa trên lợi thế về tài nguyên, lao động. Phát triển vùng nguyên liệu,…

Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và mở rộng khu công nghiệp Giao Long, nâng cụm công

nghiệp An Hiệp (huyện Châu Thành) thành khu công nghiệp và mở thêm các khu công nghiệp mới tại An Phước, Giao Hòa (Châu Thành, Bình Đại), Thanh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc), Thành Thới (huyện Mỏ Cày Nam), Phước Long (Giồng Trôm). Trong điều kiện phát triển thuận lợi sau năm 2020, có khả năng phát triển thêm khu công nghiệp An Nhơn (huyện Thạnh Phú). Các cụm công nghiệp trên địa bàn nông thôn tỉnh cũng được đầu tư phát triển như Long Hoà, Bình Thới (huyện Bình Đại), An Hoá, Tiên Thuỷ (huyện Châu Thành), Thạnh Phú Đông, Phong Nẫm (huyện Giồng Trôm), Khánh Thạnh Tân (Mỏ Cày Bắc), Bình Phú (thành phố Bến Tre), An Hoà Tây, Tân Xuân/Mỹ Chánh (huyện Ba Tri).

Phát triển các làng nghề truyền thống: bánh tráng Mỹ Lồng; bánh phồng Sơn Đốc ở huyện Giồng Trôm; đan lát Phú Lễ, Phước Tuy,… ở huyện Ba Tri; dệt chiếu, thảm ở huyện Châu Thành, thành phố Bến Tre, huyện Mỏ Cày, huyện Thạnh Phú; kẹo dừa ở một số phường của Thị xã, huyện Châu Thành, huyện Mỏ Cày; hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu từ thân, trái, cọng lá dừa ở Thị xã, huyện Châu Thành, huyện Giồng Trôm; thủy sản khô ở Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú.

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực trạng và giải pháp (Trang 105)