2.1.1.Sơ lược về Vietinbank
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988, theo
chủ trương chuyển đổi hệ thống NH thành 2 cấp, tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, là một ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò, trụ cột tại Việt Nam.
Theo tên gọi lúc đó, Ngân hàng Công Thương Việt Nam có hệ thống mạng lưới
trải rộng toàn quốc với150 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên 800 phòng giao dịch/quỹ
tiết kiệm, có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty
TNHH Bảo Ngân cùng 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
NHCT VN là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng liên doanh INDOVINA, có quan hệ đại lý với hơn 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên toàn thế giới.
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2008, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt
Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
NHCT VN tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có
và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
2.1.2. Các mốc lịch sử đáng nhớ của NHTMCP CT VN:
Ngày 26/03/1988: Thành lập 4 Ngân hàng Chuyên doanh trong đó có NHCT VN theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng).
Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
Ngày 15/04/2008: Ngân hàng Công thương Việt Nam đổi tên thương hiệu từ INCOMBANK sang tên mới VIETINBANK.
Ngày 31/07/2008: Ngânhàng Công thương Việt Nam đón nhận "ChứngchỉISO 9001-2008".
Ngày 25/12/2008: tổ chức thành công việc bán đấu giá cổ phiếu lấn đầu tiên ra công chúng.
Ngày 04/06/2009:Đại hội đồng cổ đông lần thứnhất Ngânhàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
Ngày 08/07/2009: Công bố Quyết định đổi tên Ngân hàng Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc NHNN Việt Nam số 142/GP- NHNN,ngày 03/07/2009).
Ngày 20/07/2009: Quyết định chuyển đổi,thay đổi tên Sởgiao dịch, chinhánh, Văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của Ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam (theo quyết định số 117/BB-HĐQT-2009-n của Chủ tịch HĐQTNHTMCPCT Việt Nam).
2.1.3. Các hoạt động chính của NHTMCP Công Thương ViệtNam
2.1.3.1. Huy động vốn
Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.
Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ... Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
2.1.3.2. Cho vay, đầu tư
• Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
• Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài
• Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung
• Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
• Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế
• Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế
2.1.3.3. Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế) bao gồm: Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
2.1.3.4. Thanh toán và Tài trợ thương mại với các dịch vụ:
• Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.
• Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận(D/A).
• Chuyển tiền trong nước và quốc tế
• Chuyển tiền nhanh Western Union
• Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
• Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM
• Chi trả Kiều hối…
2.1.3.5. Nghiệp vụNgân quỹ
• Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
• Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…)
• Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...
• Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.
2.1.3.6. Nghiệp vụThẻ và ngân hàng điện tử
• Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…)
• Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).
• Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking
2.1.3.7. Hoạt động khác bao gồm:
• Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
• Tư vấn đầu tư và tài chính
• Cho thuê tài chính
• Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán
• Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.
2.1.4. Hệ thống tổ chức:
Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương
2.2. Thực trạng hoạt động của Vietinbank Đồng Nai:
2.2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHCTĐồng Nai. Đồng Nai.
Được thành lập theo Quyết định số 33/NH-TCCB ngày 23/06/1988, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đồng Nai ra đời trên cơ sở hợp nhất 2 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước: Thành phố Biên Hòa và Khu công nghiệp với tổng biên chế lúc bấy giờ là
263 người. Sau khi chuyển một số cán bộ sang các Ngân hàng khác trên địa bàn thì số lao động còn lại là 190 người.
Với tốc độ phát triển ngày càng cao về quy mô và chất lượng, ngày 01/05/1995 sau 7 năm kể từ ngày thành lập, Chi nhánh NHCT Khu công nghiệp Biên Hòa được tách ra và nâng lên thành Chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT Việt Nam. Chi nhánh NHCT Đồng Nai được thành lập lại từ đó với 95 CBCNV.
Ra đời và phát triển trong bối cảnh nước Việt Nam và tỉnh Đồng Nai đang chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Chi nhánh NHCT Đồng Nai đã có những đóng góp đáng kể xuyên suốt quá trình phát triển của tỉnh Đồng Nai. Cụ thể là:
Chi nhánh NHCT Đồng Nai là một trong số các NHTM trên địa bàn đi đầu trong việc cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Là một trong những Chi nhánh đầu tiên cho vay ưu đãi xuất khẩu.
