g. Mở rộng và đa dạng hóa cách ình thức HĐV ngoại tệ:
3.3.3.1. Sử dụng chính sách huy động hợp lý
Trong điều kiện cạnh tranhbình thường, lãi suất tiền gửiảnh hưởng đến kết quả huy động vốn về quy mô và cơ cấu nguồn vốn. Việc tăng giảm lãi suất huy động vốn của Vietinbank tuỳ thuộc vào chiến lược kinh doanh qua từng thời kỳ. Lãi suất của ngân hàng đưa ra phải phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ, theo sát chỉ số lạm phát và phải có tính cạnh tranh. Vietinbank sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ điều tiết cơ cấu cùng quy mô nguồn vốn. Nhưng lãi suất thực tế hiện nay như một vòng xoáy cuốn mọi NH trong nước đi theo để giữ nguồn và giữ khách.
Trong bối cảnh có nhiều khác biệt giữa các vùng miền, không thể áp đặt 1 mức lãi suất thống nhất trên toàn hệ thống, mà phải để từng chi nhánh tự chọn mức lãi suất phù hợp miễn đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận, mới đủ linh hoạt ứng phó.
Do vậy, lãi suất huy động vốn của ngân hàng cần phải xác định hợp lý cho từng loại vốn, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng và hấp dẫn khách hàng, thông thường được xác định tối thiểu như sau:
Lãi suất huy động = Lãi suất cơ bản + % Lạm phát
Phần trăm lạm phát thường gây ra tranh cải. % tăng CPI do Tổng cục Thống kê công bố được xem là chính thức nhưng lại nặng về áp đặt hành chính.
Gần đây Vietinbank có đưa ra công thức:
Lãi suất huy động của chi nhánh = Lãi suất huy động của
Hội sởchính + Biênđộ daođộng Nhưng các lãi suất cá biệt này làm rối loạn chương trình tính toán lãi tự động của Hội sở chính.
Vietinbank Đồng Nai cần được tự quyết định mức lãi suất linh hoạt và phù hợp trong từng thời kỳ, từng địa bàn nơi ngân hàng đặt điểm giao dịch theo hướng khách hàng nào có tiềm năng huy động được nhiều vốn hơn thì có thể cộng thêm một biên độ lãi suất cao hơn.
NHNN Việt Nam rất muốn điều hành lãi suất nhưng không duy trì được sựáp đặt về hành chính. Hiệp hội NH nhiều lần họp đưa ra mức lãi suất đồng thuận nhưng lại bị phá vỡ gần như ngay sauđó.