Từ phía khách hàng:

Một phần của tài liệu GỈAI PHÁP PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM CP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI.PDF (Trang 55)

Việc sử dụng các dịchvụ ngân hàngở Việt Nam còn nhiều hạn chế do thói quen của người dân Việt nam thích thanh toán bằng tiền mặt. Đa số người dân chưa trọn tin tưởng vào các tiện ích của ngân hàng; nhất là dịch vụ thẻ thanh toán, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn với các loại hình kinh doanh chủ yếu là nhà hàng, khách sạn, các hãng sản xuất lớn. Nhiều người lớn tuổi chưa qua sử dụng máy vi tính nên họ khá ngại thanh toán qua thẻ.

Xác định được những khó khăn trước mắt Vietinbank Đồng Nai chủ động đưa ra chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng, góp phần gia tăng nguồn vốn huy động với sản phẩm tiết kiệm- Bảo hiểm,Tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm tích luỹ… Giúp tăng trưởng nguồn vốn khá cao, thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh, tạo tiền đề cho việc phát triển ổn định và bền vững.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đánh giá thực trạng huy động vốn của Vietinbank Đồng Nai từ năm 2007 đến năm 2009 đồng thời phân tích những yếu tố tác động đến tình hình huyđộng vốn củaChi nhánh. Chương 2 cũng nêu ra đượcthành quả cùng những mặt tồn tại cần khắc phục và tìm ra những nguyên nhân để làm cơ sở đưa ra các giải pháptiếp theo.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒNVỐN HUY ĐỘNGTẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG ĐỒNG NAI

3.1. Mục tiêu chiếnlược huyđộng vốnnăm 2010 vàđịnh hướngđến năm 2020

củaVietinbank Đồng Nai

Ngân hàng Công thương Đồng Nai là một Chi nhánh của NHCT Việt Nam nên phải theo mục tiêu chiến lượccủa toàn hệ thống. Để phát triển nhanh, bền vững,hội nhập thành công, giữ vững vai trò chủ lực của NHCT ở thị trường Việt Nam, định hướngchiếnlượcphát triển NHCT Việt Nam trong nhữngnăm tới là:

Tập trung nguồn lực củng cố và mởrộng hệthống mạng lưới kinh doanh, tăng cường năng lựctài chính, nâng cao chấtlượng hoạtđộng và hiệu quảkinh doanh. Duy trì vịthếthị phần, phát triển mởrộng hoạt độnghiện tại trong lĩnh vựcngân hàng bán lẻ và đẩy mạnh ngân hàng bán buôn và tập trung mở rộng thị phần tại các khu vực khách hàng trọng điểm trên cơ sởan toàn và sinh lời cao.

Chuẩn hoá mô hình tổchức, cơchếquảntrị, điều hành hệ thống phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường và chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về quản trị, điều hành kinh doanh, quản lý và kiểm soát rủi ro, quy trình kỹthuật nghiệp vụ,đánh giá hiệu quả kinhdoanh theo thông lệ quản trị hiện đại trong lĩnh vựctài chính ngân hàng trên thếgiới.

Cơ cấu lại nguồn nhân lực một cách mạnh mẽ, không tăng mà giảm số lượng, tăng chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ có trìnhđộ và năng lực chuyên môn cao, đào tạo nhiều hơn các kiến thức nghiệp vụ của ngân hàng quốc tế, ngoại ngữ, tin học. Tiếp tục hoàn thiện thựchiện cơchế động lực tiềnlương, tiền thưởng theo nguyên tắc gắn lợi íchvới trách nhiệm, kết quả, năng suất, hiệu quảcông việc của từngcán bộ nhân viên.

Ưu tiên tập trung đầu tư phát triển mạnh công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn và hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, hiệnđại trong lĩnh vực quản trịngân hàng, kiểm soát rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ mới. Coi công nghệ ngân hàng là yếu tố then chốt, là cơ sở nền tảng để phát triển, hội nhập tích cực vớikhu vực,quốc tế.

- Vềhuyđộng vốn:tăng 10% hàngnăm. - Hệsốan toàn vốn cao trên 11%.

- Tổng dưnợcho vay: tăng 20% hàng năm. - Nợxấu/tổng dưnợ:dưới2% hàng năm. - Thu phí dịchvụ: tăng 15-20% hàng năm.

- Thu nhập bình quânđầu người: tăng 10% hàngnăm.

3.2. Những cơhội và thách thức đối vớihoạtđộng huyđộng vốn của VietinbankĐồng Nai Đồng Nai

3.2.1 Nhữngcơhội

Nền kinh tế thế giới đã vượt qua khủng hoảng,đạt tốc độ tăng trưởng năm 2010 được dự báo ở mức 4%, tác động tích cực đến nước Việt Nam với hy vọng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ đổ mạnh trở lại.