Là một trong những Chi nhánh triển khai có hiệu quả chương trình cho vay gắn nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu và nông dân, hình thành nên những vùng chuyên canh.
Chi nhánh góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, điện khí hoá khu phố và xã hội hoá giao thông trên địa bàn, thông qua việc mở rộng đầu tư đối với các chương trình như: xây dựng trường Đại học DL Lạc Hồng, trường trung học dân lập Lê QuýĐôn, cho vay làm đường giao thông, làm đường điện thắp sáng ở các khu phố văn hóa trong TP Biên Hòa.
2.2.2. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh NHCT Đồng Nai như sau:
Sơ đồ 2:Bộ máy tổ chức của Chi nhánh NHCT Đồng Nai
2.2.3.Môi trường- điều kiện kinh doanh2.2.3.1 Thế mạnh, điểm yếu của địa bàn 2.2.3.1 Thế mạnh, điểm yếu của địa bàn
Tỉnh Đồng Nai là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nhiều khu công nghiệp phát triển, hệthống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyếtmạch quốc gia đi quanhưcác quốc lộ1A, ̣20, 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gầncảng tại TPHCM, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhấttạo thuận lợi cho hoạt động kinh tếtrongvùngcũng như giao thương vớicảnước đồng thời gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, hàng loạt hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh sẽ được nâng cấp, mở rộng và đầu tư mới như đường cao tốc nối TP.HCM với Bà Rịa- Vũng Tàu, tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, kế hoạch nối mạng đường sắt Singapore - Côn Minh (Trung Quốc) có 50 km chạy qua địa phận tỉnh để hòa vào
BAN GIÁM ĐỐC - GIÁM ĐỐC - 3 PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG KHDN PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ (TW) PHÒNG HC-NS PHÒNG KẾ TOÁN GD QUỸ TIẾT KIỆM SỐ 3 PHÒNG CNTT PHÒNG NGÂN QUỸ QUỸ TIẾT KIỆM SỐ 1 PHÒNG GD TAM HIỆP QUỸ TIẾT KIỆM SỐ 4 QUỸ TIẾT KIỆM SỐ 5 PHÒNG GD ĐỒNG KHỞI QUỸ TIẾT KIỆM SỐ 2
mạng lưới đường sắt Bắc – Nam. Ngoài ra còn đường cao tốc Long Thành - Biên Hòa - Dầu Giây, Dầu Giây- Đà Lạt... Đây được coi là tâm điểm thu hút các nhà đầu tư bất động sản cùng vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra với khí hậu ôn hòa, sông ngòi kênh rạch nhiều, nguồn thủy điện của Đồng Nai cũng là một trong những thế mạnh lớn của vùng. Tổng công suất lý thuyết ước tính lên tới 581,5 nghìn kW, trong đó sông Đồng Nai cung cấp 580.572 kW, sông Lá Buông 765 kW, sông La Ngà 144 kW, sông Ray 40 kW. Đây là những nguồn năng lượng quan trọng cho phép phát triển mạnh công nghiệp điện và khai khoáng, nhất là khai thác mỏ đá xây dựng.
Với những thế mạnh trên, nền kinh tế Đồng Nai sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Môi trường kinh doanh rất thuận lợi cho các doanh nghiệp nếu biết tận dụng và khai thác hết tiềm năng của địa bàn, từ đó sẽ ảnh hưởng tốt đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Chi nhánh dự kiến sẽ tiếp thị và tập trung tín dụng vào những ngành mũi nhọn trên địa bàn tỉnh như: may mặc, da giầy, thủy sản, khai thác, chế biến gỗ, công nghiệp điện, khai khoáng, bất động sản....
2.2.3.2.Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Đồng Nai
Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, lợi thế ở địa phương; ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học- công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống.
Những lĩnh vực, ngành hàng có khả năng phát triển trên địa bàn như: dệt may, giày dép xuất khẩu, nông thủy sản, gỗ, công nghiệp điện, khai khoáng, bất động sản… Đây là những ngành có lợi thế so sánh, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ…
Trong những năm gần đây, bên cạnh các dự án công nghiệp truyền thống, đã có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao như cảng biển, cảng ICD, dịch vụ logistics, khu trung tâm thương mại dịch vụ, khách sạn…thể hiện sự chuyển hướng quan trọng trong chiến lược mời gọi đầu tư theo đúng nghị quyết của Đảng bộ tỉnh nhằm sớm đưa ĐồngNai trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại với sự phát triển nhanh, hài hòa và bền vững.
2.2.3.3. Đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh
Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 31 CN NHTM, 1 CN NH Phát triển, 1CN NH Chính sách Xã hội và 1 Văn phòngđại diện NH Nước ngoài, trong đó, về CN cấp 1 có 4 CN NHCT, 3 CN Ngân hàng Ngoại Thương, 2 CN NHNo&PTNT, 2
CN Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển, 1 CN Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL, 4 CN NHLD và trên 20 CN NHTMCP khác. Ngoài ra còn rất nhiều CN cấp 2 & PGD của các Ngân hàng (nhất là của NHNo&PTNT). Các CN NHTMNN đã hoạt động ổn định từ lâu, còn phần lớn các NHTMCP vừa mở thêm CN trong vài năm gần đây.
Với mật độ dày đặc, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đang tranh giành thị phần bằng nhiều cách khác nhau. Phương thức chủ yếu họ áp dụng để lôi kéo khách hàng là: tăng lãi suất huy động, thưởng lãi suất, khuyến mãi tiền, quà, rút thăm trúng thưởng, hạ phí chuyển tiền, phí dịch vụ tài trợ thương mại hay đưa ra các ưu đãi riêng đối với khách hàng lớn,…
Đối thủ cạnh tranh chính của NHCT trên địa bàn chính là các CN: NHTMCP Ngoại Thương, NHNo&PTNT, NH Đầu Tư và Phát Triển.
2.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương Đồng Nai2.2.4.1 Tình hình chung 2.2.4.1 Tình hình chung
Năm 2009 khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực đến kinh tế trong nước; cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sự biến động của giá vàng, giá ngoại tệ trong nước làm giá cả hàng hóa tăng, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Sự khan hiếm ngoại tệ cũng góp phần làm khó khăn thêm tình hình sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp có vay vốn nước ngoài.
Để chống suy giảm kinh tế, Chính phủ triển khai các gói kích cầu trong đó thực hiện các chương trình hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn theo Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 và Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009 của Thủ Tướng Chính phủ….. Ban Giám Đốc Chi nhánh nhanh nhạy nắm bắt tình hình, trựctiếp chỉ đạo cho vay hỗ trợ lãi suất 4%/năm đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất và kinh doanh có lãi, từ đó giúp Chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành và địa phương giao.
Trong năm 2009, do tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, việc huy động vốn của Ngân Hàng gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn. Nguồn vốn huy động tăng trưởng khôngổn định, luôn biến động theo sự
tăng, giảm của lãi suất áp dụng và của giá vàng, giá bất động sản, giá chứng khoán… Ngân hàng rất khó huy động vốn nhất là nguồn vốn dài hạn.
Đặc biệt, trong những tháng cuối năm, huy động vốn lại càng căng thẳng do các ngân hàng phảiđảm bảo hệ sốCAR tốithiểu 9%, các doanh nghiệp cần vốn đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, do đó nguồn tiền nhàn rỗi gửi Ngân hàng còn lại rất ít.
Bên cạnh đó, số khách hàng lớn không nhiều, thị trường ngày càng bão hòa do sự mở rộng của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, mới thành lập phải cạnh tranh bằng lãi suất cao. Các NHTM nhà nước, đối thủ cạnh tranh chính trên địa bàn của Chi nhánh cũng đang đẩy mạnh tiếp thị, lôi kéo khách hàng lớn bằng cách: nâng cao lãi suất huy động, triển khai rầm rộ các chương trình tiết kiệm dự thưởng…. Mức lãi suất thưởng mà họ đưa ra thấp nhất ở mức 0,05% và cao nhất có thể lên đến 0,42%/năm. Do đó, lãi suất huy động thực tế của nhiều ngân hàng thương mại có lúc đã vượt mức 15,5%/năm.
Tình hình trên ảnh hưởng rất nhiều đến kinh doanh của Chi nhánh, song Ban giám Đốc đã đưa ra nhiều giải pháp tích cực, tập thể CBCNV đã quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch đãđề ra, Chi nhánh vẫn phát triển ổnđịnh.
2.2.4.2. Về kết quả kinh doanh của Chi nhánh
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010 (ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010