Các nền kinh tế Mỹ, châu Âu, Nhật Bản bắt đầu phục hồi. Khi các nền kinh tế lớn tăng trưởng, mãi lực đầu tư và thị trường tiêu thụ bắt đầu tăng trưởng trở lại, tác động đến xuất khẩu, giúp ngân hàng trong nước phát triển.

Mặt khác, theo cam kết WTO sau giai đoạn năm 2010 - 2012, các ngân hàng nước ngoài không còn bịhạn chếkinh doanh trên thị trường Việt Nam và nhiều người từng dự báo trong năm 2010 - 2011 sẽ có nhiều ngân hàng nước ngoài tham gia hoạt động. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua làm chậm đi sự tham gia của ngân hàng 100% vốn nước ngoài vào Việt Nam, là cơ hội để các ngân hàng trong nướccủng cố vươn lên.

Công nghệ thông tin phát triển giúp các dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách an toàn, nhanh chóng chính xác, tiện lợi, góp phần thu hút thêm vốn huyđộng cho ngân hàng. Khách hàng cũngngày càng quen sửdụng các dịchvụcủa ngân hàng.

Uy tín và thương hiệu của Vietinbank ngày càng được khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế.

Kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng lên, thu nhập cá nhân cũng tăng, chi tiêu cho nhu cầu cơ bản tăng nhưng tiết kiệm cũng tăng nhanh.

Hệ thống pháp luật của nhà nước ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ cùng cơ chế chính sách về tài chính, tiền tệ,đầu tư,...được đổi mới tạo môi trường thuận lợi

cho doanh nghiệp phát triển.

3.2.2. Những thách thức

3.2.2.1. Những thách thức từ nền kinh tế:

Số lượng khách hàng sử dụng các tiện ích, dịch vụ Ngân hàng chưa cao so với dân số thực tế trên địa bàntỉnhĐồng Nai do còn thói quen sử dụng tiền mặt ảnh hưởng đến việc mở và sử dụng tài khoản cá nhân, thẻ ngân hàng và các tiện ích khác.

Luật kế toán chưa được tuân thủ nghiêm chỉnh, còn hiện tượng dấu doanh số trốn thuế hay khai khống để lừa đảo, người ta sợ dòng tiền chảy qua NH sẽ lộ ra gian lận. Đây là một trở ngại lớn cho việc phổ cập các dịch vụ NH thường gặp ở các nền kinh tế đang phát triển.

Ngành cung cấp điện nước, bưu điện... mới bắt đầu thanh toán qua NH. Nhiều siêu thị còn buộc khách mua rút tiền mặt tại máy ATM để trả tiền tại quầy thay vì cà thẻ thanh toán. Do đó, hiện nay, vẫn còn thu tiền mặt là chủ yếu.

Đường truyền dữ liệu của các TCTD phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông, các TCTD trên địa bàn không chủ động xử lý thông tin. Hiện tượng nghẽn mạch hoặc tốc độ truyền chậm thường xuyên xảy ra làm hạn chế hiệu quả của dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toán; dịch vụ chuyển tiền điện tử... và các giao dịch khác qua mạng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.2. Những thách thức từ hệ thống ngân hàng

Dịch vụ ngân hàng chưa phát triển, chủng loại chưa đa dạng, chưa có nhiều dịch vụ mới, chất lượng cao. Nhìn chung, dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, chưa hấp dẫn, chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho khách hàng thuộc thành phần kinh tế tiếp cận và sử dụng. Nghiệp vụ chưa định hướng theo khách hàng, còn nặng về các nghiệp vụ, các dịch vụ truyền thống, chưa thực sự quan tâmđến các dịch vụ ngân hàng hiện đại mới được đưa vào sử dụng. Số lượng máy ATM còn ít, các dịch vụ và chính sách hỗ trợ, quảng cáo còn hạn chế, đối tượng sử dụng thẻ ATM chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức sinh viên học sinh và một số khách hàng gắng bó.

Các sản phẩm hiện nay Vietinbank cung cấp ra thị trường mang tính đại trà cho mọi khách hàng, không phân biệt theo nhóm đối tượng.

Chi phí đầu tư để phát triển các dịch vụ mới nhằm thu hút tiền gửi, nâng cao hiệu quả huy động vốn là rất lớn. Ví dụ như mỗi máy ATM trị giá khoảng 600 triệu

đồng thêm chi phí khác trong quá trình vận hành mỗi tháng, như: thuê địa điểm, tiền điện, bảo vệ, riêng chi phí bảo trì là USD 150/máy/tháng. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng hệ thống máy ATM lại chưa cao. Hơn nữa các ngân hàng thiếu sự hợp tác với nhau, mỗi ngân hàng theo đuổi một chiến lược riêng, đối với cùng loại sản phẩm dịch vụ có nhiều điểm tương đồng, dẫn tới lãng phí trong đầu tư và làm tăng chi phí vận hành cũng như quản lý hệ thống. Gần đây các hệ thống banknet, smartlink, VNBC đã hòa mạng, thẻ do NH này phát hành có thể giao dịch ở máy của nhiều NH khác, bướcđầu có thuận lợi hơn nhưng chi phí giao dịch cao hơn và khi gặp sự cố, thời gian xác minh và xử lý kéo dài hơn.

Hệ thống thông tin chưa thực sự có hiệu quả, bao gồm cả thu thập và xử lý thông tin về huy động vốn, về cân đối và kinh doanh vốn.

Tỷ lệ thu phí dịch vụ vẫn còn quá nhỏ so với thu từ các nghiệp vụ tín dụng và đầu tư và so với tiềm năng phát triển của các chi nhánh

Việc quản trị, điều hành huy động vốn, kinh doanh vốn chưa hiện đại, dù có cải tiến đáng kể, nhưng chưa theo mô hình quản lý hướng về khách hàng. Việc quản lý được thực hiện theo từng nghiệp vụ kinh doanh, chưa nắm bắt nhu cầu khách hàng để phát triển ra thị trường. Sự phối hợp giữa các bộ phận quản lý, các phòng nghiệp vụ chưa đồng bộ, nhịp nhàng, gây phiền hà, mất thời gian cho khách hàng.

Với một nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu gần đây khá lớn, nên NH cần vốn để cho vay thu lãi, nhưng khi đã cho vay trong khi chờ đến hạn để thu hồi, một mặt họ cần vốn để cho vay thêm, mặt khác họ sợ người gửi rút tiền đột xuất làm họ mất thanh khoản, họ tập trung khuyến mãi, để huy động và giữ vốn, cạnh tranh nhau quyết liệt. Vietinbank Đồng Nai sử dụng biện pháp mởrộng mạng lưới để tiến gần hơn tới khách hàng, mở chi nhánh cùng phòng giao dịch khá ồ ạt, chưa thực sự tính đến hiệu quả, làm tăng chi phíđiều hành trong khi vẫn phải tăng lãi xuất (dù thấp hơn các NH khác)đểhuy động vốn, làm suy giảm lợinhuận của Chi nhánh.

3.2.2.3. Những thách thức từ phía khách hàng

Văn hoá tiêu dùng và thói quen của ngườidânảnh hưởng tới nhucầu vềdịch vụ ngân hàng. Tỉnh Đồng Nai có nhiều khu công nghiệp tập trung đông công nhân nhưng thu nhập không cao, lại miệt mài trong xưởng không có thời gian đến NH.

không dùng tiền mặt của ngân hàng trong dân cư. Họ quen mua hàngở các chợnhỏ bên đường khó phát triển dịch vụ thanh toán thẻ. Thu nhập thấp, vừa chuyển tiền lương vào tài khoản, họ ra ngay máy ATM rút hết, NH tốn chi phíđiều hành.

Tâm lý của người dân cũng ảnh hưởng lớn đến hành vi và nhu cầu của người dân về các sản phẩm ngân hàng. Họ mua vàng hay nữ trang để bảo toàn giá trị thu nhập. Hơn nữa họ gửi tiền về quê giúp giađình.

Dođó việc nghiên cứu các yếu tốvăn hoá –xã hội cùng thu nhập dân cư sẽ xác định rõ nhu cầu sửdụng dịchvụngân hàng trênđịa bàn.S

3.3. Giải pháp phát triển nguồn vốn huy động tại Vietinbank Đồng Nai

3.3.1. Giải pháp về công cụ và phương thức huy động vốn tại VietinbankĐồng Nai Đồng Nai

3.3.1.1. Đa dạng hóa các công cụ huy động vốn

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến huy động vốn của ngân hàng. Hình thức huy động vốn càng đa dạng, phong phú, linh hoạt thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng nhiều, xuất phát từ sự khác nhau về nhu cầu và tâm lý của các tầng lớp dân cư. Mức độ đa dạng của các hình thức huy động dễ dàng đáp ứng nhu cầu của dân cư để họ tự chọn hình thức gửi tiền phù hợp an toàn. Do vậy Vietinbank Đồng Nai thường cân nhắc rất kỹ trước khi đưa vào hình thức huy động mới.

a. Đa dạng các kỳ hạn và các hình thức tiết kiệm: Bằng việc cải tiến và thayđổicác sảnphẩm hiện có như đadạng các kỳ hạngửi tiền,mởthêm các kỳ hạn (tuần,

Một phần của tài liệu GỈAI PHÁP PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM CP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI.PDF (Trang 55)